Chính sách thu hút vốn đầu tƣ vào phát triển du lịch Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư cho phát triển du lịch tỉnh quảng ninh (Trang 44 - 50)

2.2 Thực trạng thu hút vốn cho phát triển du lịch Quảng Ninh

2.2.1 Chính sách thu hút vốn đầu tƣ vào phát triển du lịch Quảng Ninh

Năm 2013, tỉnh Quảng Ninh lần đầu tiên lọt vào top 4 tỉnh, thành phố trong cả nƣớc có chỉ số năng lực cạnh tranh cao nhất nƣớc, tăng từ vị trí thứ 20 (năm 2012) lên vị trí thứ 4 (năm 2013). Có đƣợc kết quả đó, tỉnh Quảng Ninh đã tập trung vào 3 giải pháp chính: thuê các đơn vị tƣ vấn nƣớc ngoài lập quy hoạch phát triển

vùng tỉnh và các quy hoạch ngành; tập trung đầu tƣ cơ sở hạ tầng, tạo hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông đồng bộ, thông suốt; tập trung cải cách thủ tục hành chính và xúc tiến đầu tƣ. Cùng với đó, tỉnh Quảng Ninh luôn đồng hành, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp phát triển để thu hút nguồn vốn đầu tƣ cho phát triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch nói riêng. Cụ thể nhƣ sau:

2.2.1.1 Xây dựng quy hoạch

Xác định công tác lập quy hoạch và xây dựng chiến lƣợc có vai trò quan trọng, theo hƣớng nâng cao tính chủ động và khoa học trong công tác hoạch định và thực thi các quyết sách phát triển, tiết giảm và tối ƣu hóa việc sử dụng các tài nguyên, nguồn lực tài chính, Quảng Ninh linh hoạt đề xuất cơ chế và báo cáo Thủ tƣớng Chính phủ cho phép thuê tƣ vấn nƣớc ngoài xây dựng các quy hoạch quan trọng, nhằm tranh thủ kinh nghiệm của các đơn vị tƣ vấn hàng đầu thế giới, nâng cao chất lƣợng công tác quy hoạch theo chuẩn mực quốc tế, tạo sức hấp dẫn mang tính đột phá ngay từ đầu trong thu hút các nguồn lực đầu tƣ, nhất là các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và các nhà đầu tƣ chiến lƣợc.

Đƣợc biết, hiện nay tỉnh Quảng Ninh đang rất tích cực trong việc lựa chọn các giải pháp liên quan đến xây dựng quy hoạch tổng thể, trong đó có quy hoạch du lịch. Theo đó, trong định hƣớng xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2012-2020, tầm nhìn đến năm 2030, các quy hoạch đều hƣớng tới mục tiêu xây dựng hệ thống phát triển du lịch Quảng Ninh phù hợp với xu thế phát triển bền vững, khai thác hiệu quả hệ thống các giá trị văn hoá, lịch sử, tự nhiên, phát huy đƣợc hiệu quả tiềm năng tài nguyên du lịch trên địa bàn. Việc xây dựng quy hoạch và chiến lƣợc phát triển có chất lƣợng là bƣớc tiến quan trọng về tƣ duy và hành động của Quảng Ninh, dần loại bỏ lối làm việc cảm tính manh mún, ngắn hạn và bị động trong phát triển.

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm chủ đầu tƣ, Tập đoàn tƣ vấn

BCG (Mỹ) làm nhà thầu tƣ vấn. Để lập quy hoạch, Tập đoàn tƣ vấn BCG đã tiến hành hơn 100 cuộc phỏng vấn đối với lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành của trung ƣơng và tỉnh; tiến hành khảo sát trên 1.000 khách du lịch để thu thập dữ liệu và khảo sát thực địa hơn 30 điểm du lịch trọng yếu của Quảng Ninh và một số điểm du lịch phố biến khác của đất nƣớc. Quy hoạch hƣớng đến là xây dựng Quảng Ninh trở thành một trung tâm du lịch quốc tế, một trọng điểm du lịch hàng đầu quốc gia có hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc, có chất lƣợng cao, thƣơng hiệu mạnh, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc trong tỉnh; có năng lực cạnh tranh với các nƣớc trong khu vực và quốc tế; thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, là động lực thúc đấy phát triển kinh tế-xã hội nhanh, bền vững và đảm bảo quốc phòng an ninh.

Theo kế hoạch đến năm 2015, tỉnh Quảng Ninh sẽ kêu gọi đầu tƣ cho hàng loạt dự án lớn về hạ tầng, giao thông, dịch vụ du lịch, thƣơng mại, nông nghiệp... Trong đó, lĩnh vực du lịch - thƣơng mại - văn hoá là mảng nổi bật nhất, với những dự án đầu tƣ rất lớn nhƣ khu vui chơi giải trí tổng hợp có dịch vụ casino dự kiến đƣợc xây dựng trên diện tích 1.800 - 2.000 ha tại huyện Vân Đồn. Tỉnh cũng mời gọi đầu tƣ cho 3 dự án sân golf, gồm: Dự án sân golf 27 lỗ kết hợp với khách sạn 5 sao, bến du thuyền, khu biệt thự trên diện tích 300 ha tại huyện Vân Đồn; tại TP Hạ Long có 2 sân golf diện tích 190ha và 75,3ha. Cùng với các dự án này, hàng loạt dự án khác mang tầm chiến lƣợc tại các khu vực trọng điểm du lịch của TP Hạ Long, TP Móng Cái, huyện Vân Đồn… cũng đang đƣợc tỉnh Quảng Ninh nghiên cứu, xem xét hiệu quả quy hoạch và tiếp tục xây dựng kế hoạch kêu gọi đầu tƣ.

2.2.1.2 Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch

Xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, trong nhiều năm trở lại đây, ngân sách Trung ƣơng và địa phƣơng đã bỏ ra một khoản vốn không nhỏ để đầu tƣ nâng cấp và hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Ƣớc tính trong 3 năm trở lại đây, hàng nghìn tỷ đồng từ ngân sách đã đƣợc hiện thực hoá bằng những công trình, dự án hạ tầng trên địa bàn qua đó góp phần tích cực vào việc thúc đẩy đầu tƣ, cải thiện cơ sở hạ

tầng du lịch của địa phƣơng. Trong đó phải kể đến việc nâng cấp, hoàn thiện nhiều tuyến đƣờng (quy mô quốc gia và địa phƣơng) giúp du khách tiếp cận với các địa điểm tham quan du lịch dễ dàng hơn, đồng thời nhằm thu hút các dự án FDI nhƣ: Huyết mạch đƣờng bộ của tỉnh - quốc lộ 18A, đoạn từ Hạ Long đến Móng Cái đƣợc đầu tƣ nâng cấp mở rộng, đƣờng 337, đoạn từ ngã tƣ Loong Toòng (Hạ Long) đến chân Cầu Bang (Hoành Bồ) cũng đƣợc mở rộng. Mới đây, Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tƣ tỉnh Quảng Ninh (IPA) cũng đã trao Giấy chứng nhận đầu tƣ Dự án Đƣờng dẫn cầu Bắc Luân II theo hình thức BT (xây dựng – chuyển giao). Đây là dự án BT đầu tiên trên địa bàn tỉnh góp phần giải quyết một phần khó khăn về cơ sở hạ tầng cho Quảng Ninh, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ đến vùng biển này đầu tƣ, sản xuất, kinh doanh. Song song với đó là những đầu tƣ cơ sở hạ tầng về điện, viễn thông, hệ thống cấp nƣớc đã ngày một hoàn thiện (đặc biệt là tại các tuyến đảo nhƣ Vân Đồn, Cô Tô). Đến thời điểm này, tỷ lệ bê tông hoá các tuyến đƣờng xã đảo đạt tỷ lệ trên 90%; hạ tầng viễn thông đáp ứng tốt nhu cầu liên lạc.

Cùng với những đầu tƣ từ ngân sách, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch thời gian qua cũng đã bỏ nguồn vốn không nhỏ để đầu tƣ nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ hoạt động du lịch. Tính đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh có khoảng 1.000 doanh nghiệp và tổ chức kinh doanh du lịch, dịch vụ với 863 cơ sở lƣu trú (trên bờ), gần 13.000 phòng nghỉ. Cơ bản, hệ thống phòng nghỉ đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách du lịch. Nhiều doanh nghiệp đầu tƣ xây dựng những khách sạn với quy mô lớn, trang thiết bị đồng bộ đạt tiêu chuẩn từ 2 đến 4 sao. Trong đó, TP Hạ Long có số lƣợng cơ sở lƣu trú nhiều nhất với 489 cơ sở (khoảng 8.738 phòng nghỉ); kế đến TP Móng Cái có 225 cơ sở (2.972 phòng nghỉ); còn lại là Vân Đồn, Cẩm Phả, Đông Triều, Uông Bí… có từ 19 - 35 cơ sở. Các dự án phát triển du lịch với những sản phẩm du lịch mới có chất lƣợng cao đã đƣợc hoàn thiện đi vào sử dụng phát huy hiệu quả tốt và có sức thu hút cao với khách du lịch nhƣ: công trình cáp treo Yên Tử, sân golf Trà Cổ, Khách sạn Novotel, Royal Lotus, Hoàng Gia, Mƣờng Thanh, Majestic, khu du lịch Tuần Châu; chợ đêm Bãi Cháy; tuyến đƣờng du lịch Dốc Đỏ - Yên Tử, dự án đƣờng và cảng tầu du lịch Ngọc Vừng - huyện Vân Đồn; hoàn thành hệ thống

đƣờng bộ Hạ Long - Móng Cái. Ngoài ra, một số dự án du lịch mới đang đƣợc tiếp tục triển khai đầu tƣ xây dựng nhƣ: khách sạn Mƣờng Thanh - Thanh Niên, Sao Hạ Long...; các trung tâm du lịch đang từng bƣớc đƣợc hình thành: Hạ Long, Móng Cái, Vân Đồn, Uông Bí, Đông Triều, Yên Hƣng, gắn kết phát triển du lịch cảnh quan thiên nhiên với du lịch địa danh lịch sử, tâm linh.

2.2.1.3 Cải cách thủ tục hành chính

Với việc Quảng Ninh đi đầu cả nƣớc về Đề án cải cách thủ tục hành chính, công tác cải cách thủ tục hành chính đã đƣợc tỉnh đẩy mạnh để nhà đầu tƣ thuận lợi hơn trong quá trình hợp tác. Theo đó, trung bình mỗi năm, tỉnh đã đón tiếp và làm việc với khoảng 50 lƣợt nhà đầu tƣ đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ: Hàn Quốc, Canada, Trung Quốc, Trung Đông, Nhật Bản, Mỹ...

Đến nay, riêng lĩnh vực chấp thuận chủ trƣơng, địa điểm đầu tƣ đã giảm từ 40 ngày xuống còn 9 ngày làm việc, tƣơng đƣơng giảm 78%; lĩnh vực cấp mới, thay đổi cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ (GCNĐT) đã đƣợc rút ngắn thời gian cho nhà đầu tƣ từ 25 ngày xuống còn từ 7 - 10 ngày làm việc, tƣơng đƣơng giảm 60%. Đối với thủ tục trong công tác cấp GCNĐT đã đƣợc đơn giản hoá, với phƣơng châm nhanh, hiệu quả, giảm từ 34 bộ thủ tục hành chính xuống còn 12 bộ thủ tục hành chính. Riêng những trƣờng hợp điều chỉnh nhiều lần thì thu hồi GCNĐT cũ, cấp lại GCNĐT mới phù hợp tình hình thực tiễn của nhà đầu tƣ tại thời điểm cấp GCNĐT, đồng thời đảm bảo tính chặt chẽ trong công tác quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực này. Đặc biệt hoạt động của hệ thống một cửa của tỉnh đƣợc thực hiện theo mô hình mới, với phƣơng châm hỗ trợ, tƣ vấn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tƣ, doanh nghiệp trong nƣớc gia nhập thị trƣờng, dễ tiếp cận về chính sách đất đai, thuế, công khai, minh bạch thủ tục hành chính. Các quy trình, thủ tục hành chính về lĩnh vực chấp thuận chủ trƣơng, địa điểm đầu tƣ, lĩnh vực cấp GCNĐT và công khai kết quả giải quyết thủ tục đầu tƣ đều đƣợc công khai trên trang web của IPA. Nếu nhƣ trƣớc đây, mô hình thủ tục hành chính thực hiện từ dƣới lên trên, thì nay, ở Quảng Ninh đi theo hƣớng ngƣợc lại; từ trên xuống. Chủ tịch UBND tỉnh sẽ trực tiếp chỉ đạo mọi vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tƣ, thông qua IPA và điều này

giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian. Theo đó, Ban chỉ đạo Giải phóng mặt bằng cũng do Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp chỉ đạo. Nhƣ vậy, Quảng Ninh đã tạo thuận lợi rất lớn cho nhà đầu tƣ trong cả khâu thủ tục đầu tƣ và giải phóng mặt bằng. Đặc biệt, năm 2013, Quảng Ninh xác định là năm cải cách hành chính và đào tạo nguồn nhân lực. Đây chính là hai yếu tố rất cơ bản giúp Quảng Ninh có thể tăng cƣờng thu hút đầu tƣ, tạo nền tảng cho tăng trƣởng và phát triển trong tƣơng lai.

2.2.1.4 Xúc tiến và hỗ trợ đầu tƣ

Tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm đến việc đổi mới mạnh mẽ về nội dung và phƣơng pháp vận động, xúc tiến đầu tƣ, chú trọng xúc tiến đầu tƣ theo lĩnh vực, địa bàn và đối tác cụ thể; Cung cấp miễn phí các thông tin cần thiết cho các nhà đầu tƣ đến tìm hiểu cơ hội đầu tƣ; xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đồng bộ thống nhất, có liên kết chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý; Kiên quyết thu hồi các dự án không triển khai thực hiện theo quy định; Tạo mặt bằng sạch để thu hút đầu tƣ.

Đặc biệt, thực hiện bƣớc đột phá lớn theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, nhất là chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ về tăng cƣờng huy động mạnh mẽ mọi nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững an ninh quốc phòng, tỉnh đã phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ tổ chức Hội nghị Xúc tiến Quảng Ninh năm 2012 mang tầm cỡ quốc gia với chủ đề “Hội tụ và lan toả”. Từ thành công của hội nghị này, đã có rất nhiều nhà đầu tƣ ở các quốc gia khác nhau thƣờng xuyên đến để tìm hiểu, nghiên cứu đầu tƣ. Bên cạnh đó, tỉnh còn thành lập Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tƣ (đi vào hoạt động từ tháng 3-2012), nhằm hỗ trợ công tác tƣ vấn, đầu tƣ của các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc, xem xét và cấp giấy chứng nhận đầu tƣ trong thời gian sớm nhất, từ đó tạo động lực thu hút doanh nghiệp mới đến với Quảng Ninh.

Với tƣ duy đổi mới căn bản phƣơng pháp xúc tiến đầu tƣ theo hƣớng trực tiếp làm việc với từng nhà đầu tƣ để giới thiệu các dự án phù hợp định hƣớng phát triển của tỉnh và lợi ích của nhà đầu tƣ, tỉnh đã thành lập các đoàn công tác đi vận động xúc tiến đầu tƣ tại các nƣớc: Nhật Bản, Singapore, Mỹ, Hàn Quốc. Qua đó,

hình ảnh, môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh, chính sách của Quảng Ninh đã đƣợc nhiều nhà đầu tƣ nƣớc ngoài biết đến.

Thời gian qua, Quảng Ninh đã có nhiều chính sách thu hút đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài nhƣ ban hành các chính sách ƣu đãi nhằm hỗ trợ doanh nghiệp theo Nghị quyết số 13/NQ-CP của Thủ tƣớng Chính Phủ nhƣ: Gia hạn nộp thuế, miễn giảm thu ngân sách nhà nƣớc, giảm tiền thuê đất… Quảng Ninh kêu gọi đầu tƣ vào tỉnh đến năm 2015 gồm 32 dự án tập trung vào 5 lĩnh vực chính: du lịch và dịch vụ giải trí; cảng biển, cửa khẩu và hệ thống logistics; thƣơng mại; cơ sở hạ tầng; đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Các dự án chủ yếu đƣợc kêu gọi đầu tƣ theo hình thức BOT, BT, PPP [14]. Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tƣ Quảng Ninh đã công khai danh mục các dự án thu hút đầu tƣ thời gian tới và các thông tin cụ thể cho từng dự án nhƣ địa điểm, hiện trạng, mục tiêu, quy mô, vốn dự kiến, tiến độ dự án, các chính sách ƣu đãi, cam kết của tỉnh cũng nhƣ các thông tin cần thiết khác, nhằm công khai, minh bạch hóa, tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng cho doanh nghiệp trƣớc khi tiến hành các hoạt động đầu tƣ.

Trong giai đoạn tiếp theo, để thu hút đầu tƣ hiệu quả và mạnh mẽ hơn nữa, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế; cải cách tổ chức bộ máy hành chính; đổi mới, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính công; tiếp tục hiện đại hóa nền hành chính, trong đó tập trung vào ứng dụng công nghệ thông tin. Tăng cƣờng trách nhiệm trong việc chỉ đạo, điều hành để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong cải cách hành chính. Đề cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy và ngƣời đứng đầu cơ quan, đơn vị đối với công tác cải cách hành chính. Tăng cƣờng hoạt động kiểm tra của cấp ủy đối với công tác cải cách hành chính của chính quyền. Gắn công tác dân vận chính quyền với cải cách hành chính. Huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư cho phát triển du lịch tỉnh quảng ninh (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)