CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHUNG PHÂN TÍCH
1.5 Đảm bảo an ninh lƣơng thực
AN NINH CON NGƢỜI=AN TOÀN+TỰ DO+PHÁT TRIỂN
*An ninh con ngƣời là một trạng thái mà ở đó con ngƣời cảm thấy an toàn và trên thực tế con ngƣời đƣợc an toàn và tự do.
*Bất kỳ khái niệm an ninh nào đều lấy con ngƣời làm trọng tâm hay đối tƣợng có thể bị tổn thƣơng do mất an ninh.
(nguồn PGS.TS Hoàng đình Phi và PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huệ)
AN NINH LƢƠNG THỰC hay AN NINH LƢƠNG THỰC QUỐC GIA đƣợc hiểu là sự đảm bảo của mỗi quốc gia về nguồn cung cấp lƣơng thực cho ngƣời dân để hạn chế và đẩy lùi trạng thái thiếu lƣơng thực,nan đói và tình trạng phụ thuộc vào nguồn lƣơng thực nƣớc ngoài. Theo PAO thì “an ninh lƣơng thực là mọi ngƣời có quyền tiếp cận các thực phẩm một cách an toàn,bổ dƣỡng,đầy đủ mọi lúc mọi nơi để duy trì cuộc sống khỏe mạnh và năng động”.
*TÍNH SẴN CÓ LƢƠNG THỰC: là đảm bảo có đủ khối lƣợng dự chữ lƣơng thực ỏ một mức độ chất lƣợng phù hợp từ các nguồi sản xuất hoặc đầu vào khác ở trong nƣớc hay nguồn thực phẩm dồi dào từ tự nhiên.
*KHẢ NĂNG TIẾP CẬN LƢƠNG THỰC: là khả năng của các cá nhân tiếp cận đƣợc với nguồn tài nguyên và các tài sản sở hữu khác để có đƣợc lƣợng lƣơng thực thích hợp với chế độ ăn uống dinh dƣỡng. Ở cấp độ quốc gia, tiếp cận đối với lƣơng thực đƣợc tính dựa trên mức giá của lƣơng thực nhập khẩu và tỷ lệ nguồn chi cho lƣơng thực nhập khẩu so với nguồn thu đƣợc từ xuất khẩu lƣơng thực.
*TÍNH ỔN ĐỊNH LƢƠNG THỰC: một quốc gia,dân tộc, một hộ gia đình hoặc một cá nhân lúc nào cũng phải tiếp cận đƣợc với nguồn lƣơng thực phù hợp. Không gặp phải các rủi ro không tiếp cận đƣợc với lƣơng thực do các cú sốc bât thƣờng( nhƣ khủng hoảng khí hậu hoặc kinh tế..) hoặc các hiện tƣợng có tính chu kỳ(nhƣ mất an ninh lƣơng thực theo mùa).Các yếu tố mới tác động đến đọ ổn định của nguồn cung lƣơng thực gồm
-Môi trƣờng tự nhiên:Diên tích đất đai,đặc điểm thổ nhƣỡng,nguồn nƣớc,khí hậu hệ sinh thái... đặc biệt là nguồn nƣớc.
-Biến đổi khí hậu
-Tình trạng suy thoái ở mức độ báo động về môi trƣờng
-Tác động của cải cách thƣơng mại đối với giá cả và sản lƣợng(có thể do thay đổi mùa vụ), đặc biệt là tác động tiêu cực đến an ninh lƣơng thực ở nông thôn
*KHẢ NĂNG ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG TIÊU DÙNG LƢƠNG THỰC: tiêu dùng lƣơng thực thông qua các chế độ ăn uống hợp lý, nƣớc sạch,đảm bảo vệ sinh và y tế để đảm bảo dinh dƣỡng khi tất cả các nhu cầu tâm sinh lý đƣợc đáp ứng
-An toàn về thực phẩm(bao gồm cả lƣơng thực chế biến) là toàn bộ những vấn đề cần xử lý liên quan đến việc đảm bảo vệ sinh đối với thực phẩm nhằm bảo đảm cho sức khỏe của ngƣời tiêu dùng. Đây là vấn đề và nguy cơ rất lớn mà các nƣớc đang phát trển đã và đang phải đối mặt nhƣ việt nam,trung quốc ấn độ...
-Thực phẩm có thể truyền bệnh từ ngƣời sang ngƣời cũng nhƣ là môi trƣờng phát triển cho các vi khuẩn có thể gây ra ngộ độc thực phẩm.
-Tác động của thực phẩm biến đổi gen với sức khỏe con ngƣời cũng đang còn ý kiến khác nhau
-Ô nhiễm môi trƣờng, di truyền có thể phá hủy đa dạng sinh học tự nhiên cũng làm nguy cơ mất an ninh lƣơng thực.
*TÁC ĐỘNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP ĐẾN AN NINH LƢƠNG THỰC;
Tiếp tục ngày làm việc thứ 7 thuộc Tuần lễ An ninh lƣơng thực là cuộc Đối thoại giữa các Bộ trƣởng các nền kinh tế thành viên APEC và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trong khu vực về sử dụng có trách nhiệm tài nguyên để tăng cƣờng sản xuất lƣơng thực và kinh doanh nông nghiệp bền vững. Bộ trƣởng Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc Đối thoại. Cùng dự có Bộ trƣởng và một số lãnh đạo các Bộ phụ trách về nông nghiệp của các nền kinh tế thành viên APEC và Chủ tịch Hội đồng tƣ vấn kinh doanh APEC kiêm Chủ tịch diễn đàn CEO của APEC. Khoảng 150 đại biểu đại diện của các nền kinh tế APEC đã tham dự Đối thoại.
Phát biểu khai mạc, Bộ trƣởng Trần Hồng Hà đánh giá cao việc tổ chức cuộc Đối thoại này, giúp khẳng định nhận thức chung về vai trò quan trọng của cộng đồng doanh nghiệp khu vực cũng nhƣ những cam kết chung về việc tăng cƣờng hợp tác hơn nữa giữa các bên liên quan trong nỗ lực ứng phó với những vấn đề chung nhƣ an ninh lƣơng thực, tình trạng khan hiếm tài nguyên và tác động của biến đổi khí hậu.
Ông Nathan M. Belete, Giám đốc Phụ trách Nông nghiệp vùng Châu Á – Thái Bình Dƣơng của Ngân hàng Thế giới cho biết, mặc dù trong thời gian qua, các nền kinh tế trong khu vực đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp ổn định sản lƣợng và chất lƣợng chuỗi thực phẩm của khu vực nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của ngƣời dân nhƣng thực tế cho thấy các nỗ lực này là chƣa hiệu quả. Toàn thế giới có hơn 2 tỉ ngƣời không đủ dƣỡng chất trong bữa ăn hàng ngày, trong đó gần 200 triệu trẻ em bị còi cọc, suy dinh dƣỡng nặng; trong khi đó tình trạng lãng phí lƣơng thực, tài nguyên tại các nƣớc phát triển vẫn chƣa đƣợc cải thiện.
Nhƣ vậy, vấn đề đặt ra là mọi nỗ lực của các Chính phủ cũng nhƣ các tổ chức, doanh nghiệp nếu hoạt động riêng rẽ sẽ khó có thể tạo ra sức mạnh tổng thể và bền vững để tạo ra động lực thực hiện các mục tiêu chung hoặc tạo ra hiệu ứng xã hội cần thiết trong công tác bảo tồn tài nguyên khu vực.
Theo bà Anne Ruston – Thƣợng nghị sỹ, Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên nƣớc Australia, một trong những giải pháp điển hình cho vấn đề này chính là phát triển hình thức hợp tác công tƣ nhằm vận động sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp đồng hành cùng Chính phủ nhằm huy động mọi nguồn lực xã hội bao gồm: nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao; nguồn tài chính dồi dào phục vụ đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ, khoa học công nghệ trong sản xuất, quản lý giúp giảm thất thoát và lãng phí lƣơng thực.
Bà Anne Ruston nhấn mạnh, không có sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp, mọi nỗ lực của các Chính phủ sẽ trở nên đơn độc, không phát huy đƣợc sức mạnh lan truyền, cổ vũ và tạo động lực huy động nguồn lực xã hội. Australia chủ trƣơng đẩy mạnh hợp tác giữa khu vực tƣ nhân, doanh nghiệp và các tập đoàn kinh tế thành đối tác chính của Chính phủ trong công tác bảo tồn, phục hồi tài nguyên thiên nhiên thích ứng biến đổi khí hậu và mong muốn đƣợc hỗ trợ, đồng hành cùng các nền kinh tế khu vực phát triển hình thức hợp tác này.
Trao đổi về định hƣớng của nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Thứ trƣởng Thƣờng trực Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn cho biết nông nghiệp Việt Nam đang đứng trƣớc 2 thách thức lớn đó là: Nông nghiệp Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi và là ngành chịu tác động nặng nề do biến đổi khí hậu. Để đối phó với những thách thức trên, duy trì sự phát triển và nâng cao hiệu quả và tính bền vững của nền
nông nghiệp, Việt Nam đang triển khai chƣơng trình tái cơ cấu nền nông nghiệp, trong đó các giải pháp trọng tâm là thúc đẩy ứng dụng khoa học kỹ thuật và tổ chức lại sản xuất chủ yếu theo hƣớng tăng cƣờng liên kết theo chuỗi giá trị, đồng thời nỗ lực thực hiện các biện pháp giảm nhẹ và thích ứng với biến đối khí hậu. Trong tiến trình phát triển này doanh nghiệp có vai trò quan trọng, giúp huy động đƣợc mọi nguồn lợi xã hội bao gồm: nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao; nguồn tài chính dồi dào phục vụ đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ, ứng dụng khoa học và công nghệ nhằm sử dụng nguồn lợi hiệu quả và tiết kiệm, giảm thất thoát và lãng phí lƣơng thực…
Một giải pháp triển vọng khác, theo ông Phạm Ngô Quốc Thắng – Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Lavifood (Việt Nam) chính là ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để tạo ra các cơ sở trồng trọt chăn nuôi hiện đại, không phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu, giúp nông dân chủ động đƣợc kế hoạch sản xuất của mình cũng nhƣ khắc phục đƣợc tính mùa vụ trong canh tác; qua đó cho ra đời các sản phẩm nông nghiệp trái vụ có giá bán cao hơn và đạt lợi nhuận cao hơn các sản phẩm chính vụ. Không những vậy, hiệu ứng nhà kính với các môi trƣờng nhân tạo đƣợc tạo ra còn có thể giúp nông dân tránh đƣợc các rủi ro thời tiết, sâu bệnh và tăng năng suất cây trồng, vật nuôi trên một đơn vị đất đai, thị trƣờng đƣợc mở rộng.
Mặt khác, môi trƣờng nhân tạo thích hợp với các giống cây trồng mới có sức chịu đựng sự bất lợi của thời tiết cao hơn đồng thời cũng sẽ chống chịu sâu bệnh tốt hơn. Điều này thích hợp với các vùng đất khô cằn không thuận với sản xuất nông nghiệp nhƣ vùng trung du, miền núi, vùng bị sa mạc hoá ở Việt Nam. Ông Phạm Ngô Quốc Thắng chia sẻ: Công ty cổ phần Lavifood trong những năm qua đã xây dựng nhiều mô hình điểm nông nghiệp công nghệ cao cùng các nhà máy chế biến, đóng hộp sản phẩm trái cây áp dụng kỹ thuật hiện đại tại các tỉnh khu vực miền Nam nhƣ Long An, Đồng Tháp, Tây Ninh với tổng năng suất tăng gần gấp đôi và công suất thành phẩm lên đến hàng trăm nghìn tấn sản phẩm/năm và đang xuất khẩu ổn định ra thị trƣờng quốc tế.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp nông nghiệp cũng đề xuất phƣơng hƣớng vận hành sản xuất nông nghiệp lấy thị trƣờng làm chuẩn, bởi mỗi thị trƣờng lại hƣớng đến một tiêu chuẩn về chất lƣợng sản phẩm khác nhau. Nắm bắt đƣợc thị trƣờng mình muốn hƣớng đến, doanh nghiệp và các nhà đầu tƣ có thể tạo ra giá thu mua tốt nhất cho nông dân, đồng thời đàm phán hiệu quả với các nhà cung cấp để hỗ trợ nông dân về giống, công nghệ, tài chính, phân bón và quan trọng nhất là các mô hình sản xuất tiêu chuẩn quốc tế về tiết kiệm nƣớc
và năng lƣợng; qua đó, đẩy mạnh hoạt động sản xuất mà vẫn đảm bảo công tác bảo vệ môi trƣờng.