Lịch sử hình thành trung tâm FFS – HEPA

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nước tại mô hình nông nghiệp sinh thái khe soong hương sơn hà tĩnh (Trang 29 - 30)

2. Mục đích và yêu cầu của đề tài

2.5.1. Lịch sử hình thành trung tâm FFS – HEPA

HEPA với tổng diện tích là 285,4 ha nằm ở đầu nguồn sông Ngàn Phố, nơi còn lƣu giữ đƣợc một phần tính đa dạng sinh học đã và đang mất dần đi của Việt Nam và các nƣớc Đông Nam Á. Nằm ở nơi đƣợc gọi là “Cái Rốn” của đa dạng sinh học vùng Đông Nam Á, khu Bảo tồn Nhân Văn Vùng Cao có một tầm quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển tính đa dạng sinh học.

HEPA nằm cách con đƣờng quốc lộ số 8 xuyên Việt nối liền nƣớc Việt Nam và các nƣớc bạn Lào hơn 1 km, cách cửa Khẩu Cầu Treo 15 km.

Phía Bắc giáp khu rừng do Quân Khu IV quản lý Phía Đông giáp Khe Sốt

Phía Nam giáp Khe Rào Àn

Phía Tây giáp quốc lộ 8 và rừng do công ty Lâm nghiệp và dịch vụ Hƣơng Sơn quản lý.

Khu Bảo tồn Sinh thái Nhân văn Vùng cao – HEPA đƣợc thành lập vào tháng 5 năm 2002 thuộc Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái Nhân văn Vùng cao – CHESH, chủ tịch sáng lập là Bà Trần Thị Lành (đồng chủ tịch sáng lập của TEW/CHESH/CIRD – Các tổ chức Khoa học Công nghệ). Với mục tiêu Bảo

tồn Sinh thái Nhân văn, HEPA hoạt động theo triết lý về Sinh thái Nhân văn – Kết hợp giữa Thiên nhiên và con ngƣời. Thiên nhiên, con ngƣời sống hòa hợp với nhau và con ngƣời phụng dƣỡng Thiên nhiên. Mô hình HEPA là một mô hình nghiên cứu và phát triển bền vững nguồn tài nguyên rừng, bảo tồn đƣợc tính đa dạng sinh học tự nhiên. Tạo tiền đề cho việc hình thành một Viện nghiên cứu và phát triển quốc tế về sinh thái nhân văn vùng cao đầu tiên tại miền Tây của tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và tại Việt Nam nói chung cũng nhƣ các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á.

Vào những năm 60, khi mà trên cả nƣớc các lâm trƣờng khai thác gỗ lần lƣợt ra đời thì tại địa điểm cầu Nƣớc Sốt – xã Sơn Kim 1- huyện Hƣơng Sơn – tỉnh Hà Tĩnh, Lâm trƣờng Hƣơng Sơn cũng bắt đầu đi vào hoạt động. Bắt đầu từ đây khu vực đầu nguồn sông Ngàn Phố (trong đó có khu vực Đội 9

– Nƣớc Sốt – xã Sơn Kim 1- huyện Hƣơng Sơn – tỉnh Hà Tĩnh) bị khai thác

gỗ một cách ào ạt đã góp phần vào làm giảm nhanh tốc độ che phủ rừng trên cả nƣớc từ 46% (cách đây 50 năm) xuống còn 28% năm 2002.

Năm 2002, một nhóm cán bộ thuộc Trung tâm Nghiên cứu Kiến thức Bản địa vùng cao cùng với cán bộ chính quyền địa phƣơng đã đi khảo sát khu Lâm trƣờng Hƣơng Sơn, nay là Công ty Lâm nghiệp và dịch vụ Hƣơng Sơn – huyện Hƣơng Sơn – tỉnh Hà Tĩnh. Tháng 8 năm 2002 với Luận chứng “ Nghiên cứu và phát triển mô hình bảo tồn tính đa dạng sinh học, quản lý bền vững tài nguyên rừng tại lƣu vực đầu nguồn sông Ngàn Phố - huyện Hƣơng Sơn – tỉnh Hà Tĩnh” thì mảnh đất, mảnh rừng nơi đây đã có chủ mới. Và một khu “ Khu Bảo tồn Sinh thái Nhân văn Vùng cao – HEPA” ra đời.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nước tại mô hình nông nghiệp sinh thái khe soong hương sơn hà tĩnh (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(147 trang)
w