Thực trạng xử lý tổn thất khi xảy ra rủi ro tín dụng tạiNH TMCP Hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam (Trang 73 - 78)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2 Thực trạng Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ phần Hàng

3.2.4 Thực trạng xử lý tổn thất khi xảy ra rủi ro tín dụng tạiNH TMCP Hàng

Hải Việt Nam

Xỷ lý tổn thất là công việc mà không một NH nào muốn thực hiện không chỉ riêng MSB, tuy nhiên điều đó là không thể tránh khỏi. Nhƣng khi tổn thất đã xảy ra thì ngân hàng cũng có nguyên tắc riêng để xử lý tổn thất ; NH TMCP Hàng Hải Việt Nam cũng có qui định riêng về thẩm quyền xử lý tổn thất ; quy đinh về trách nhiệm của cá nhân, đơn vị trong việc xử lý tổn thất; một số biện pháp xử lý tổn thất và điều kiện áp dụng.

3.2.4.1 Nguyên tắc xử lý tổn thất

Xử lý tổn thất đƣợc thực hiện trên cơ sở tuân thủ các quy định của Pháp luật và các quy định nội bộ của MSB về quản lý rủi ro tín dụng.

Xử lý tổn thất tín dụng phải đảm bảo hiệu quả, nhanh chóng thu hồi vốn, lãi và các tài sản khác của MSB căn cứ vào thực trạng hồ sơ và phù hợp với điều kiện thực tế của Ngân hàng và khách hàng.

Ƣu tiên xử lý tổn thất TD thông qua thƣơng lƣợng, thỏa thuận giữa MSB, khách hàng và các bên có liên quan.

3.2.4.2 Thẩm quyền xử lý tổn thất tín dụng

Ngân Hàng có quy định về thẩm quyền phê duyệt đối với khoản vay cơ cấu thời hạn trả nợ theo bảng 3.10 sau :

Bảng 3.10: Thẩm quyền phê duyệt các khoản vay cơ cấu thời hạn tại MSB

Các cấp phê duyệt Cơ cấu thời hạn, số tiền trả nợ

Lần 1 Lần 2 Lần 3

Hội đồng Quản lý

Khoản vay thuộc thẩm quyền phê duyệt của Hội đồng Quản lý

Khoản vay thuộc thẩm quyền phê

duyệt của Hội đồng Quản lý và Hội đồng tín dụng

Khoản vay thuộc thẩm quyền của các cấp

Hội đồng tín dụng

Khoản vay thuộc thẩm quyền phê duyệt của Hội đồng

TD và

các cấp dƣới Hội đồng TD

Khoản vay thuộc thẩm quyền phê duyệt của cấp dƣới Hội đồng tín dụng

Không

Nguồn : Quy định chính sách tín dụng tại MSB

MSB quy định về thẩm quyền đƣa ra các biện pháp xử lý tổn thất tín dụng nhƣ sau :

-Ủy ban xử lý rủi ro có thẩm quyền đƣa ra biện pháp bán nợ xóa nợ, các biện pháp xử lý tài sản đảm bảo cho các khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Hội đồng Quản lý, Hội đồng tín dụng của MSB.

- Ủy ban xử lý rủi ro có thẩm quyền đƣa ra biện pháp khởi kiện khởi tố hình sự, yêu cầu tuyên bố phá sản, đề nghị các cơ quan hữu quan khác hỗ trợ xử lý cho các khoản vay thuộc thẩm quyền phê duyệt tín dụng của Hội đồng Quản lý.

- Ủy ban xử lý rủi ro có thẩm quyền đƣa ra biện pháp xử lý tổn thất tín dụng khác cho tất cá các khoản vay bất kỳ.

- Hội đồng xử lý rủi ro có thẩm quyền đƣa ra biện pháp bán nợ xóa nợ, các biện pháp xử lý tài sản đảm bảo cho các khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt của cấp dƣới Hội đồng tín dụng.

- Hội đồng xử lý rủi ro có thẩm quyền đƣa ra biện pháp khởi kiện khởi tố hình sự, yêu cầu tuyên bố phá sản, đề nghị các cơ quan hữu quan khác hỗ trợ xử lý cho các khoản vay thuộc thẩm quyền phê duyệt tín dụng của cấp dƣới Hội đồng Quản lý và các khoản Hội đồng Quản lý đã ủy quyền phê duyệt tín dụng cho Hội đồng tín dụng MSB. MSB quy định về thẩm quyền phê duyệt của các cấp đối với các khoản miễn, giảm lãi nhƣ sau:

-Hội đồng xử lý rủi ro có thẩm quyền phê duyệt miễn, giảm lãi với khoản vay có đến 50% lãi quá hạn và không vƣợt quá 1 tỷ đồng.

-Ủy ban xử lý rủi ro có thẩm quyền phê duyệt miễn, giảm lãi với các khoản vay vƣợt thẩm quyền của Hội đồng xử lý rủi ro.

Quy định về thẩm quyền của các cấp về việc trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng tại NH TMCP Hàng Hải Việt Nam :

-Ủy ban xử lý rủi ro phê duyệt các trƣờng hợp sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng theo quy đinh của Pháp luật và MSB.

-Tổng giám đốc phê duyệt các khoản trích lập hàng tháng/quý theo quy đinh của Pháp luật và MSB.

3.2.4.3 Quy định trách nhiệm của cá nhân, đơn vị trong việc xử lý tổn thất tín dụng tại NH TMCP Hàng Hải Việt Nam

Ngân hàng này đã có quy đinh cụ thể đối với vấn đề trách niệm của cá nhân, đơn vị đề xuất, thẩm định về việc xử lý tổn thất tín dụng nhƣ sau :

-Cá nhân, đơn vị đề xuất, thẩm định xử lý tổn thất chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ xử lý tổn thất TD, tính xác thực, hợp lý và đầy đủ của thông tin về khách hàng.

-Cá nhân, đơn vị đề xuất, thẩm định chịu trách nhiệm thẩm định hồ sơ xử lý tổn thất TD theo quy định của Pháp luật và MSB.

-Cá nhân, đơn vị đề xuất, thẩm định chịu trách nhiệm xem xét sự phù hợp so với các chính sách, quy định có liên quan của Pháp luật và MSB.

-Cá nhân, đơn vị đề xuất, thẩm định chịu trách nhiệm đánh giá tổng thể rủi ro của các phƣơng án, ƣu nhƣợc điểm của phƣơng pháp xử lý tổn thất tín dụng đã chọn.

-Cá nhân, đơn vị đề xuất, thẩm định chịu trách nhiệm đƣa ra ý kiến đề xuất (đồng ý hay không) đối với các phƣơng án xử lý tổn thất rủi ro tín dụng và các điều kiện kèm theo.

Ngân hàng này đã có quy đinh cụ thể đối với vấn đề trách niệm của cá nhân, đơn vị phê duyệt về việc xử lý tổn thất tín dụng nhƣ sau :

-Cá nhân, đơn vị phê duyệt chịu trách nhiệm đánh giá kết quả thẩm định và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, giải trình các nội dung có liên quan.

-Cá nhân, đơn vị phê duyệt chịu trách nhiệm đồng ý hay không đồng ý áp dụng các biện pháp xử lý tổn thất TD trên cơ sở đề xuất của cấp dƣới.

-Cá nhân, đơn vị phê duyệt chịu trách nhiệm quyết định ngừng biện pháp xử lý rủi ro nếu nhận thấy khách hàng không đủ điều kiện áp dụng các biện pháp xử lý tổn thất TD theo quy định của Pháp luật và Ngân hàng.

-Cá nhân, đơn vị phê duyệt chịu trách nhiệm về các ý kiến biểu quyết.

3.2.4.4 Quy định về điều kiện áp dụng một số biện pháp xử lý tổn thất tín dụng của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

Ngân hàng có quy định về điều kiện và mức miễn, giảm lãiđối với khách hàng sau :

- Khách hàng bị tổn thất về tài sản có liên quan đến vốn vay dẫn đến khó khăn về tài chính.

-Chỉ xét miễn, giảm lãi khi khách hàng đã trả hết nợ gốc hoặc đồng thời trả với việc trả hết nợ gốc.

-Ngân hàng không miễn, giảm lãi vay với khách hàng thuộc trƣờng hợp hạn chế cấp tín dụng theo quy định tại khoản 1, điều 127 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010.

-Miễn lãi, giảm lãi cụ thể đƣợc xét trên cơ sở điều kiện thực tế của khách hàng và khả năng tài chính của Ngân hàng.

Ngân hàng có quy định về điều kiện thời hạn trả nợ nhƣ sau :

MSB quyết định việc cơ cấu thời hạn trả nợ trên cơ sở khả năng tài chính của bản thân NH và kết quả đánh giá khả năng của khách hàng vay khi :

- Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn gốc hoặc lãi vốn vay trong phạm vi thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng TD và đƣợc đánh giá là có khả năng trả nợ trong các ký hạn tiếp theo thì NH xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc/lãi vốn vay.

- Khách hàng không có khả năng trả hết nợ gốc/lãi vốn vay đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng TD và đƣợc đánh giá là có khả năng trả nợ trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay thì NH sẽ xem xét cho gia hạn nợ với thời hạn phù hợp với nguồn trả nợi của khách hàng.

- Toàn bộ số dƣ nợ vay gốc của khách hàng có khoản cơ cấu lại thời hạn trả nợ đƣợc phân loại vào nhóm nợ thích hợp theo quy định về phân loại nợ của Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam.

Đối với các khoản vay đƣợc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, Ngân hàng phải báo cáo theo quy định của NHNN Việt Nam về chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với tổ chức tín dụng.

3.2.4.5 Quy định về các biện pháp xử lý tổn thất tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

Các biện pháp xử lý tổn thất tín dụng cho các khoản vay có tài sản đảm bảo tại MSBnhƣ :Thu hồi, quản lý tài sản đảm bảo (TSĐB); Thuê kiểm định, đánh giá, định giá TSĐB đã đƣợc chuyển giao cho ngân hàng để bán, cho thuê, góp vốn, liên doanh ; Nhận chính TSĐB thay cho nghĩa vụ trả nợ; Thuê trông coi, bảo vệ tài sản đang chờ xử lý, mua bảo hiểm cho TS ĐB, khai thác, sử dụng TSĐB đã đƣợc chuyển giao cho Ngân hàng; Cải tạo, sửa chữa, nâng cấp TS ĐB đã đƣợc chuyển giao cho NH để bán, cho thuê, khai thác,kinh doanh, góp vốn, liên doanh để thu hồi nợ; Thỏa thuận với ngƣời có TS ĐB tự bán tài sản để trả nợ cho NH; Ủy quyền

hoặc chuyển giao việc xử lý TS ĐB cho tổ chức có chức năng bán tài sản; Nộp tiền thuê đất, thuể sử dụng đất, thuể chuyển quyền sử dụng đất đới với TS ĐB là quyền sử dụng đất đã đƣợc chuyển giao cho NH hoặc để hoàn thiện hồ sơ quyền sử dụng trƣớc khi bán để thu hồi nợ; Tiếp nhận, quản lý và xử lý tài sản không phải là TS ĐB để đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ của khách hàng.

Các biện pháp xử lý tổn thất tín dụng trong hoạt động cấp TD tại MSB nhƣ : Miễn, giảm lãi chƣa thu ; Cơ cấu thời hạn tra nợ (điều chỉnh kỳ hạn trả nợ,gia hạn nợ); Bán nợ xấu, nợ khó đòi; Xóa nợ; Trích lập và sử dụng các khoản dự phòng để xử lý tổn thất tín dụng

- Tỉ lệ trích lập và dự phòng và điều kiện sử dụng trích lập dự phòng RRTD do Ủy ban rủi ro và Hội đồng tín dụng, Hội đồng Quản lý quyết định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)