Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị nợ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Trang 81 - 82)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Đánh giávề hoạt động quản trịnợ tại NHNT

3.4.1. Kết quả đạt được

Nhận thức công tác quản trị nợ có tầm quan trọng rất lớn đặc biệt trong bối cảnh qui mô hoạt động tín dụng đang tăng trưởng khá nhanh, NHNT đã nỗ lực cố gắng thực hiện theo phương châm “Tăng trưởng tín dụng đi kèm với chất lượng tín dụng”.

- Việc áp dụng mô hình tín dụng, quản trị nợ mới (mô hình ING Bank) với sự tách bạch 3 chức năng cho thấy: việc tiến hành quản lý tín dụng đã độc lập trong các khâu: khâu quan hệ khách hàng; khâu thẩm định, quyết định cho vay và khâu kiểm tra, thu hồi vốn vay. Đặc biệt việc thẩm định qua Hội đồng tín dụng đã phát huy hiệu quả tích cực trong khi xét duyệt các khoản vay phức tạp, nhu cầu vốn vay lớn.

- NHNT đã ban hành hệ thống văn bản, chính sách quản trị nợ đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật, cơ quan quản lý nhà nước về phân loại nợ, trích lập và sử dụng DPRR trong xử lý nợ. Hệ thống văn bản, chính sách này được cập nhật định kỳ/thường xuyên, đảm bảo tính cập nhật so với quy định pháp luật của hoạt động ngân hàng và đáp ứng được về cơ bản nhất trong công tác quản trị nợ của NHNT.

- NHNT đã xây dựng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và thực hiện chấm điểm cho đa phần các khàng hàng, chia làm ba nhóm đối tượng khách hàng chính là: (i) khách hàng doanh nghiệp; (ii) khách hàng định chế tài chính; (iii) khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh. NHNT đã sử dụng kết quả xếp hạng nhằm lượng hóa mức độ rủi ro, thực hiện phê duyệt giới hạn tín dụng, cấp tín dụng, phân loại nợ và quản lý rủi ro theo danh mục khách hàng.

- Về chính sách tín dụng, NHNT đã đưa ra được Chính sách tín dụng một cách khoa học, chặt chẽ về qui trình thực hiện, phân công phân nhiệm về thẩm quyền; linh hoạt đáp ứng với tình hình kinh tế của từng thời kỳ.

- Về đội ngũ cán bộ tại NHNT nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng đều có trình độ cao, 95% cán bộ có trình độ đại học và trên đại học.

- Về hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ của NHNT đã được tổ chức có tính độc lập, hình thành một hệ thống từ TSC đến các khu vực.

- Về hoạt động tín dụng nói chung, công tác tín dụng của NHNT luôn được mở rộng và nâng cao chất lượng. Phòng PDTD tại TSC đã từng bước góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, tạo đà phát triển bền vững cho NHNT. Phòng Quản lý nợ đã tạo điền kiện cho cán bộ khách hàng tập trung hơn vào việc tìm hiểu và mở rộng khách hàng. Cán bộ của ngân hàng đã chủ động tìm kiếm khách hàng tiềm năng; các dự án, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, tạo điều kiện hỗ trợ kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị nợ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)