CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3.3. Đối với Bộ Giáo dục Đào tạo
- Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ ngành có liên quan sửa đổi các quy định về học phí, lệ phí để phù hợp với tình hình thực tế, tăng tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập. Quy định về thu học phí tại Quyết định 70/1998/QĐ-TTg ngày 31/3/1998 của Thủ tƣớng Chính phủ, Thông tƣ số 54/1998/TTLT/GDĐT-TC ngày 31/8/1998, Thông tƣ số 46/2001/TTLT/BTC-BGD&ĐT ngày 20/6/2001 của liên Bộ Tài chính – Bộ Giáo dục và Đào tạo đã lạc hậu, không phù hợp với thực tế, không bù đắp đƣợc chi phí của các Trƣờng, không khuyến khích đƣợc sự đóng góp của xã hội cho sự nghiệp giáo dục. Để khắc phục những hạn chế của quy định cũ, ngày 21/8/2009 Thủ tƣớng chính phủ ban hành Quyết định số 1310/QĐ-TTg về việc điều chỉnh khung học phí đối với cơ sở giáo dục
nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân năm học 2009-2010, hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2009. Tiếp đó ngày 14/5/2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 49/2010/NĐ-CP quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015, hiệu lực thi hành từ 1/7/2010 và Nghị định số 86/2015/ NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục Quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi học phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021.
Xét dƣới góc độ kinh tế thì giáo dục cũng là một loại hình dịch vụ. Để đảm bảo dịch vụ có chất lƣợng cao thì ngƣời sử dụng dịch vụ cần bỏ ra một khoản tiền để bù đắp chi phí mà ngƣời cung ứng đã bỏ ra. Hoạt động giáo dục đào tạo cũng phải phát triển theo xu thế của kinh tế thị trƣờng. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính cần thƣờng xuyên rà soát, sửa đổi cơ chế thu và sử dụng học phí, lệ phí đảm bảo cơ chế học phí theo hƣớng học phí đƣợc tính toán đầy đủ chi phí dạy và học, chia sẻ hợp lý trách nhiệm chi trả giữa nhà nƣớc, xã hội và ngƣời học. Qua đó điểu chỉnh mức thu, khoản thu từ xã hội hóa cho phù hợp. Thực hiện cơ chế tính giá dịch vụ. Giá dịch vụ đƣợc xác định trên cơ sở chi phí cung cấp dịch vụ theo cơ chế thị trƣờng. Đối với các đối tƣợng chính sách thì ngân sách nhà nƣớc sẽ hỗ trợ theo một tỷ lệ nhất định trên tổng chi phí cung cấp dịch vụ. Nhà nƣớc quy định khung giá dịch vụ giáo dục cần thiết để đảm bảo tiêu chí chất lƣợng ở từng cấp học, bậc học, ngành học. Các cơ sở giáo dục đào tạo trên mức chuẩn quy định của Nhà nƣớc, đào tạo theo nhu cầu và đơn đặt hàng của xã hội đƣợc thu mức học phí tăng thêm tƣơng ứng với phần giá trị dịch vụ gia tăng so với tiêu chuẩn quy định của Nhà nƣớc. Bên cạnh học phí, Bộ cần xem xét điều chỉnh một số loại phí, lệ
phí để đảm bảo các trƣờng học bù đắp đủ chi phí trong các hoạt động của mình khi thực hiện cơ chế tự chủ. Từ đó, đơn vị có thể bù đắp đƣợc chí phí, nâng cao chất lƣợng đào tạo và tăng cƣờng năng lực cạnh tranh.
+ Việc trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trƣờng không chỉ là yêu cầu xuất phát từ đặc điểm của nền kinh tế thị trƣờng mà còn xuất phát từ các yêu cầu xã hội và vấn đề quyền lợi của con ngƣời.
Trên thực tế, trƣờng trung cấp công lập chƣa đƣợc giao quyền tự chủ đầy đủ bởi mặc dù Luật Giáo dục sửa đổi năm 2005 có quy định các trƣờng đƣợc “xây dựng chƣơng trình, giáo trình… xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh ...” nhƣng trên thực tế các trƣờng đều phải làm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ Giáo dục vẫn duyệt chƣơng trình đào tạo và giao chỉ tiêu tuyển sinh cho các trƣờng.Các trƣờng cần đƣợc chủ động hơn trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trƣờng, đƣợc tự quyết định về ngành học và chƣơng trình đào tạo; các tiêu chuẩn học thuật và chất lƣợng; số lƣợng và phƣơng thức tuyển sinh.
Vì vậy, trong những năm tới, Chính phủ cần chỉ đạo các Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, rà soát lại các văn bản để tạo điều kiện cho các đơn vị đào tạo đƣợc tự chủ hơn nữa, đồng thời cũng nâng cao trách nhiệm của các cơ sở đào tạo về chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực và sự tồn tại, phát triển của đơn vị.
KẾT LUẬN
Công tác quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập vừa đảm bảo đúng quy định nhà nƣớc, vừa đảm bảo nguồn thu để duy trì hoạt động và phát triển trong tƣơng là một yêu cầu hết sức khó khăn. Việc thực hiện công tác quản lý tài chính tại các đơn vị còn gặp nhiều vƣớng mắc trong quá trình thực hiện do nguồn kinh phí tự chủ khó tăng, nguồn ngân sách cấp có xu hƣớng giảm.
Mặc dù Chính Phủ đã ban hành Nghị định 16/2015/NĐ-CP 14 tháng 02 năm 2015 nhƣng trƣờng vẫn đang tiếp tục thực hiện theo Nghị định 43/NĐ- CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ đã mở ra cơ chế quản lý mới cho các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và hệ thống giáo dục đào tạo nói riêng. Đối với trƣờng Trung cấp Kinh tế Hà Nội, có thể nói, công tác tài chính theo nghị định mới đã cho phép trƣờng chủ động trong việc sắp xếp tổ chức, biên chế hợp lý hóa các quy trình nghiệp vụ; chủ động trong việc sử dụng các điều kiện cơ sở vật chất và năng lực hiện có để nâng cao chất lƣợng đào tạo; cải thiện thu nhập cho cán bộ công nhân viên nói chung và đội ngũ giáo viên nói riêng. Công tác quản lý tài chính cùng với hoạt động chuyên môn đã thể hiện vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển của nhà trƣờng.
Để góp phần vào việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại nhà trƣờng, đề tài “Quản lý tài chính tại trƣờng trung cấp Kinh tế Hà Nội” đã tập trung giải quyết một số vấn đề cơ bản sau:
Đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập.
Đã phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính tại trƣờng Trung cấp Kinh tế Hà Nội. Chỉ ra đƣợc những kết quả và những hạn
chế cũng nhƣ những vƣớng mắc trong việc triển khai thực hiện quản lý tài chính tại nhà trƣờng.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính, xem xét nguyên nhân, mục tiêu và định hƣớng của trƣờng, luận văn cũng đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trƣờng Trung cấp Kinh tế Hà Nội. Luận văn cũng mạnh dạn đƣa ra một số kiến nghị với Chính phủ, Bộ Tài chính về những điểm bất cập nhằm tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị sự nghiệp công lập trong công tác quản lý tài chính.
Trong khuôn khổ giới hạn của đề tài và khả năng của tác giả, luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Nhƣng hy vọng những giải pháp trên nếu đƣợc quan tâm và thực hiện thận trọng sẽ góp phần hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trƣờng Trung cấp Kinh tế Hà nội, thực hiện thành công chiến lƣợc phát triển trƣờng thành một trƣờng cao đẳng, phù hợp với hƣớng cải cách về tài chính công trong giai đoạn hiện nay./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính phủ, 2006, Nghị định số 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội
2. Chính phủ, 2015, Nghị định 16/2015/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội.
3. Phạm Thị Vân Anh, 2016, Để phát huy cơ chế tự chủ tài chính tại các trƣờng đại học công lập, Tạp chí Tài chính.
4. Lê Đức Đạt, 2016, Quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính tại trƣờng đại học Hồng Đức, Luận văn Thạc sỹ Tài chính ngân hàng, Đại học quốc gia Hà Nội.
5. Trần Quốc Hùng, 2016, “Chính sách học phí đại học ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Trƣờng Đại học quốc gia Hà Nội.
6. PGS. TS. Nguyễn Trƣờng Giang, 2016, Triển khai cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định mới, Tạp chí Tài chính.
7. Nguyễn Hoàng Ngọc, 2016, Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Trƣờng đại học sƣ phạm Hà Nội 2, Luận văn Thạc sỹ Tài chính ngân hàng, Đại học quốc gia Hà Nội.
8. ThS. Nguyễn Xuân Thắng, 2016, Cải cách cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập: Kinh nghiệm từ Trung Quốc, Tạp chí Tài chính
9. TS.Nguyễn Đức Thọ, 2016, Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng kinh phí tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, Tạp chí tài chính.
10. Bùi Đức Nam, 2014, Tài chính đối với cơ sở giáo dục đại học công lập – Những vấn đề cần tháo gỡ, Tạp chí tài chính.
11. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 13, 2012, Luật giáo dục đại học số 08/2012/QH13.
12. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 13, 2015, Luật ngân sách nhà nƣớc số 83/2015/QH13.
13. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 13, 2015, Luật kế toán số 88/2015/QH13.
14. Trƣờng trung cấp kinh tế Hà Nội, 2015-2017, Báo cáo tài chính các năm 2015, 2016, 2017.
15. Báo cáo công khai về tăng quyền tự chủ của trƣờng Trung cấp kinh tế Hà Nội, năm 2017.
Website:
http://hnce.edu.vn/
https://www.moet.gov.vn http://tapchitaichinh.vn/