Kinh nghiệm quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh hà giang (Trang 43 - 47)

CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.5 Kinh nghiệm quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu

1.5.1 Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về xăng dầu tại Hàn Quốc

Hàn Quốc là quốc gia công nghiệp phát triển, trong chiến lƣợc phát triển nguồn năng lƣợng Hàn Quốc đã quan tâm xây dựng các nhà máy lọc dầu từ rất sớm do đó ổn định đƣợc nguồn cung trong nƣớc. Hiện nay kinh doanh

xăng dầu tại Hàn Quốc là thị trƣờng kinh doanh cạnh tranh lành mạnh theo đúng quy luật phát triển của cơ chế thị trƣờng bởi:

Thứ nhất: Chính phủ Hàn quốc đã mở rộng nhiều thành phần tham gia bán lẻ xăng dầu, các thành phần tham gia thị trƣờng bán lẻ đều đƣợc tự quyết định giá bán lẻ và chi phí kinh doanh. Đây là yếu tố cơ bản tạo nên bƣớc ngoặt cạnh tranh của thị trƣờng, tạo ra động lực và đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp kinh doanh theo đúng quy luật thị trƣờng; Giá của mặt hàng xăng dầu đƣợc niêm yết tại nơi bán hàng và ở mỗi cửa hàng là khác nhau do chiến lƣợc kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, nơi nào có chi phí cao thì giá cao - phù hợp với quy luật của thị trƣờng, doanh nghiệp nào có khả năng chịu đƣợc áp lực cạnh tranh thì tồn tại còn không sẽ bị đào thải; Tuy nhiên không phải ngƣời tiêu dùng nào cũng chọn nơi có giá bán thấp, nhiều ngƣời lựa chọn giá bán cao bởi những lợi ích mà họ đƣợc hƣởng từ những dịch vụ khác đem lại;

Thứ hai là khả năng cung ứng dịch vụ tốt nhất tại các cửa hàng kinh doanh dầu, ngoài việc bố trí sắp xếp nơi bán hàng còn phải tạo ra nhiều loại hình dịch vụ để chăm sóc khách nhƣ dịch vụ rửa xe, thay thế phụ tùng, mua bán hàng hóa thông thƣờng; Ngoài ra các cột bơm đều hiện đại với công nghệ tự động, các khách hàng có thể tự bơm xăng dầu và thanh toán bằng thẻ tín dụng và đƣợc giám sát qua hệ thống camera do vậy tiết kiệm đƣợc số nhân viên trong cửa hàng; các cửa hàng đều phải đảm bảo các tiêu chuẩn về công tác phòng cháy chữa cháy và môi trƣờng;

1.5.2 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về kinh doanh xăng dầu tại Hà Nội và Lào Cai Lào Cai

Hà Nội, Lào Cai hay Hà Giang đều chịu sự điều chỉnh chung của các quy định về quản lý Nhà nƣớc đối với lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. Tuy nhiên ở một số tỉnh việc áp dụng các cơ chế chính sách vào thực hiện có những điểm phù hợp có thể áp dụng tại Hà Giang cụ thể:

Tại Hà Nội: Là thành phố lớn, có cự ly vận chuyển gần so với đầu mối nhập khẩu, đây là thị trƣờng hiệu quả có chi phí thấp do vậy tập trung hầu hết tất cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh xăng dầu. Do vậy để thị trƣờng xăng dầu đảm bảo hoạt động lành mạnh, các cơ quan chức năng của thành phố nhƣ Sở Công thƣơng đã phối hợp với các cơ quan nhƣ Sở Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, Sở Khoa học công nghệ, Sở Giao thông vận tải định kỳ lên kế hoạch kiểm tra các cửa hàng kinh doanh xăng dầu qua đó phát hiện và chấn chỉnh những sai phạm, thực hiện xử lý nghiêm những hành vi vi phạm các quy định về kinh doanh xăng dầu nhƣ: Vi phạm về công tác phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trƣờng, chất lƣợng, số lƣợng, các giấy phép kinh doanh, quy hoạch…

Bên cạnh đó để xác định chính xác mức độ sai phạm của những doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, các đơn vị quản lý của Nhà nƣớc tại Hà Nội đã đƣợc trang bị những phƣơng tiện hiện đại nhƣ máy test nhanh… tại địa bàn Hà Nội có nhiều phòng hóa nghiệm có thể cho kết quả ngay để xác định sai phạm; Mặt khác đội ngũ cán bộ đông đảo có đủ trình độ và chứng chỉ hoạt động đối với các thiết bị kiểm tra.

Tại Lào Cai: Là thị trƣờng có những điểm tƣơng đồng đối với tỉnh Hà Giang nhƣ tỉnh biên giới, xa trung tâm đầu mối…Các cơ quan quản lý Nhà nƣớc tỉnh Lào Cai đã thực hiện lập quy hoạch phù hợp với thị trƣờng, yêu cầu các cửa hàng giáp biên giới thực hiện giờ mở cửa, bán hàng theo đúng quy định của Bộ Công thƣơng áp dụng đối với những vùng giáp biên.

1.5.3 Bài học kinh nghiệm

Đối với Việt Nam:

Bài học về sự can thiệp của chính phủ vào thị trƣờng xăng dầu: Ở các nƣớc phát triển, mức độ can thiệp của chính phủ vào thị trƣờng xăng dầu thƣờng ở mức tối thiểu, hoạt động kinh doanh xăng dầu đƣợc vận hành đầy đủ theo cơ chế thị trƣờng. Còn ở các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam thì mức

độ can thiệp vào thị trƣờng xăng dầu của Chính phủ sâu hơn điều đó đã không tạo ra động lực đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Nhƣ hiện nay quy định về chi phí cố định, mức độ chênh lệch giá giữa vùng 1 và vùng 2 là 2% dẫn đến tình trạng 1 lít xăng dầu ở Đồng Văn - Hà Giang bằng 1 lít xăng dầu trung tâm thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ) cách nhau gần 400km.

Bài học về đảm bảo nguồn cung xăng dầu: Dầu mỏ là nguồn tài nguyên quan trọng của mỗi quốc gia trong phát triển kinh tế và đây là nguồn thu ngoại tệ không nhỏ từ việc xuất khẩu dầu mỏ. Tuy nhiên nguồn tài nguyên này là hữu hạn do vậy việc tổ chức khai thác phải đảm bảo phù hợp đồng thời phải tìm kiếm nguồn tài nguyên thay thế. Bên cạnh đó phải xây dựng các nhà máy lọc dầu phù hợp để chế biến ra thành phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của đất nƣớc;

Đối với Tỉnh Hà Giang: Bài học về công tác quản lý:

+ Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về xăng dầu tại tỉnh Hà Giang trong việc lên kế hoạch và định kỳ kiểm tra các cơ sở kinh doanh xăng dầu nhằm ngăn chặn những sai phạm làm ảnh hƣởng đến lợi ích của ngƣời tiêu dùng cũng nhƣ môi trƣờng sống;

+ Các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về xăng dầu tại tỉnh Hà Giang nên đầu tƣ về con ngƣời, cơ sở vật chất để có thể kiểm tra xác minh các sai phạm xẩy ra tại các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh hà giang (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)