2.3.1. Đánh giá công tác tạo về số lượng NNL cho KKT
Trường Đại học Hà Tĩnh được phối hợp với các Trường đại học trên toàn quốc đào tạo trình độ thạc sỹ cho 415 cán bộ, kỹ sư theo nhiều chuyên ngành khác nhau, gồm 50 thạc sỹ chuyên ngành Xây dựng và Kiến trúc; 88
thạc sỹ Quản trị kinh doanh và quản lý kinh tế; 100 học viên thạc sỹ Quản lý kinh tế; 11 thạc sỹ ngành Kinh tế Nông nghiệp và 49 thạc sỹ ngành Quản lý đất đai; 40 thạc sỹ chuyên ngành Phát triển kinh tế địa phýõng và Quản lý công và 19 thạc sỹ ngành Toán - Tin ứng dụng.
Hoàn thành chương trình đào tạo kỳ 3 cho 39 sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện - Điện tử (liên kết đào tạo với Trường Đại học Bách Khoa)
Năm 2012, trong số 24 hồ sơ đăng ký, chỉ có 14 sinh viên nhập học ngành Xây dựng (trong tổng 1200 chỉ tiêu được Bộ Giáo dục và đào tạo giao đào tạo nhân lực cho KKT Vũng Áng trong năm 2012) đang tổ chức đào tạo tại Trường Đại học Vinh.
Việc đào tạo theo cơ chế đặc thù trong những năm qua, đặc biệt năm 2012 chỉ đạt 1,17% so với chỉ tiêu, kế hoạch được giao, thể hiện một số bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện
Trong năm qua, xác định việc cung ứng lao động cho KKT Vũng Áng là một trong những nhiệm vụ quan trọng, Ban Quản lý KKT Vũng Áng tỉnh đã chỉ đạo các phòng, đơn vị tập trung thực hiện, đặc biệt đã chỉ đạo Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Cung ứng nhân lực (đơn vị trực thuộc Ban) thường xuyên bám sát các doanh nghiệp, cập nhật nhu cầu tuyển dụng hàng tháng để đưa lên phương tiện thông tin đại chúng, trang web của Ban và sử dụng kết hợp nhiều hình thức khác như: Gửi thông báo đến các huyện, thị xã, thành phố; kết hợp thông báo qua Sàn giao dịch việc làm... để nhằm đưa thông tin kịp thời đến cho người lao động.
Trong năm 2012, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Cung ứng nhân lực đã giới thiệu hơn 1.200 lượt lao động vào các doanh nghiệp, nhà thầu trong KKT Vũng Áng, trong đó có 565 lao động được vào làm việc. Tháng 11, 12/2012 và tháng 01/2013, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Cung ứng nhân lực đã giới thiệu 613 lao động tham gia phỏng vấn vào làm việc cho Công ty TNHH
Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh thông qua các đợt tuyển của Công ty tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp trong cả nước và trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Trong đó lao động tỉnh Hà Tĩnh 403 người, lao động 9 xã KKT 70 người. Ngoài ra Trung tâm cũng đã phối hợp với các đơn vị cung ứng lao động khác trong tỉnh để cung cấp thông tin và tìm nguồn lao động.
2.3.2. Đánh giá công tác tạo về chất lượng NNL cho KKT
KKT Vũng Áng được Chắnh phủ xác định là một trong năm KKT trọng điểm của cả nước, với tốc độ thu hút đầu tư lớn đến năm 2015 KKT Vũng Áng sẽ có hơn 60.000 lao động làm việc. Đây vừa là một động lực nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề khó khắn. Đặc biệt là công tác đào tạo nhắm đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp, dự án trong KKT Vũng Áng.
Để đảm bảo cung ứng NNL chất lượng cao cho KKT Vũng Áng, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tham mưu và được Chắnh phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép Trường Đại học Hà Tĩnh ký kết với 10 trường đại học trên toàn quốc trong việc liên kết đào tạo trình độ đại học và trên đại học; cho phép tuyển sinh đào tạo trình độ đại học theo hình thức xét tuyển đối với các thắ sinh có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Hà Tĩnh, có kết quả đạt từ điểm sàn trở lên trong kỳ thi đại học để đào tạo theo các ngành nghề đáp ứng nhu cầu của KKT Vũng Áng (năm 2012 được bố trắ 1200 chỉ tiêu).
Đặc biệt Bộ Giáo dục và Đạo tạo cho phép một số trường Đại học, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh triển khai công tác đào tạo nhân lực phục vụ cho KKT Vũng Áng. Chương trình đào tạo tập trung vào các ngành kỹ thuật cao, các ngành mà KKT Vũng Áng có nhu cầu lớn. Theo đó các Trường Đại học được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao đào tạo tổng 1.280 chỉ tiêu với 16 ngành, đối tượng tuyển sinh tập trung vào thắ sinh thi Đại học, Cao đẳng năm 2013 có hộ khẩu thường trú tại Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình. Để
tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút các thắ sinh ở 3 địa phương này được vào học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định tuyển sinh những đối tượng này dưới mức điểm sàn từ 0,5-1 điểm. Các sinh viên tham gia chương trình đào tạo này được hưởng các chắnh sách theo quy định tại Quyết định số 26/2013/QĐ-UBND ngày 03/7/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh.
Hà Tĩnh đã kiện toàn lại hệ thống các cơ sở dạy nghề; triển khai thực hiện có hiệu quả nguồn kinh phắ các Dự án Đổi mới và phát triển dạy nghề, Dự án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn; đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề; bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viênẦ nhằm đáp ứng yêu cầu NNL trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là nhu cầu của các doanh nghiệp tại KKT Vũng Áng. Các Trung tâm Dạy nghề - Hướng nghiệp và Giáo dục thường xuyên cấp huyện trên cơ sở sáp nhập Trung tâm Các trung tâm nhỏ lẻ thành trung tâm lớn của các huyện, thành phố, thị xã. Trường Trung cấp nghề Mitraco trực thuộc Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh được thành lập; đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng phân hiệu tại Vũng Áng của Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Hà Tĩnh, đến nay, 01 nhà xưởng đã đưa vào hoạt động, riêng nhà học lý thuyết và các hạng mục khác dự kiến bắt đầu sử dụng từ tháng 5/2013. Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh được đầu tư máy móc, thiết bị dạy nghề từ nguồn kinh phắ Dự án ODA của Chắnh phủ Hàn Quốc với tổng kinh phắ 3,6 triệu USD. Trong đó chú trọng đầu tư thiết bị dạy nghề cho các nghề đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp tại KKT Vũng Áng như: Hàn; Sửa chữa máy thi công công trình; Xây dựng; Vận hành máy thi công - công trình; Điện công nghiệp; Công nghệ ô tô...
Các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh thực hiện các hợp đồng đào tạo theo đặt hàng của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp thuộc KKT Vũng Áng (gồm Trường đại học Hà Tĩnh, Trường Cao đẳng nghề Việt Đức, trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh). Ngoài đào tạo theo đơn đặt hàng, các cơ sở
dạy nghề tập trung đào tạo các nghề theo định hướng đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp tại KKT Vũng Áng.
Để thực sự đảm bảo đáp ứng đủ, đúng nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trong những năm tiếp theo, việc xây dựng cơ chế đặc thù trong công tác đào tạo, tuyển dụng lao động phục vụ KKT Vũng Áng là rất cần thiết và nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của KKT Vũng Áng.
Theo số liệu điều tra, hiện nay các doanh nghiệp trong KKT chỉ mới tự đào tạo được 1.743 lao động.
Bảng 2.5. Hoạt động đào tạo NNL của các doanh nghiệp tại KKT Vũng Áng
TT Tên Công ty Số lƣợng Loại hình đào tạo
1 Công ty CP Nhiệt điện Vũng Áng I
479 Tự đào tạo tại Doanh nghiệp
2
Công ty TNHH gang thép hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh
800 (3/2013) 69
Tự đào tạo tại Doanh nghiệp Đào tạo liên kết theo đặt hàng 3 Công ty Cổ phần Lilama 157 Đào tạo liên kết theo đặt hàng 4 Công ty CP Cảng Vũng Áng
Việt Lào
28 Đào tạo liên kết theo đặt hàng
5 Các đơn vị khác 210
Tổng 1.743
Nguồn: Ban Quản lý Khu kinh tế Vũng Áng Việc đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao chỉ được một số ắt doanh nghiệp quan tâm và thực hiện. Công ty Cổ phần Nhiệt điện Vũng Áng I, Công ty TNHH Gang thép hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh là những đơn vị đi đầu trong công tác này. Các doanh nghiệp này sau khi tuyển dụng lao động sẽ tổ chức đào tạo lại, đào tạo chuyên sâu để nắm bắt những kiến thức mới, sát với yêu cầu tại từng vị trắ công việc trong công ty. Việc đào tạo được thực hiện tại
doanh nghiệp hoặc các cơ sở đào tạo và thường kéo dài từ 12-24 tháng. Đạo tạo tại các cở sở đào tạo nhằm mục đắch cung cấp những kiến thức mới về lĩnh vực chuyên ngành của từng vị trắ công việc, lĩnh vực hoạt động của công ty. Sau khi tổ chức các khóa đào tạo tại các cơ sở đào tạo, người lao động sẽ được đào tạo chuyên sâu hơn trong kỹ năng vận hành và tham gia vào quá trình quản lý, điều hành tại các nhà máy của Công ty ở khu vực, địa phương khác. Việc kết hợp chặt chẽ, khoa học đào tạo lại nhằm khắc phục tình trạng thiếu, yếu của công tác đào tạo tại Việt Nam đó là thiếu cập nhật kiến thức, khoa học mới; yếu về kỹ năng thực tế, vận hành, quản lý của người lao động.
Bên cạnh những doanh nghiệp làm tốt công tác đào tạo lại, đào tạo nâng cao thì hầu hết các doanh nghiệp ở KKT Vũng Áng chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này. Các doanh nghiệp đang giai đoạn xây dựng cơ bản, đang tập trung mọi nguồn lực đặc biệt là thời gian, tài chắnh cho công tác đầu tư, mua sắm thiết bị, Ầ chuẩn bị cho việc đưa công ty vào hoạt động để có nguồn thu. Mặt khác tại thời điểm này việc tìm kiếm nguồn lao động trên thị trường tương đối dẽ dàng, ắt tốn kém chi phắ; các lĩnh vực đào tạo ở Việt Nam khá dồi dào do đó việc doanh nghiệp chấp nhận bỏ chi phắ lớn để tổ chức đào tạo lại, đào tạo nâng cao trong giai đoạn này là chưa phù hợp với thực tế hoạt động và đặc điểm thị trường lao động.
Nhưng nếu để tình trạng này kéo dài khi mà hầu hết các công ty đã đi vào hoạt động ổn định nhu cầu lao động lớn, lượng lao động trong khu vực không đủ đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp thì sẽ dẫn đến các doanh nghiệp chưa chuẩn bị kỹ nguồn lao động cho mình, chế độ đãi ngộ, phúc lợi không tốt sẽ không giữ được lao động. Việc đào tạo lại, đào tạo nâng cao sẽ tạo cảm ứng và trách nhiệm cống hiến của người lao động cho công ty. Vì thế các doanh nghiệp làm tốt công tác này sẽ không có hiện tượng lao động rời bỏ tìm kiếm công việc mới.
Các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh ký kết hợp đồng đào tạo, cung ứng nhân lực với các doanh nghiệp với số lượng 533 lao động. Trong đó, đào tạo nâng cao cho 35 kỹ sư là cán bộ chủ chốt của Công ty TNHH gang thép Hưng nghiệp Formosa; số còn lại đào tạo công nhân kỹ thuật trình độ cao đẳng nghề và trung cấp nghề. Các đơn vị ký kết hợp đồng với các cớ ở đào tạo trong tỉnh gồm: Công ty TNHH gang thép Hưng nghiệp Formosa; Công ty cổ phần Lilama; Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng I; Ban quản lý cảng Việt Lào...
Từ năm 2010 đến hết năm 2012, tại các trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh đã có 6.211 học sinh, sinh viên tốt nghiệp trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề, hầu hết các ngành nghề đều đáp ứng phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; trong đó trình độ cao đẳng nghề: 1.234 người, trình độ trung cấp nghề: 4977 người. Các ngành nghề đào tạo chủ yếu bao gồm: Hàn, Vận hành máy thi công - công trình, Điện công nghiệp, Cơ khắ... Các đơn vị đào tạo với số lượng lớn bao gồm: Trường Cao đẳng nghề Việt Đức Hà Tĩnh; Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Hà Tĩnh; Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh...
Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Cung ứng nhân lực KKT Vũng Áng phối hợp với các cơ sở đào tạo trên địa bàn tổ chức đào tạo tiếng Trung cho 140 lao động đã qua đào tạo chuyên môn, nghề tại 5 xã tái định cư. Số học viên này đã được Công ty TNHH gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh và một số công ty khác cam kết ưu tiên tuyển dụng sau khi hoàn thành khóa học. Trung tâm phối hợp với Tập đoàn Vietcare tuyển sinh 2 ngành Hành chắnh văn phòng và Quản trị tin học, đào tạo tại Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Úc đợt một đã đi học 20 lao động thuộc các hộ di dời tái định cư. Trung tâm phối hợp, hỗ trợ Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh trong công tác: Lựa chọn các học viên là con em vùng tái định cư đạt yêu cầu để đưa đi đào tạo các ngành nghề theo yêu cầu của Công ty tại Trường cao đẳng nghề
Việt Đức - Hà Tĩnh là 48 người. Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Hà Tĩnh mở lớp đào tạo khoá đầu tiên cho 124 lao động tại Khu kinh tế Vũng Áng.
2.3.3. Đánh giá cõ chế, chắnh sách nhằm thu hút, tạo nguồn, tuyển chọn phát triển NNL cho KKT triển NNL cho KKT
Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo triển khai thực hiện Quyết định số 07/2010/QĐ-UBND ngày 16/3/2010 quy định chắnh sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Hà Tĩnh, trong đó, ngoài các khoản đền bù, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, người có nhu cầu được đào tạo, học nghề thì được nhận vào các cơ sở đào tạo nghề và được miễn học phắ đào tạo; chỉ đạo thực hiện các chắnh sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư vào KKT Vũng Áng và các KCN được quy định tại Quyết định số 16/2007/QĐ-UBND ngày 27/4/2007, trong đó có hỗ trợ kinh phắ cho các khoá đào tạo để nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý, công nhân viên của doanh nghiệp với mức hỗ trợ tối đa 01 triệu đồng/người/khoá; chỉ đạo triển khai đưa ỘQuỹ hỗ trợ đào tạo, dạy nghề, giải quyết việc làm và ổn định đời sống cho người dân bị thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Hà TĩnhỢ đi vào hoạt động.
Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động vùng ảnh hưởng của Dự án Formosa (ngày 15/02/2011); Hội nghị về ỘQuy hoạch phát triển nhân lực giai đoạn 2011-2020; công tác đào tạo, đảm bảo nhân lực cho KKT Vũng Áng; Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTgỢ (ngày 15/10/2010).
Việc tuyển dụng lao động trong KKT Vũng Áng đang thực hiện với các cách thức cụ thể như: doanh nghiệp tự tổ chức tuyển dụng, doanh nghiệp thông qua các đơn vị cung ứng lao động và một số doanh nghiệp tổ chức đặt hàng đào tạo tại các cơ sở đào tạo.
Trong mấy năm qua tuyển dụng lao động vào làm việc tại KKT Vũng Áng đang được các cấp, ngành quan tâm chỉ đạo. Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Cung ứng nhân lực KKT Vũng Áng được giao là đơn vị đầu mối tiếp nhận hồ sơ ứng tuyển của lao động cho các doanh nghiệp nghiệp. Trong 2 năm gần đây đơn vị này đã tiếp nhận hồ sơ tuyển dụng của khoảng 2.550 lao động tập trung ứng tuyển vào các doanh nghiệp như Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh, Ầ và các nhà thầu thực hiện dự án trong KKT Vũng Áng. Theo kết quả tuyển dụng thì tỷ lệ lao động trúng tuyển không cao (bình quân khoảng từ 13% - 15%) đặc biệt tỷ lệ trúng tuyển vào công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh chỉ đạt 8% - 10%. Đây là