Quá trình phát triển NNL là quá trình tạo lập và thực thi các chắnh sách về quy hoạch xác định NNL; tuyển dụng; đào tạo, phát triển; quản lý sử dụng
NNL sao cho hiệu quả nhất để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội nói chung và cho KKT nói riêng. Gắn với quá trình này là các tiêu chắ đánh giá phát triển NNL.
Phát triển NNL cho KKT được đánh giá bằng tổng hợp các kết quả hoạt động nhằm làm gia tăng số lượng, phát triển chất lýợng và biến đổi về cơ cấu. Vì vậy, luận văn xây dựng tiêu chắ đánh giá phát triển NNL cho KKT chủ yếu dựa trên thýớc đo hiệu quả các hoạt động xác định nguồn và tuyển dụng để lực lýợng này phát triển toàn diện. Tuy nhiên, những tiêu chắ hàm chứa tắnh chất mở để phù hợp với thực tiễn phát triển NNL cho KKT cho cả hiện tại và những năm tiếp theo.
1.4.1. Tiêu chắ phản ánh về sự đáp ứng về nguồn nhân lực.
Tiêu chắ này đánh giá những thành tựu chủ yếu trong công tác xác định, phát triển nguồn, chuẩn bị nguồn cả trước mắt và lâu dài. NNL cho KKT không phải tự nhiên hình thành và phát triển mà phải trải qua quá trình tạo nguồn rất công phu, sàng lọc kĩ càng. Có những nguồn phát triển tại chỗ và nguồn thu hút từ bên ngoài. Vì vậy, những thành tựu đạt được trong công tác phát triển nguồn là một trong những yếu tố quan trọng để gia tăng mạnh cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng của NNL cho KKT.
Các chỉ tiêu cụ thể đánh giá công tác xác định, phát triển nguồn bao gồm: (1) Kết quả đạt được trong công tác tạo về số lượng NNL cho KKT. (2) Kết quả đạt được trong công tác tạo về chất lượng NNL cho KKT. Nội dung chỉ tiêu (1) phản ánh sự đáp ứng về số lượng NNL để đáp ứng đủ cho các hoạt động của KKT. Chỉ tiêu này mang tắnh chiều rộng để phát triển NNL cho KKT; đây là một trong những tiêu chắ cơ bản phản ánh trực tiếp sự phát triển của NNL cho KKT. Kết quả phát triển toàn diện của đội ngũ nhân lực; Nhân viên chuyên môn kĩ thuật, quản lý... tạo nên sự phát triển tổng thể của NNL KKT.
Để đánh giá tiêu chắ này, cần xác định được nguồn tại chỗ. Nguồn lao động này nắm rõ về các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại địa bàn, từ đó có các tham mưu sát thực. Thêm vào đó, đây là lực lượng lao động tại chỗ nên vấn đề nhà ở cơ bản được bảo đảm. Các doanh nghiệp không phải khó khăn trong việc đáp ứng nhà ở cho công nhân, đây là vấn đề đang có tắnh thời sự trên toàn quốc. Các lao động này có tắnh gắn bó với KKT và doanh nghiệp cao, tuy nhiên chủ yếu là chưa qua đào tạo, chưa có tác phong công nghiệp.
Nguồn nhân lực còn được đánh giá thông qua các hoạt động thu hút lao động từ bên ngoài. Đối với nguồn lao động này, các yêu cầu về chất lượng, kỹ năng nghiệp vụ, trình độ quản lý, ngoại ngữ cao hơn. Thực tế đó đòi hỏi phải
có khung chắnh sách và chiến lược phát triển NNL phù hợp với mục tiêu chung của chiến lược phát triển KKT. Nhằm tăng cường hiệu quả cho việc hoạch định chắnh sách và xây dựng chương trình phát triển nguồn nhân lực KKT dài hạn, công tác quản lý nhà nước phải chú trọng đến kế hoạch hóa phát triển nguồn nhân lực.
Chỉ tiêu (2) đề cập đến việc đáp ứng được về công việc của NNL trong thực tế. Kết quả tạo nguồn để đào tạo và bồi dưỡng lực lượng này có ý nghĩa rất quan trọng để phát triển đội ngũ cán bộ quản lý có tý duy và tầm nhìn chiến lược, làm tiền đề để phát triển những cán bộ cho KKT ýu tú phù hợp với quá trình hội nhập.
Với những phân tắch trên cho thấy kết quả đạt được trong việc tạo NNL là một nội dung không thể thiếu trong đánh giá quá trình phát triển của NNL cho KKT.
1.4.2. Tiêu chắ đánh giá kết quả việc tuyển dụng nguồn nhân lực cho KKT
Tuyển dụng lao động là khâu đóng góp quan trọng trong quá trình phát triển NNL cho KKT. Nếu có chắnh sách tuyển dụng phù hợp với với dự nguồn và phạm vi tuyển dụng hợp lý, quá trình tuyển dụng minh bạch thì sẽ có tác dụng khuyến khắch sự phát triển NNL. Ngược lại đưa ra các tiêu chắ quá cao, phạm vi tuyển dụng bó hẹp sẽ dấn đến NNL bị hạn chế. Do vậy, cần có những định hướng về mặt chắnh sách nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng cho nguồn nhân lực, làm gia tăng số lượng và điều chỉnh cơ cấu NNL phù hợp với yêu cầu phát triển KKT tạo nguồn cho quá trình tuyển dụng. Bên cạnh đó cần có các quy định cho quá trình tuyển dụng.
Đây là một tiêu chắ cụ thể phản ánh thực chất quá trình phát triển NNL cho KKT. Lực lýợng này chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ và vững chắc khi các các cõ chế, chắnh sách vừa mang tắnh đột phá, vừa mang tầm chiến lược và được thực thi hiệu quả. Vì vậy, tiêu chắ này đề cập đến việc hoàn thiện, đổi
mới cõ chế, chắnh sách tuyển dụng NNL cho KKT ở mọi cấp độ. Tiêu chắ này có một số chỉ tiêu cụ thể:
(1) Cõ chế, chắnh sách nhằm thu hút, tạo nguồn, tuyển chọn phát triển NNL cho KKT.
(2) Những cõ chế, chắnh sách ưu đãi để thu hút, sử dụng, đãi ngộ đối với NNL cho KKT.
(3) Những quy định tiêu chắ phù hợp, thủ tục tinh gọn và quy trình tuyển dụng công bằng.
Đối với nhóm tiêu chắ này thể hiện nhu cầu cao về lao động của Doanh nghiệp, từ đó tạo ra được sự quan tâm của NNL. Các chỉ tiêu trên quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một hệ thống cõ chế, chắnh sách ổn định thể hiện sự ưu đãi đặc biệt đối với NNL cho KKT. Tuy nhiên, những chỉ tiêu này có tắnh động rất cao để phù hợp với sự phát triển của thực tiễn
Các nhóm tiêu chắ có mối quan hệ mật thiết hữu cơ với nhau. Việc tuyển dụng lao động có tắnh lan tỏa bằng nhiều kênh thông tin, do vậy khi một số lao động đã được tuyển dụng, đãi ngộ xứng đáng thì thông tin sẽ lan tỏa và nguồn cung ứng lao động sẽ được phát triển. Khi nguồn lao động được phát triển thì sự tuyển chọn của Doanh nghiệp được thuận lợi, năng suất lao động tăng, thu nhập tăng điều này thuận lợi cho việc tạo ra các cơ chế chắnh sách mới ưu đãi hơn, hấp dẫn hơn cho NNL.