4. Kết cấu của đề tài
3.2. Thực trạng công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên qua KBNN đối với các đơn
3.2.4. Kiểm soát chi thƣờng xuyên các khoản thanh toán cá nhân
gồm: tiền lƣơng, tiền công, phụ cấp lƣơng, học bổng học sinh, sinh viên, tiền thƣởng, phúc lợi tập thể... đƣợc phản ánh từ mục 6000 đến mục 6400 của mục lục NSNN hiện hành.
Trong thời gian từ năm ngân sách 2014 đến hết năm ngân sách 2016, số chi thanh toán cho cá nhân của các đơn vị sử dụng NSNN qua Kho bạc Vĩnh Phúc với kết quả tăng dần qua các năm là: năm 2014 đạt 227.039 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 41,9% trong tổng số chi thƣờng xuyên của các đơn vị sử dụng NSNN ; năm 2015 đạt 293.043 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 44,9% trong tổng số chi, tăng 29,07 % so với năm 2014; năm 2016 đạt 360.736 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 44,3% trong tổng số chi, tăng 23,1 % so với năm 2015. Với kết quả nhƣ vậy ta có thể thấy rằng số chi NSNN cho nhóm mục thanh toán cá nhân là rất lớn chiếm gần bằng một nửa trong tổng số chi thƣờng xuyên của các đơn vị sử dụng NSNN qua các năm. Kết quả kiểm soát các khoản thanh toán cá nhân đƣợc thể hiện qua Bảng số 3.5. Tình hình thanh toán cá nhân các đơn vị sử dụng NSNN giai đoạn 2014 - 2016.
Bảng 3.5. Tình hình thanh toán cá nhân các đơn vị sử dụng NSNN giai đoạn 2014 - 2016 Đơn vị: triệu đồng S T T Nội dung ML NS Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số chi Số chi SS với 2014 (%) Số chi SS với 2015 (%) Tổng cộng 227.039 293.043 129,07 360.736 123,1 1 Tiền lƣơng 6000 111.197 134.470 120,93 159.350 118,50 Giáo dục 58.115 70.777 121,79 84.315 119,13 Y tế 37.965 45.373 119,51 53.165 117,17 Khác 15.117 18.320 121,19 221.870 119,38 2 Tiền công 6050 8.044 9.683 120,38 14.310 147,78 Giáo dục 2.915 3.757 128,89 4.820 128,29 Y tế 3.628 4.186 115,38 7.430 177,50 Khác 1.501 1.740 115,92 2.060 118,39 3 Phụ cấp lƣơng 6100 47.430 60.220 126,97 69.648 115,66 Giáo dục 24.480 30.999 126,63 37.572 121,20 Y tế 16.541 21.229 128,34 23.485 110,63 Khác 6.409 7.992 124,70 8.591 107,49 4 Học bổng HSSV 6150 5.641 7.478 132,57 10.858 145,60 Giáo dục 5.641 7.478 132,57 10.858 145,60 Y tế Khác 5 Tiền thƣởng 6200 3.740 5.121 136,93 7.222 141,03 Giáo dục 2.366 3.699 156,34 5.575 150,72 Y tế 615 597 97,07 720 120,60 Khác 759 825 108,70 927 112,36 6 Phúc lợi tập thể 6250 729 1.144 156,93 2.384 208,39 Giáo dục 529 860 162,57 1.875 218,02 Y tế 85 108 127,06 267 247,02 Khác 115 176 153,04 242 137,50 7 Các khoản đóng góp 6300 26.165 36.518 139,57 45.547 124,72 Giáo dục 12.829 18.267 142,39 23.012 125,98 Y tế 9.645 13.536 140,34 116.726 123,57 Khác 3.691 4.715 127,74 5.809 123,20 8 Các khoản TT khác cho cá nhân 6400 15.814 23.417 148,08 30.561 130,51 Giáo dục 5.539 8.705 157,16 10.148 116,58
Y tế 8.963 12.462 139,04 16.797 134,79 Khác 1.312 2.250 171,49 3.616 160,71 Tr . đó Thu nhập tăng thêm 6404 8.279 14.992 181,08 20.826 138,91 Giáo dục 3.456 5.102 147,63 7.203 141,18 Y tế 3.623 7.790 215,02 10.104 129,70 Khác 1.200 2.100 175,00 3.519 167,57
[Nguồn số liệu: Báo cáo chi NSNN - KBNN Vĩnh Phúc năm 2014, 2015, 2016] * KSC lương và các khoản có tính chất lương:
Kết quả các khoản chi trả tiền lƣơng, tiền công và phụ cấp năm 2014 là 166.671 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 73,41% so với tổng các khoản thanh toán cho cá nhân; năm 2015 là 204.373 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 69,74% so với tổng các khoản thanh toán cho cá nhân, tăng 22,62% so với năm 2014; năm 2016 là 243.308 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 67,45% so với tổng các khoản thanh toán cho cá nhân, tăng 19,05% so với năm 2015.
Với kết quả trên ta có thể thấy số chi ngân sách cho tiền lƣơng, tiền công và phụ cấp tăng đều đặn qua các năm, nguyên nhân chủ yếu là do chính sách, chế độ tiền lƣơng của Nhà nƣớc các năm gần đây đã đƣợc cải thiện đáng kể. Tiền lƣơng tăng theo lộ trình hàng năm góp phần cải thiện đời sống cán bộ viên chức.
Qua KSC các đơn vị sử dụng NSNN đã thực hiện tƣơng đối đầy đủ về hồ sơ, chứng từ thanh toán đối với các khoản thanh toán cá nhân cho KBNN bao gồm:
- Bảng đăng ký biên chế, quỹ lƣơng đã đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền phê duyệt (gửi lần đầu);
- Danh sách những ngƣời hƣởng lƣơng và phụ cấp lƣơng (gửi lần đầu); - Bảng tăng, giảm biên chế và quỹ tiền lƣơng đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền phê duyệt (khi có sự thay đổi về nhân sự).
Mặc dù các đơn vị sử dụng NSNN đã thực hiện khá đầy đủ về chế độ tiền lƣơng cho cán bộ viên chức song sau các đợt điều chỉnh tiền lƣơng theo quy định của nhà nƣớc và có sự thay đổi về nhân sự: nhiều đơn vị còn khá chậm chạp khi tính lƣơng mới cho cán bộ, còn để phải truy lĩnh qua nhiều tháng lƣơng. Kèm theo đó là bảng tăng, giảm biên chế quỹ lƣơng còn chƣa gửi kịp thời ra KBNN khi có sự điều chỉnh.
Đối với các khoản làm đêm, làm thêm giờ hiện chƣa có quy định cụ thể về việc phải thể hiện đƣợc luỹ kế số giờ làm thêm khi mang bảng thanh toán thêm giờ kèm hồ sơ, chứng từ liên quan ra thanh toán tại KBNN. Vì vậy KBNN Vĩnh Phúc chƣa có căn cứ để kiểm soát không thanh toán cho số giờ vƣợt quá quỹ 200 giờ làm thêm một năm của mỗi cán bộ.
Qua KSC lƣơng và các khoản có tính chất tiền lƣơng đã giúp cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản và chính quyền các cấp nắm bắt kịp thời diễn biến biên chế quỹ lƣơng của đơn vị, của ngành mình quản lý.
* KSC thu nhập tăng thêm
Trong những năm gần đây, hầu hết các đơn vị sử dụng NSNN thuộc tỉnh Vĩnh Phúc đều quan tâm đến việc tăng thu tiết kiệm chi để dành phần kinh phí tiết kiệm đƣợc chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, viên chức. Căn cứ vào quy chế chi tiêu nội bộ và biên bản xét duyệt tiền lƣơng tăng thêm từ kinh phí tiết kiệm đƣợc của đơn vị sử dụng ngân sách gửi đến, KBNN Vĩnh Phúc tiến hành thanh toán khoản chi thu nhập tăng thêm cho đơn vị. Thực tế cho thấy năm 2014 số tiền lƣơng tăng thêm đƣợc chi trả là 8.279 triệu đồng, trong đó các đơn vị sự nghiệp giáo dục là 3.456 triệu đồng, các đơn vị sự nghiệp y tế là 3.623 triệu đồng và các đơn vị sự nghiệp còn lại là 1.200 triệu đồng. Năm 2015, số tiền lƣơng tăng thêm đƣợc chi trả là 14.992 triệu đồng, tăng 81,08% so với năm 2014, trong đó các đơn vị sự nghiệp giáo dục là 5.102 triệu đồng, tăng 47,63%, các đơn vị sự nghiệp y tế là 7.709 triệu đồng, tăng 115,02%, các đơn vị sự nghiệp còn lại là: 2.100 triệu đồng, tăng 75% so với năm ngân sách 2014. Năm 2016, số tiền lƣơng tăng thêm đƣợc chi trả là 20.826 triệu đồng, tăng 38,91% so
với năm 2015, trong đó các đơn vị sự nghiệp giáo dục là 7.203 triệu đồng, tăng 41,18%, các đơn vị sự nghiệp y tế là 10.104 triệu đồng, tăng 29,7%, các đơn vị sự nghiệp còn lại là 3.519 triệu đồng tăng 67,57% so với năm ngân sách 2015.
So sánh giữa khoản chi thu nhập tăng thêm với các khoản lƣơng, phụ cấp, kết quả nhƣ sau:
Năm 2014, số chi cho thu nhập tăng thêm là 8.279 triệu đồng, chiếm 4,97% số chi cho tiền lƣơng, phụ cấp. Năm 2015, số chi cho thu nhập tăng thêm là 14.992 triệu đồng, chiếm 7,34% số chi cho tiền lƣơng, phụ cấp, tăng 47,68% so với năm 2014. Năm 2016, số chi cho thu nhập tăng thêm là 20.826 triệu đồng, chiếm 8,56% số chi cho tiền lƣơng, phụ cấp, tăng 16,68% so với năm 2015.
Có thể thấy mặc dù nhóm chi cho con ngƣời chiếm tỷ trọng cao trong tổng số chi thƣờng xuyên nhƣng chi thu nhập tăng thêm bình quân từ năm 2014 đến 2016 chỉ chiếm 7,18% tổng quỹ lƣơng của đơn vị sự nghiệp là rất thấp. Mức tiết kiệm này là khá khiêm tốn so với quy định tại Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ là đối với đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động đƣợc quyết định tổng mức thu nhập trong năm cho ngƣời lao động tối đa không quá 2 lần quỹ tiền lƣơng cấp bậc, chức vụ trong năm do nhà nƣớc quy định; đối với đơn vị sự nghiệp do NSNN đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động, mức chi trả thu nhập tăng thêm trong năm tối đa không quá 1 lần quỹ tiền lƣơng cấp bậc, chức vụ do nhà nƣớc quy định. Điều này chứng tỏ các đơn vị chƣa thực sự chú trọng đến công tác tăng thu, tiết kiệm chi, hoặc có thể chƣa thực sự quan tâm đến việc tăng thu nhập cho cán bộ viên chức. Do vậy đời sống của cán bộ viên chức nói chung hiện vẫn còn nhiều khó khăn.
* Kiểm soát thanh toán không dùng tiền mặt đối với các khoản thanh toán cá nhân
Thực hiện chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 24/8/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ và các văn bản triển khai thực hiện của Bộ Tài chính và KBNN, công tác
thực hiện từ cuối năm 2007 cho các đơn vị sử dụng ngân sách. KBNN Vĩnh Phúc đã tiến hành tuyên truyền, phổ biến đến tất cả các đơn vị đang giao dịch tại KBNN tỉnh và KBNN các huyện trực thuộc. Đến thời điểm hiện nay đã có khoảng 70% đơn vị sử dụng NSNN thực hiện mở tài khoản và chi trả tiền lƣơng, các khoản thanh toán cá nhân qua thẻ ATM. Các đơn vị chƣa thực hiện chi trả, thanh toán cá nhân qua tài khoản là các đơn vị thuộc các huyện, vùng núi hẻo lánh, nơi chƣa có hoặc có rất ít cây rút tiền tự động, đây là các đơn vị chƣa bắt buộc thực hiện thanh toán cá nhân qua tài khoản. Đƣợc sự quan tâm, chỉ đạo của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, KBNN, Ngân hàng Nhà nƣớc và sự phối hợp công tác của các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn cũng nhƣ sự phối hợp của các đơn vị sử dụng ngân sách nên việc thanh toán, chi trả lƣơng và các khoản có tính chất lƣơng qua tài khoản luôn nhanh chóng, kịp thời, thuận lợi, đảm bảo an toàn tiền cho đơn vị. Thanh toán chi trả tiền lƣơng và các khoản có tính chất tiền lƣơng qua thẻ ATM, góp phần giảm áp lực thanh toán bằng tiền mặt qua KBNN Vĩnh Phúc. Tuy nhiên một số khoản chi nhƣ thêm giờ, khen thƣởng, học bổng hay chi cho các khoản phúc lợi xã hội vẫn chƣa thực hiện đƣợc một cách tuyệt đối. Một số đơn vị thƣờng sử dụng hình thức tạm ứng sau đó kê thanh toán những khoản chi này mà chúng ta vẫn chƣa hạn chế đƣợc.