CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phƣơng hƣớng nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ cấp vụ thuộc cơ
4.1. Phƣơng hƣớng nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ cấp vụ thuộc cơ quan Thanh tra Chính phủ thuộc cơ quan Thanh tra Chính phủ
Thứ nhất, nâng cao năng lực quản lý của cán bộ cấp vụ cơ quan Thanh tra
Chính phủ trên cơ sở bám sát chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước về công tác tổ chức cán bộ.
Bám sát nhiệm vụ chính trị, việc đổi mới công tác tổ chức, cán bộ đƣợc hình thành và thể hiện rõ nhất từ Đại hội VI của Đảng - Đại hội mở đầu thời kỳ đổi mới
đất nƣớc, năm 1986. Đại hội khẳng định: “Đối với nước ta, đổi mới đang là yêu cầu
bức thiết của sự nghiệp cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa sống còn”. Các văn kiện
Đại hội VI thể hiện bƣớc đầu sự đổi mới tƣ duy của Đảng đã xác định: “Đổi mới
công chức lãnh đạo các cấp là mắt xích quan trọng nhất mà Đảng ta phải nắm chắc
để thúc đẩy những cuộc cải cách có ý nghĩa cách mạng”20.
Từ đó, qua mỗi kỳ đại hội, quan điểm, tƣ tƣởng đổi mới công tác tổ chức, cán bộ càng đƣợc thể hiện rõ hơn, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ cách mạng của mỗi giai đoạn. Nhiệm kỳ nào, Ban Chấp hành Trung ƣơng, Bộ Chính trị cũng ban hành nghị quyết, chỉ thị chuyên đề hoặc đề cập đến những vấn đề liên quan đến công tác tổ chức, nâng cao năng lực cán bộ với quan điểm và nội dung đổi mới, bám sát phƣơng hƣớng, nhiệm vụ của đất nƣớc mà nghị quyết đại hội đã đề ra.
Hội nghị Trung ƣơng 3 (khóa VII) nhấn mạnh: “Cần làm tốt việc phát hiện,
lựa chọn, rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ công chức lãnh đạo…”
và chỉ ra “vấn đề cán bộ vẫn là khâu then chốt có ý nghĩa quyết định toàn bộ sự
nghiệp cách mạng”21.
20ĐCSVN: Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.140.
21ĐCSVN: Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia, tr.63.
79
Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 3 khóa VIII tiếp tục khẳng định: “Cán bộ là
nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng,
của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng”22. Đảng
ta chủ trƣơng “Lấy việc phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát
triển nhanh và bền vững”23; Phát triển nguồn lực con ngƣời một cách toàn diện cả
về trí tuệ, sức khỏe, đạo đức, thái độ... Đồng thời, Đảng ta chỉ rõ: phát triển nguồn nhân lực đòi hỏi sự quan tâm và trách nhiệm của Đảng, Nhà nƣớc và toàn xã hội bằng nhiều biện pháp, trong đó giáo dục và đào tạo là then chốt; mọi kế hoạch xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội đặt trong mối quan hệ không thể tách rời với kế hoạch đầu tƣ cho sự phát triển về nhân cách, trí tuệ..., cho xây dựng và phát triển nguồn nhân lực nhiều về số lƣợng, mạnh về chất lƣợng. Đây là lần đầu tiên Ban Chấp hành Trung ƣơng bàn sâu và toàn diện về vấn đề cán bộ và ban hành nghị quyết chuyên đề về công tác cán bộ.
Đại hội IX nhấn mạnh: “Sau khi có đường lối đúng, phẩm chất và năng lực
của cán bộ là vấn đề có ý nghĩa quyết định, không những quyết định việc tổ chức thực hiện thành công mà còn quyết định cả mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với nhân
dân”, đồng thời, đề ra nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có
năng lực và “hoàn thiện chế độ công vụ, quy chế cán bộ, coi trọng cả năng lực và
đạo đức”, “Quan tâm... công chức lãnh đạo, quản lý... Trước hết là đội ngũ cán bộ
chủ chốt trong hệ thống chính trị”24.
Kết luận Hội nghị Trung ƣơng 9 khóa X và Nghị quyết Đại hội XI tiếp tục xác định cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Đồng thời, đề ra mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ
giai đoạn 2011 - 2020 là: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm
chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận
tụy phục vụ nhân dân”.
22ĐCSVN: Các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương (1996 -1999), Nxb Chính trị quốc gia, 2002, tr.63, 237 - 240
23ĐCSVN: Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,1997, tr.85.
24ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2001, tr.49, 141
80
Trƣớc yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, không chỉ dừng lại ở cơ chế phát hiện, đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ công chức lãnh đạo theo phƣơng thức cũ, mà cần có nhận thức mới phù hợp hơn. Nhận thức rõ những yếu kém, khuyết
điểm trong công tác cán bộ, Đại hội XII thẳng thắn nhận định “...Việc đổi mới công
tác cán bộ chưa có đột phá lớn… Chưa quan tâm đúng mức đến việc xây dựng đội
ngũ cán bộ tham mưu, tư vấn cấp chiến lược”... Vì thế, cần “Tập trung xây dựng
đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực và phẩm chất,
ngang tầm nhiệm vụ. Có cơ chế, chính sách phát hiện, thu hút, sử dụng nhân tài”25.
Nhƣ vậy, để nâng cao năng lực quản lý của cán bộ cấp vụ tại Thanh tra Chính phủ, cần thiết phải bám sát chủ trƣơng, quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc về vấn đề này. Tức là, đổi mới đồng bộ các khâu trong công tác cán bộ; quán triệt sâu sắc đƣờng lối đổi mới và quan điểm của Đảng về công tác tổ chức và cán bộ, tạo chuyển biến cơ bản vững chắc trong công tác này; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lƣợc, ngƣời đứng đầu các cục, vụ, đơn vị thực sự có năng lực, phẩm chất, gƣơng mẫu, bảo đảm tính kế thừa và phát triển; xây dựng và thực hiện quy chế phát triển nhân tài đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chủ động hội nhập quốc tế.
Thứ hai, nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ cấp vụ tại cơ quan
Thanh tra Chính phủ phải đáp ứng yêu cầu đổi mới quản lý nhà nước, cải cách hành chính và hội nhập quốc tế.
Nƣớc ta đang trong quá trình đổi mới về mọi mặt, nhất là trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc đã phát sinh nhiều quan hệ mới. Nhiều chủ trƣơng, chính sách, văn bản pháp luật mới về quản lý nhà nƣớc, quản lý kinh tế đƣợc ban hành. Nền kinh tế thị trƣờng, bên cạnh mặt tích cực thúc đẩy sản xuất phát triển cũng nảy sinh rất nhiều tiêu cực. Trong khi đó, đặc điểm quan trọng trong tổ chức và hoạt động của ngành Thanh tra là luôn gắn liền với bộ máy thực hiện chức năng quản lý. Các cơ quan thanh tra chủ yếu làm nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo,
25 ĐCSVN:Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ƣơng Đảng, Hà Nội, 2016, tr.194-195.
81
phòng, chống tham nhũng và làm nhiệm vụ tham mƣu cho các cơ quan quản lý trong các lĩnh vực này. Vì vậy, tình hình mới đặt ra cho công tác thanh tra những yêu cầu đổi mới hơn nữa về nhận thức, về nội dung, về đối tƣợng thanh tra, về phƣơng pháp thanh tra. Phát triển năng lực quản lý của đội ngũ công chức lãnh đạo cấp Vụ cũng phải thích ứng với yêu cầu của từng giai đoạn xây dựng, hoàn thiện nhà nƣớc và yêu cầu quản lý mọi mặt của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội.
Bên cạnh đó, việc nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ cấp vụ cơ quan Thanh tra Chính phủ phải trên cơ sở mục tiêu chung của cải cách hành chính. Ngày 08/11/2011, Chính phủ có Nghị quyết 30c/NQ-CP ban hành Chƣơng trình tổng thể cải cách hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2011-2020 với 05 mục tiêu, trong đó có đặt ra mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nƣớc. Để thực hiện đƣợc mục tiêu đó, việc nâng cao năng lực quản lý công chức lãnh đạo cấp Vụ phải bao gồm tổng thể việc nâng cao chất lƣợng hoạch định thể chế, chính sách của đội ngũ công chức lãnh đạo; thực hiện công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình khi thi hành công vụ; nâng cao ý thức trách nhiệm và đạo đức công vụ của công chức lãnh đạo cục, vụ, đơn vị...
Thực hiện đƣờng lối đổi mới về đối ngoại, Nhà nƣớc ta đã có nhiều chủ trƣơng, chính sách đẩy mạnh hội nhập quốc tế trên các lĩnh vực, tham gia ký kết nhiều thỏa thuận, văn kiện hợp tác quốc tế, trong đó có những thỏa thuận hợp tác liên quan đến ngành Thanh tra nhƣ: Công ƣớc Liên hiệp quốc về Chống tham nhũng, Hiệp định Thƣơng mại thế giới WTO, Hiệp định Thƣơng mại Việt Nam- Hoa Kỳ... Nội dung các văn kiện này có những yêu cầu liên quan đến việc hoàn thiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng; Hội nhập kinh tế thế giới là xu thế tất yếu của thời đại, có tác động toàn diện đến các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nƣớc, tạo ra nhiều cơ hội trong hợp tác, phát triển nhƣng cũng đặt ra nhiều thách thức lớn cho toàn bộ nền kinh tế và vấn đề quản lý nhà nƣớc, quản lý xã hội. Vì vậy, đòi hỏi phải có sự thay đổi cơ bản về tƣ duy trong tổ chức quản lý kinh tế, quản lý xã hội nói chung và về
82
công tác thanh tra nói riêng bảo đảm pháp luật Việt Nam đƣợc tuân thủ và phù hợp với luật pháp quốc tế. Tất cả các yếu tố nêu trên vừa là điều kiện thuận lợi và cũng là đòi hỏi yêu cầu trong thời gian tới ngành Thanh tra cần tiếp tục chỉnh đốn, nâng cao chất lƣợng, trình độ của đội ngũ công chức nói chung và công chức lãnh đạo cấp Vụ nói riêng.
Thứ ba, nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ cấp vụ tại cơ quan
Thanh tra Chính phủ phải bám sát mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược phát triển ngành Thanh tra đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Để đáp ứng đƣợc đòi hỏi của Đảng, Nhà nƣớc, việc thực thi Hiến pháp năm 2013 và yêu cầu của quá trình xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng, Chiến lƣợc phát triển ngành Thanh tra đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã đƣợc ban hành nhằm đổi mới tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Theo Chiến lƣợc, đổi mới tổ chức và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động phải xuất phát từ mục tiêu là xác lập địa vị pháp lý của các cơ quan thanh tra trong hệ thống các cơ quan Nhà nƣớc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; tăng cƣờng tính tập trung, thống nhất, chủ động và tự chịu trách nhiệm trong tổ chức và hoạt động của ngành Thanh tra; xây dựng ngành Thanh tra, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thanh tra chuyên nghiệp, trách nhiệm, kỷ cƣơng, liêm chính.
Nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ cấp vụ nhằm tạo ra nguồn nhân lực lãnh đạo phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan cũng là định hƣớng chung để thực hiện mục tiêu của Chiến lƣợc. Việc nâng cao năng lực phải nhằm đáp ứng đòi hỏi của tổ chức về phát triển nguồn nhân lực và xây dựng đội ngũ công chức lãnh đạo cấp vụ đáp ứng yêu cầu để thực hiện mục tiêu của tổ chức đã đề ra.
Chiến lƣợc xác định mục tiêu trƣớc mắt từ nay đến năm 2020, tiếp tục kiện toàn về tổ chức và hoạt động của các cơ quan, đơn vị chuyên trách về tiếp công dân, xử lý sau thanh tra ở các cơ quan thanh tra nhằm thực hiện đúng, đầy đủ các nội
83
dung quản lý nhà nƣớc về tiếp công dân và về thanh tra; kiện toàn tổ chức, bộ máy của cơ quan, đơn vị phòng, chống tham nhũng trong các cơ quan Thanh tra Nhà nƣớc nhằm bảo đảm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quản lý Nhà nƣớc về công tác phòng, chống tham nhũng… Mục tiêu lâu dài từ năm 2021 - 2030, kiện toàn cơ cấu tổ chức cho phù hợp với việc thực hiện chức năng giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nƣớc và quản lý thống nhất về tổ chức, hoạt động trong toàn ngành Thanh tra.
Với mục tiêu rõ ràng nhƣ vậy, việc nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ cấp vụ phải đƣợc thực hiện đồng bộ trên các khâu: tiêu chuẩn, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng, lựa chọn, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, chính sách, kiểm tra và quản lý công chức lãnh đạo. Trong đó, quan trọng phải bắt nguồn từ công tác quy hoạch công chức lãnh đạo, quản lý. Quy hoạch phải đƣợc gắn với nhiệm vụ chính trị, lấy quy hoạch cấp dƣới làm cơ sở cho quy hoạch cấp trên, thực hiện quy hoạch “mở” và “động”; xây dựng quy hoạch cấp uỷ làm cơ sở quy hoạch các chức danh công chức lãnh đạo cấp vụ... Đồng thời, công tác đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao năng lực quản lý của công chức lãnh đạo cấp vụ cần đƣợc tăng cƣờng với nhiều hình thức đa dạng hơn; nội dung, phƣơng pháp đào tạo từng bƣớc đƣợc đổi mới, kết hợp giữa học lý luận với nâng cao kỹ năng thực hành...
Thứ tư, nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ cấp vụ phải phù hợp với
mục tiêu nâng cao vị trí, vai trò của cơ quan thanh tra trong bộ máy nhà nước.
Việc thực thi Hiến pháp năm 2013 đang đặt ra yêu cầu đối với ngành Thanh tra thực hiện hiệu quả hơn các chức năng, nhiệm vụ về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, góp phần kiểm soát quyền lực nhà nƣớc, bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân. Quá trình xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng cũng nhƣ hội nhập quốc tế đòi hỏi ngành Thanh tra cần phải đổi mới tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động nhằm theo kịp và phù hợp với đòi hỏi của sự phát triển và hội nhập quốc tế. Đồng thời, thực hiện đầy đủ, hiệu quả các điều ƣớc quốc tế song
84
phƣơng và đa phƣơng có liên quan mà Việt Nam là thành viên, nhất là về phòng, chống tham nhũng.
Trƣớc những yêu cầu đó, trên cơ sở xác định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền trong quản lý nhà nƣớc về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ cấp vụ cũng phải đƣợc nâng cao để tƣơng xứng với chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền đƣợc giao. Năng lực quản lý đó phải tƣơng xứng với vị trí, vai trò của các cơ quan thanh tra theo cấp hành chính nhằm thực hiện kiểm soát có hiệu quả việc chấp hành pháp luật và xử lý vi phạm trên các lĩnh vực quản lý nhà nƣớc, nhất là trong phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng; phải đáp ứng đƣợc việc xây dựng, hoàn thiện và thực