CHƯƠNG 4 : CÁC QUY TRÌNH CƠ BẢN CỦA NHÀ MÁY
5.12. Máy Sanford, Comfit
Máy làm co (Sanford) được thiết kế nhằm làm co vải dệt thoi thành phẩm để ngăn ngừa sản phẩm bị co trong quá trình sử dụng. Minh họa hình 4.12.
Hình 5.12. Máy Sanforising
Máy làm co và cán kết hợp (Comfit) được thiết kế cho vải tổng hợp từ mỏng đến trung bình, chủ yếu là xơ polyester. Minh họa hình 4.13.
5.12.1. Cấu tạo
Máy gồm có các bộ phận chính sau: trục nóng (để làm thẳng vải), tấm cao su (để làm mềm vải), trục ni, hai trục làm nguội.
5.12.2. Nguyên lý hoạt động
Máy Sanforising: nguyên tắc là làm co cưỡng bức để trong khi sử dụng gặp tác nhân gây trương nở, gây co vải cũng chỉ co ở mức chấp nhận được. Khi tấm cao su bắt đầu tiếp xúc với vải thì nó ở trạng thái giãn ngoài. Nhưng khi chuyển sang áp vào mặt trục trống kim loại nóng thì nó chuyển sang trạng thái dồn điện tích làm cho vải bị co cưỡng bức, đồng thời ở nhiệt độ cao có hơi ẩm làm cho vải co và ổn định kích thước ở trạng thái co. Theo nguyên tắc trên, khi vào máy vải sẽ được quấn quanh một băng tải bằng cao su, và cuốn quanh một trục có đường kính nhỏ. Mặt ngoài băng cao su bị giãn mạnh khi băng cao su và vải đi vào máy, tiếp xúc với mặt thùng kim co có đường kính lớn hơn, lúc này mặt ngoài băng cao su trở thành mặt trong và bị co lại. Dưới tác dụng co của tấm băng cao su, vải sẽ bị co theo. Để đạt hiệu quả cao, trong nhiều trường hợp ta phải xử lý kìm co hai lần hoặc sử dụng máy có hai bộ phận kìm co.
Máy Comfit: thực hiện hai nhiệm vụ là làm co và cán vải. Máy dùng lực ép kết hợp với nhiệt độ cao làm vải bị co giãn, các xơ còn nhô trên bị ép chặt xuống. Cơ cấu chính là tấm cao su chuyển động ôm sát trục kim loại được đốt nóng. Vải đi giữa trục kim loại nóng và tâm cao su, cơ chế tương tự như máy Sanford nhưng độ dày của tâm cao su không lớn nên hiệu ứng làm co thấp. Sau đó vải đi qua thùng cán băng nỉ có tác dụng làm láng vải. Tùy theo yêu cầu mặt hàng mà vải qua làm co, qua làm láng, qua trục làm mát rồi qua cơ cấu ra vải hoặc bỏ qua làm láng mà đi qua băng tải làm mát rồi qua cơ cấu ra vải. Trạm xông hơi có nhiệm vụ cấp nhiệt và hơi ẩm cho vải. Nhờ dùng hơi ẩm nên nước có thể xâm nhập sâu vào xơ trong thời gian ngắn.
5.12.3. Thông số kỹ thuật Máy Comfit: Nhiệt độ: 115°C Vận tốc: 15 – 20 m/p Máy Sanforising: Lực ép tấm cao su (kg/cm3) Nhiệt độ tấm cao su: 110 – 120°C
Nhiệt độ tấm nỉ: 70°C (đối với hàng kaki là 110°C) Tốc độ: 30 (m/p)
5.12.4. Công tác sản xuất
Nhận kế hoạch sản xuất: Loại vải, chiều dài, công đoạn. Xem phiếu công nghệ của công đoạn yêu cầu.
Xem trước loại vải để đặt nhiệt độ, thể tích, lực ép, mức độ ép
Kiểm tra tấm cao su không để vật lạ lên theo đúng quy trình, không có vết tì nứt nhỏ.
Mở cầu dao nguồn, kiểm tra nguồn điện.
Mở Compressor (áp lực theo quy định xả đọng và kiểm tra dầu bôi trơn). Mở tất cả các van xả đọng của đường hơi.
Kiểm tra hóa chất bôi trơn tấm cao su, bổ sung hóa chất đúng quy định. Mở van hơi chính điều chỉnh ổn áp theo đúng quy trình.
Mở công tắc cho mô-tơ chính chạy (10 m/p) Đặt nhiệt độ trục đúng theo quy trình.
Kiểm tra định vị tấm cao su Khi các van xả đọng hết nước thì khóa lại. Khi nhiệt độ đủ cho vải vào trục ép.
Mở van nước làm nguội, van xông hơi Mở van điều chỉnh trục ép vải (áp lực 2 bên thật đồng đều)
Ghi phiếu sản xuất.
5.13. Máy in biên 5.13.1. Cấu tạo
Các trục lăn, máy dập biên và tủ điều khiển máy dập biên.
5.13.2. Nguyên lý hoạt động
Máy gắn logo lên vải theo phương pháp thẩm thấu.
Trên logo có sẵn một lượng keo, khi máy được điều chỉnh nhiệt độ phù hợp thì lớp keo tan vô sợi và logo bám vô vải.
5.13.3. Công tác sản xuất
Nhận kế hoạch sản xuất: loại vải, chiều dài, công đoạn ghi trong “Kế hoạch sản xuất”.
Xem phiếu công nghệ của công đoạn yêu cầu.
Xem trước loại vải để đặt nhiệt độ, áp lực ép thích hợp. Kiểm tra gió nén (xả đọng và kiểm tra dầu).
Kiểm tra và gắn decal đúng quy định. Khi đạt đủ nhiệt độ cho vải chạy.
Kiểm tra vị trí, mức độ dính của decal trên mặt vải, khoảng cách giữa các decal đúng quy định.
Khi decal hết thì dừng máy lại và thay cuốn decal khác chạy tiếp.
5.14. Máy cuộn thành phẩm 5.14.1. Cấu tạo
Các trục lăn, tủ điều khiển, con lăn giữ vải không bị đùn. Hình minh họa cho máy cuộn thành phẩm như hình 4.15.
5.14.2. Nguyên lý hoạt động
Người vận hành đưa vải qua các trục lăn, con lăn giữ vải và người vận hành cuộn đầu mép vải cố định vào trục giấy, đặt cuộn vải lên 2 trục lăn chính. Sau đó người
vận hành bật mô-tơ cho các trục lăn chuyển động kéo cuộn vải theo một chiều cố định quấn vào trục giấy đến số lượng mét đúng yêu cầu thì tiến hành đóng gói cho cuộn vải thành phẩm.
Nước Thải Hồ Thu Bể Điều Hòa Bể Keo Tụ Tạo Bông
Bể Lắng 1 Bể Biochip Arotank 1 Arotank 2 Bể Lắng 2 Khử Trùng
Nước Thải Đầu Ra Bể Lọc
Bể Chứa Bùn Máy Nén Bùn
Nước Bùn