với năng lực và phẩm chất của tôi.
Điểm số
cao nhất gia đình một cách thoải mái.
với những người xung quanh.
Điểm số giao tiếp phù hợp.
thấp nhất
Trong hoạt động giao tiếp, những biểu hiện có điểm trung bình cao nhất bao gồm “Tôi mong muốn một kết quả giao tiếp phù hợp với năng lực và phẩm chất của tôi” (ĐTB = 3,84), “Tôi có thể trò chuyện với các thành viên trong gia đình một cách thoải mái” (ĐTB = 3,76) và “Tôi hài lòng khi bản thân có thể giao tiếp
tốt với những người xung quanh” (ĐTB = 3,61) đều đạt mức độ khá. Bên cạnh yếu tố về sự xứng đáng cá nhân tiếp tục được đánh giá cao, sinh viên còn đánh giá bản thân có năng lực giao tiếp trong gia đình. Đây cũng là môi trường giao tiếp mà sinh viên đánh giá bản thân có thể dễ dàng chia sẻ những suy nghĩ và cảm nhận của mình.
Những biểu hiện thấp nhất bao gồm “Tôi xác định mục tiêu và xây dựng kế hoạch giao tiếp phù hợp” (ĐTB = 3,33), “Tôi hài lòng với cách tôi giao tiếp” (ĐTB = 3,33), “Tôi giao tiếp tốt” (ĐTB = 3,32) và “Tôi hòa nhập trong nhóm bạn bè” (ĐTB = 3,32) có mức độ trung bình. Với các biểu hiện trên, sinh viên đánh giá năng lực giao tiếp của bản thân còn nhiều hạn chế. Sinh viên gặp nhiều vấn đề trong việc xác định mục tiêu và kế hoạch giao tiếp, đặc biệt là trong giao tiếp với bạn bè. Giai đoạn thanh niên sinh viên, bạn bè vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển nhân cách của sinh viên. Vì thế, đối với sinh viên, việc không thể hòa nhập với bạn bè có ý nghĩa nhất định trong việc suy giảm giá trị bản thân tổng quát của họ.
Nhìn chung, theo kết quả thống kê giá trị bản thân tổng quát trong các hoạt động bao gồm học tập, kinh tế - văn hóa - xã hội và giao tiếp, những câu có mức độ đồng ý cao nhất xoay quanh hai nội dung chính bao gồm việc khẳng định bản thân có quyền được đối xử công bằng như người khác cũng như mong muốn có được một kết quả hoạt động phù hợp với năng lực và phẩm chất của bản thân. Điều này đã khẳng định yếu tố về một sự đối xử công bằng trong xã hội thể hiện sự xứng đáng của cá nhân có vai trò quan trọng trong giá trị bản thân của sinh viên. Tuy nhiên, sự xứng đáng này không phải được xét đến một cách vô căn cứ mà tiêu chuẩn sinh viên dựa vào đó là sự tự nhận thức năng lực và phẩm chất của bản thân để xác định những điều mình xứng đáng có được. Kết quả này còn cho thấy sinh viên nhận thức nhu cầu về sự xứng đáng của bản thân ở một mức độ khá - cao. Bên cạnh đó, sự đánh giá về năng lực, phẩm chất của sinh viên vẫn còn nhiều hạn chế. Mặc dù sinh viên cảm nhận bản thân có năng lực nói chung trong các hoạt
động, nhưng khi so sánh các năng lực cụ thể để đạt mục đích hoạt động, sinh viên đánh giá bản thân chỉ ở mức độ trung bình.
Như vậy, mức độ mong muốn về sự xứng đáng cao hơn mức độ tự đánh giá về năng lực của bản thân. Tuy nhiên, sự chênh lệch này không quá lớn. Nó trở thành động lực để sinh viên tiếp tục phát triển, rèn luyện để đạt được những điều bản thân xác định xứng đáng với giá trị của mình.
2.2.1.3. Kết quả khảo sát về giá trị bản thân tạm thời của sinh viên Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1.3.1. Mức độ giá trị bản thân tạm thời
Bảng 2.12. Mức độ giá trị bản thân tạm thời của sinh viên Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
Mức độ 1 2 3 4 5
Kết quả thống kê thể hiện ở bảng 2.12 cho thấy: chỉ có 6% sinh viên có mức độ giá trị bản thân tạm thời thấp, 29,3% sinh viên ở mức trung bình, 61,3% ở mức khá và 3,3% ở mức cao. Trung bình tổng điểm giá trị bản thân tạm thời là 70,13 thuộc mức khá. Như vậy, giá trị bản thân tạm thời của đa số sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh ở mức khá. Theo biểu đồ phân bố tổng điểm giá trị bản thân tạm thời, sinh viên có xu hướng có giá trị bản thân tạm thời lệch phải, thiên về mức khá – cao.
Biểu đồ 2.2. Phân bố tổng điểm giá trị bản thân tạm thời
Sự lựa chọn của sinh viên khi đứng trước những tình huống khác nhau có thể ảnh hưởng đến giá trị bản thân tạm thời của họ. Sinh viên trường Đại học Sư phạm có mức độ giá trị bản thân tạm thời khá – cao thể hiện cho việc lựa chọn cách giải quyết những tình huống tác động đến giá trị bản thân theo hướng nâng cao giá trị bản thân tạm thời nhằm duy trì một giá trị bản thân tổng quát đã được sinh viên xác nhận trước đó.
2.2.1.3.2. Giá trị bản thân tạm thời của sinh viên trong các hoạt động a. Giá trị bản thân tạm thời trong học tập