Thực hiện các chƣơng trình quảng cáo, chiêu thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty thương mại lợi thắng (Trang 94 - 97)

4.3. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinhdoanh của Công ty

4.3.5. Thực hiện các chƣơng trình quảng cáo, chiêu thị

* Quảng cáo:

Hiện nay khâu quảng cáo đối với công ty Thƣơng Mại Lợi Thắng dƣờng nhƣ là chƣa đƣợc quan tâm đúng mực. Việc quảng cáo tiếp thị sản phẩm của

mình chủ yếu là cho nhân viên đi tới từng đại lý và thuyết phục họ bán sản phẩm với những ƣu đãi và chiết khâu phần trăm hoa hồng lớn. Đây là hình thức kinh doanh sẽ gây khó khăn cho công ty trong việc thu hồi vốn, nhƣng để các đại lý bán sản phẩm cho mình buộc họ phải làm thế mới thuyết phục đƣợc đại lý. Trong năm tới công ty cần chú trọng vào các hình thức quảng cáo khác nhƣ trên truyền thanh, truyền hình, báo chí, mạng xã hội, phát hành các tờ rơi. Về nội dung quảng cáo phải thống nhất với phƣơng châm “ cung cấp hàng với chất lƣợng tốt, giá cả hợp lý”. Cần nhấn mạnh đến chất lƣợng, mẫu mã của các sản

phẩm .

* Chiêu thị:

Đây là hoạt động khuyến khích khả năng mua hàng của khách hàng nhằm gia tăng doanh số bán hàng củ thể là hoạt động sau:

- Chƣơng trình mua hàng có quà tặng

- Chƣơng trình bán hàng có quà thƣởng: Đây là dạng khuyến mãi thƣờng áp dụng nhiều nhất cho các cửa hàng nhân dịp lễ.

- Chƣơng trình bốc thăm trúng thƣởng: Hình thức này cũng thƣờng xuyên sử dụng trong các buổi hội thảo, chăm sóc khách hàng của Công ty tổ chức.

4.3.6. Thực hiện nghiên cứu chính sách giá cả hợp lý nhằm tăng sức cạnh tranh

Giá cả sản phẩm không chỉ là phƣơng tiện tính toán mà còn là công cụ bán hàng. Chính vì lý do đó, giá cả là yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến khối lƣợng sản phẩm tiêu thụ của công ty.

Hiện nay giá cả bán ra của công ty căn cứ vào: + Giá thành nhập đầu vào

+ Mức thuế nhà nƣớc quy định. + Quan hệ cung - cầu trên thị trƣờng. + Giá cả chung trên thị trƣờng

Tuỳ theo sự biến động của các yếu tố mà mức giá đƣợc điều chỉnh theo từng thời điểm. Việc xác lập một chính sách giá hợp lý phải gắn với từng giai đoạn, mục tiêu của chiến lƣợc kinh doanh, chu kỳ sống của sản phẩm đối với từng khu vực thị trƣờng, từng đối tƣợng khách hàng. Ngoài ra chính sách giá cũng không tách rời với chính sách sản phẩm của công ty. Cụ thể là: - Thứ nhất: một mức giá cao hơn đƣợc áp dụng với một thị trƣờng nhất định, khi sản phẩm có vị trí đứng chắc trên thị trƣờng hay sản phẩm có chất lƣợng cao. - Thứ hai: một mức giá thấp hơn khi sản phẩm đang ở giai đoạn suy thoái, khi công ty đang có ý định xâm nhập thị trƣờng, theo đuổi mục tiêu doanh số. - Thứ ba: Công ty nên thực hiện nhiều mức giá đối với các loại sản phẩm khác nhau ở các loại thị trƣờng khác nhau.

- Thứ tƣ: áp dụng mức giá thấp hơn 2% đến 3% đối với những khách hàng thanh toán ngay nhằm thu hồi nhanh vốn lƣu động.

Một điều đáng lƣu ý là giá cả sản phẩm phải tính đến yếu tố cạnh tranh. Công ty cần phải điều chỉnh mức giá các sản phẩm của mình thấp hơn giá của các công ty khác trên thị trƣờng cùng loại. Đối với những mặt hàng có nhiều đối thủ cạnh tranh nên giảm giá thấp hơn hẳn so với thị trƣờng, chấp nhận lợi nhuận thấp, bù lại nâng giá trong khoảng có thể đối với các sản phẩm ƣu thế hay có ít đối thủ cạnh tranh hoặc cạnh tranh không đáng kể. Do đó phải phân tích, lựa chọn nghiên cứu kỹ khi đặt giá, tránh bị ép giá thua thiệt trong cạnh tranh.

4.3.7. Hạn chế tối đa tình hình công nợ cao, công nợ dây dƣa khó đòi trong việc bán hàng

Tình hình công nợ cao nhƣ hiện nay tại công ty là do nhân viên kinh doanh: - Chƣa thật sự sâu sát thị trƣờng, chƣa quan tâm đến tất cả khách hàng mà thị trƣờng mình tác nghiệp, hầu hết chỉ quan tâm đến những trung gian phân phối mạnh có doanh thu cao.

- Chƣa có biện pháp mạnh với những trung gian phân phối có tâm lý dây dƣa công nợ, chƣa thực hiện tốt công tác hậu mãi chăm sóc khách hàng gây tâm lý bức xúc cho khách hàng.

- Chỉ chạy theo doanh thu, bán cho đủ chỉ tiêu doanh thu mà công ty đƣa ra miễn sao lãnh lƣơng đủ mà không quan tâm đến tình hình công nợ và không dành nhiều thời gian cho việc thu hồi nợ.

Vì vậy để nâng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho công ty đòi hỏi từng cán bộ nhân viên cần hiểu rõ trách nhiệm của mình trong công việc, nhất là nhân viên kinh doanh cần phải phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong việc bán hàng và thu hồi công nợ. Cần phải lên kế hoạch cụ thể trong công tác thu hồi công nợ, cần phải có những biện pháp mạnh với những trung gian phân phối không có thiện chí kinh doanh, cố tình dây dƣa công nợ bằng cách phối hợp với các phòng ban liên quan nhƣ: khóa mã khách hàng không cho xuất hàng, thanh lý hợp đồng trƣớc thời hạn, phạt lãi,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty thương mại lợi thắng (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)