Bài học kinh nghiệm cho khu di tích lịch sử Văn Miếu –Quốc Tử Giám

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động du lịch tại di tích văn miếu – quốc tử giám – hà nội (Trang 52)

Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý hoạt động du lịch tại một số khu DTLSVH, ở khu vực Hà Nội, có thể rút ra bài học như sau:

Thứ nhất, lập kế hoạch tổ chức hoạt động du lịch cần được thực hiện đầy đủ dựa trên cơ sở khoa học rõ ràng. Cơ quan quản lý trực tiếp ở khu di tích cần nghiên cứu kỹ các nhóm đối tượng du khách để rút ra nhu cầu, các phản hồi về chất lượng hoạt động dịch vụ để có điều chỉnh kế hoạch tổ chức du lịch phù hợp.

Thứ hai, quản lý các hoạt động dịch vụ du lịch cần phải chuyên nghiệp hoá. Cơ quan quản lý cần tổ chức tốt các dịch vụ, tạo sự thuận tiện, thoải mái cho du khách, từ việc hướng dẫn các điểm du lịch, có sơ đồ hướng dẫn, bố trí lối đi, phương tiện đi lại hợp lý, bố trí nơi ăn, nghỉ phù hợp, bố trí các điểm phục vụ giải khát, bày bán hàng lưu niệm đảm bảo mỹ quan văn hoá.

Thứ ba, cơ quan quản lý cần làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục đối với nhân dân địa phương về bảo vệ, phát huy giá trị của tài nguyên du lịch, phát huy giá trị của tài nguyên du lịch là các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể tại địa phương.

Thứ tư, cơ quan quản lý phải đặc biệt chú trọng và tìm ra giải pháp triệt để cho công tác bảo vệ tài nguyên du lịch, bảo đảm vệ sinh môi trường, trật tự, an toàn xã hội. Thực tế tại một số khu du lịch cho thấy: vệ sinh môi trường và trật tự an toàn xã hội là nỗi lo ngại và để lại nhiều ấn tượng không tốt cho khách du lịch khi tình trạng vứt rác bừa bãi, trộm cắp thường xuyên xảy ra.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Phương pháp luận và mô hình nghiên cứu

Vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm nền tảng trong quá trình phân tích và kết luận vấn đề nghiên cứu. Căn cứ vào cơ sở lý luận về quản lý hoạt động du lịch tại DTLSVH luận văn đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động du lịch tại DTLSVH Văn Miếu - Quốc Tử Giám, từ đó xác định các vấn đề về quản lý hoạt động du lịch; hệ thống các quan điểm, định hướng quản lý hoạt động du lịch tại DTLSVH Văn Miếu - Quốc Tử Giám; đưa ra các giải pháp hoàn thiện, các kiến nghị và điều kiện thực hiện các giải pháp được mô tả theo sơ đồ dưới đây:

Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu của luận văn

Lý luận về quản lý hoạt động du lịch tại

DTLSVH

Thực trạng quản lý hoạt động du lịch

Điều tra du khách Phỏng vấn nhà quản lý

Các vấn đề về quản lý hoạt động du lịch

Quan điểm về quản lý hoạt động du lịch tại DTLSVH Định hướng quản lý hoạt động du lịch tại DTLSVH Kiến nghị, giải pháp

2.2. Phương pháp thu thập thông tin

Để thực hiện đề tài, tác giả đã tìm hiểu, thu thập các nguồn tài liệu khác nhau bao gồm thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp.

2.2.1. Dữ liệu thứ cấp

Tài liệu thứ cấp là tài liệu đã được công bố chính thức, được công nhận về độ tin cậy của dữ liệu. Có thể, dữ liệu thứ cấp có nguồn gốc từ tài liệu sơ cấp đã được phân tích, giải thích và thảo luận, diễn giải. Các nguồn tài liệu thứ cấp chủ yếu gồm: Sách giáo khoa, công trình nghiên cứu, bài báo, tập san chuyên đề, tạp chí, biên bản hội nghị, báo cáo khoa học, sách tham khảo, luận án, luận văn, thông tin thống kê, tài liệu văn thư, bản thảo viết tay, Internet...

Luận cứ khoa học, khái niệm, quy luật, định luật có thể thu thập được từ các sách như: giáo trình Khoa học quản lý; Quản trị học - Trường ĐHKT – ĐHQG Hà nội; Quản lý NNL trong tổ chức công; Kinh tế NNL- Trường ĐH Kinh tế Quốc dân...

Báo cáo công bố trên internet của một số công ty đại chúng, tham khảo một số luận văn, luận án Thạc sỹ, Tiến sỹ của Trường ĐHKT – ĐHQG Hà nội và ĐHKT Quốc dân về quản lý hoạt động du lịch tại DTLSVH của một số tác giả trong và ngoài nước.

Các văn bản của Thành phố, Hội đồng nhân dân, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nội về du lịch tại DTLSVH Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Niên giám thống kê của thành phố Hà Nội từ năm 2016 đến năm 2018

Luật Du lịch được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua.

Các tài liệu này cung cấp những thông tin cần thiết cho phần nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài, đánh giá được thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động du lịch ở các điểm DTLSVH tại thành phố Hà Nội.

Luận văn chủ yếu sử dụng số liệu thứ cấp: Bao gồm các thông tin liên quan đến các hoạt động kinh tế xã hội nói chung: Cơ cấu các ngành, tốc độ tăng trưởng, lao động ngành du lịch, số lượng khách du lịch, doanh thu ngành du lịch.

2.2.2. Dữ liệu sơ cấp

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn sử dụng kết hợp hai phương pháp - nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Trong đó, nghiên cứu định tính là sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu các cán bộ quản lý một số đơn vị liên quan. Nghiên cứu định lượng là sử dụng phương pháp điều tra khảo sát đánh giá của khách du lịch.

- Phỏng vấn chuyên sâu + Mục tiêu phỏng vấn sâu

Mục tiêu của việc áp dụng phương pháp phỏng vấn sâu cho đề tài là để xem xét ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý của đơn vị quản lý di tích, đơn vị quản lý nhà nước về du lịch, doanh nghiệp lữ hành về thực hiện quy trình tổ chức các hoạt động du lịch tại các di tích lịch sử văn hóa và việc phối hợp giữa các bên trong tổ chức các hoạt động du lịch tại các di tích lịch sử văn hóa.

+ Đối tượng tham gia

Phỏng vấn sâu cán bộ quản lý tại cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, Doanh nghiệp lữ hành và ban quản lý di tích lịch sử văn hoá.

+ Thu thập thông tin

Để đảm bảo chất lượng phỏng vấn và thu thập đầy đủ các nội dung liên quan, nội dung câu hỏi phỏng vấn cơ bản được xây dựng trên cơ sở nội dung quy trình quản lý hoạt động du lịch bao gồm lập kế hoạch, tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức các hoạt động du lịch tại DTLSVH Văn Miếu - Quốc Tử Giám và mối quan hệ phối hợp giữa các bên trong tổ chức các hoạt động du lịch (Phụ lục 2). Các cuộc phỏng vấn được tiến hành tại văn phòng làm việc. Mỗi cuộc phỏng vấn trung bình kéo dài 45 phút, về các nội dung đã nêu. Tất cả các đối tượng tham gia phỏng vấn đều rất quan tâm ủng hộ nghiên cứu và sẵn sàng cung cấp các thông tin khi được đề nghị cũng như chia sẻ các quan điểm riêng của cá nhân. Kết quả rút ra không chỉ dựa vào việc tổng hợp lại những ý kiến cá nhân riêng rẽ theo từng nội dung cụ thể mà còn được tập hợp thành quan điểm chung đối với những vấn đề mà các đối tượng phỏng vấn có cách nhìn tương tự như nhau.

- Khảo sát đánh giá của khách du lịch

+ Mục tiêu điều tra chọn mẫu: Mục tiêu của việc áp dụng phương pháp điều tra chọn mẫu cho đề tài là để thu thập ý kiến đánh giá của khách du lịch về chất lượng các hoạt động du lịch tại DTLSVH Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Do đó, việc sử dụng phiếu điều tra trên diện rộng sẽ giúp tác giả thu thập được những nhận định và đánh giá của khách du lịch cần thiết như các tiêu chí đánh giá các hoạt động du lịch, mức độ thỏa mãn của khách du lịch, công tác tổ chức các hoạt động du lịch tại DTLSVH Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

+ Xây dựng phiếu điều tra: Phiếu điều tra được hình thành trên cơ sở lựa chọn nội dung tiêu chí đánh giá các hoạt động du lịch để làm nổi rõ công tác quản lý hoạt động du lịch nói chung ở di tích. Sự đánh giá của khách du lịch thông qua trả lời các câu hỏi và những tuyên bố xoay quanh các nội dung tiêu chí tổ chức các hoạt động du lịch từ quy trình tổ chức, công tác quản lý nói chung, sự liên kết các hoạt động du lịch. Khách du lịch đưa ra ý kiến đánh giá bằng cách khoanh tròn vào mức đồng ý của mình theo thang do Likert (Phụ lục 2).

+ Chọn mẫu và thu thập số liệu: Đối với cuộc điều tra chọn mẫu, nhằm đảm bảo tính đại diện của mẫu, phiếu điều tra được gửi tới khách du lịch thông qua đội ngũ hướng dẫn viên ở một số công ty du lịch có chương trình du lịch khai thác tại di tích lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Đối tượng khách lựa chọn gửi phiếu đảm bảo tính đại diện bao gồm đi theo đoàn sử dụng thuyết minh viên tại điểm, đi theo đoàn sử dụng hướng dẫn của đoàn, khách tự tham quan, khách đi lẻ; đại diện về quốc tịch, giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, mục đích tham quan.

Bảng 2.1: Mô tả mẫu điều tra

Đối tượng điều tra Số lượng Tỷ lệ

Cán bộ của Trung tâm hoạt động VHKH Văn Miếu - Quốc Tử Giám

30 13.3% Hướng dẫn viên 20 8.9% Khách du lịch Châu Âu 33 14.7% Khách du lịch Bắc Mỹ 22 9.8% Khách du lịch Châu Á 83 36.9% Khách du lịch Việt Nam 37 16.4% Tổng 225 100%

Nguồn: Khảo sát của tác giả

Công tác khảo sát thực hiện vào năm 2019. Phiếu trả lời sau khi được làm sạch thu về 215 phiếu để tiến hành phân tích

2.3. Phương pháp xử lý thông tin

Thu thập và nghiên cứu tài liệu là một công việc quan trọng cần thiết cho tất cả các hoạt động nghiên cứu khoa học. Tác giả đã đọc và nghiên cứu rất nhiều sách, báo, luận văn thạc sỹ đã công bố, tra cứu các trang website để làm nền tảng và tăng sự hiểu biết cho nghiên cứu khoa học của mình. Những kiến thức thu thập được trên các trang website, các tạp chí về du lịch... là nguồn kiến thức quý giá được tích lũy qua quá trình nghiên cứu mang tính lịch sử lâu dài.

Mục đích của việc thu thập thông tin và nghiên cứu tài liệu là:

Một là, giúp cho người nghiên cứu nắm rõ được các phương pháp nghiên cứu trước đây đã thực hiện;

Hai là, làm rõ hơn đề tài nghiên cứu của mình;

Ba là, giúp người nghiên cứu có phương pháp luận hay luận cứ chặt chẽ hơn. Bốn là, Có thêm kiến thức rộng, sâu về lĩnh vực đang nghiên cứu;

Bốn là, tránh trùng lặp với các nghiên cứu trước đây, vì vậy đỡ mất thời gian, công sức và kinh phí;

Có hai dạng thông tin đề tài thu nhập từ nghiên cứu tài liệu, số liệu thống kế gồm: thông tin định tính và thông tin định lượng. Do đó, đề tài có hai hướng xử lý thông tin như sau: (1) Xử lý logic đối với thông tin định tính. Đây là việc đưa ra những phán đoán về bản chất của sự kiện; và (2) Xử lý toán học đối với các thông tin định lượng. Đây là việc sử dụng phương pháp thống kê toán để xác định xu hướng, diễn biến của tập hợp số liệu thu thập được.

Các kết quả tác giả thu thập được từ các nguồn tài liệu sơ cấp và thứ cấp được xử lý, phân loại và được tổng hợp sử dụng trong quá trình phân tích tài liệu về công tác quản lý hoạt động du lịch ở DTLSVH.

Phương pháp này được tác giả sử dụng chủ yếu trong chương 3: phân tích thực trạng công tác quản lý hoath động du lịch ở lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Qua việc tổ chức, điều tiết các hoạt động du lịch và phát triển thị trường... Dựa trên khung khổ lý thuyết trình bày trong chương 1. Từ đó tác giả có cơ sở đánh giá phân tích thành tự và hạn chế của công tác hoạt động du lịch ở lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Dựa trên những đánh giá đó sẽ đưa ra được các định hướng giải pháp về quản lý hoạt động du lịch trong chương 4.

Thực hiện đề tài, tác giả luận văn đã sử dụng các phương pháp cụ thể như: Phương pháp logic kết hợp với lịch sử; Phương pháp thống kê, mô tả; Phương pháp phân tích – tổng hợp; Phương pháp so sánh...

2.3.1 Phương pháp logic - lịch sử

Quan hệ logic là quan hệ xảy ra khi có những tiền đề cho quan hệ đó. Lịch sử là những hiện thực của logic ở một đối tượng cụ thể, trong một không gian và thời gian xác định. Sự thống nhất giữa logic và lịch sử là xuất phát từ quan niệm cho rằng xã hội ở bất cứ nấc thang phát triển nào cũng đều là một cơ thể hoàn chỉnh, trong đó mỗi yếu tố đều nằm trong mối liên hệ qua lại nhất định. Lịch sử là một quá trình phức tạp và nhiều vẻ, trong đó chứa đựng những yếu tố ngẫu nhiên, những sự phát triển quanh co. Tuy nhiên sự vận động của lịch sử là một quá trình phát triển có tính quy luật. Phương pháp lịch sử đòi hỏi phải nghiên cứu các hiện tượng và quá trình kinh tế qua các giai đoạn phát sinh, phát triển và tiêu vong của chúng

trong một không gian và thời gian xác định. Phương pháp logic là quan hệ có tính tất nhiên, nhất định xảy ra khi có tiền đề. Việc nghiên cứu lịch sử sẽ giúp cho việc tìm ra logic nội tại của đối tượng và sự nhận thức về cơ cấu nội tại của xã hội lại làm cho nhận thức về lịch sử trở nên khoa học.

Phương pháp logic được sử dụng trong toàn bộ luận văn: từ khung logic về cơ sở lý luận về quản lý hoạt động du lịch ở điểm DTLSVH ở chương 1. Nội dung về quản lý hoạt động du lịch ở điểm DTLSVH được thể hiện có sự kết hợp logic từ khái niệm cơ bản đến nội dung, các nhân tố ảnh hưởng. Chương 3 tiếp tục giải quyết các vấn đề đặt ra của luận văn trả lời câu hỏi liên quan đến quản lý hoạt động du lịch ở DTLSVH Văn Miếu - Quốc Tử Giám ra sao? Cuối cùng, trong chương 4, tác giả tổng hợp từ thực trạng, đánh giá về quản lý hoạt động du lịch đã trình bày trong chương 3 để đưa ra được những định hướng và giải pháp cho việc quản lý hoạt động du lịch ở DTLSVH Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Các nội dung trong từng chương, mục, tiểu mục cũng được gắn kết với nhau theo một logic chặt chẽ.

2.3.2 Phương pháp thống kê, mô tả

Phương pháp thông kê, mô tả là phương pháp tập hợp, mô tả những thông tin đã thu thập được về hiện tượng nghiên cứu nhằm làm cơ sở cho việc tổng hợp, phân tích các hiện tượng cần nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của thống kê là các hiện tượng số lớn và những hiện tượng này rất phức tạp, bao gồm nhiều đơn vị, phần tử khác nhau, mặt khác lại có sự biến động không ngừng theo không gian và thời gian, vì vậy một yêu cầu đặt ra là cần có những phương pháp điều tra thống kê cho phù hợp với từng điều kiện hoàn cảnh, nhằm thu được thông tin một cách chính xác và kịp thời nhất.

Phương pháp thống kê, mô tả được sử dụng phổ biến trong chương 3. Số liệu thống kê về tình hình quản lý hoạt động du lịch ở DTLSVH Văn Miếu - Quốc Tử Giám giai đoạn 2016 - 2018 nhằm cung cấp tư liệu cho việc phân tích, so sánh trong các nội dung quản lý hoạt động du lịch ở di tích.

2.3.3. Phương pháp phân tích - tổng hợp

Phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động du lịch tại di tích văn miếu – quốc tử giám – hà nội (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)