Tổng quan tiến trình cải cách DNNN ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề tài chính trong tiến trình cải cách doanh nghiệp nhà nước ở việt nam (Trang 34 - 37)

Tại Việt Nam, tiến trình cải cách, đa dạng hóa sở hữu thông qua chuyển đổi hữu DNNN với trọng tâm là tiến trình cổ phần hóa, giao bán khoán cho thuê DNNN là một trong những mục tiêu quan trọng trong tiến trình cải cách chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần. Cải cách, chuyển đổi DNNN ở Việt Nam bắt đầu tiến hành vào năm 1989 với các biện pháp chủ yếu là giải thể những DNNN thua lỗ nặng, các DNNN còn lại được sắp xếp lại thông qua sáp nhập và củng cố lại.

Ngày 10/5/1990, Hội đồng Bộ trưởng (HĐBT) ban hành quyết định số 143/HĐBT về chủ trương nghiên cứu và làm thử về mô hình chuyển xí nghiệp quốc doanh sang công ty cổ phần. Đại hội VII(1991), Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra quan điểm “Khẩn trương sắp xếp lại và đổi mới quản lý kinh tế quốc doanh. Cho thuê, chuyển hình thức sở hữu hoặc giải thể các cơ sở thua lỗ kéo dài và không có khả năng vươn lên”. Tiếp theo, ngày 8/6/1992, HĐBT ban hành Quyết định số 202/QĐ-HĐBT chỉ đạo tiếp tục triển khai cổ phần hóa DNNN bằng việc thí điểm chuyển một số DNNN thành công ty cổ phần. Đây có thể được coi là mốc bắt đầu tiến trình cải cách chuyển đổi sở hữu DNNN sang các khu vực kinh tế khác. Để đẩy mạnh tiến trình cải cách DNNN, tại Hội nghị giữa nhiệm kỳ (khóa VII), Đảng đưa ra quan điểm “Để

thu hút thêm các nguồn vốn, tạo nên động lực, ngăn chặn tiêu cực, thúc đẩy DNNN làm ăn có hiệu quả, cần thực hiện các hình thức cổ phần hóa có mức độ phù hợp với tính chất và lĩnh vực sản xuất kinh doanh, trong đó sở hữu Nhà nước chiếm tỷ lệ cổ phần chi phối”.

Ngày 7/5/1996, Chính phủ chủ trương mở rộng tiến trình chuyển đổi sở hữu bằng việc ban hành nghị đinh số 28/NĐ-CP/1996 thay thế QĐ 202/HĐBT với những quy định rõ ràng, cụ thể, đầy đủ hơn về chuyển các DNNN thành công ty cổ phần. Tại Đại hội VIII, Đảng đề ra quan điểm “nỗ lực to lớn sẽ phải dành cho việc sắp xếp lại cổ phần hóa và đổi mới tổ chức, quản lý để nâng cao hiệu quả những DNNN hiện có”

Ngày 26/6/1998, Chính phủ ban hành Nghị định số 44/1998/NĐ-CP thay thế cho các văn bản trước đó về chuyển đổi sở hữu DNNN, nghị định này đã thay đổi một cách cơ bản cơ chế, chính sách chuyển đổi sở hữu DNNN. Bên cạnh đó, Chính phủ ban hành chỉ thị 20/CT-TTg ngày 21/4/1998 về đẩy mạnh sắp xếp và đổi mới DNNN, trong đó quy định đối với các DNNN quy mô nhỏ có vốn Nhà nước dưới 1 tỷ đồng, kinh doanh thua lỗ kéo dài mà không cần thiết duy trì sở hữu Nhà nước thì áp dụng các biện pháp giao cho tập thể người lao động, bán, khoán kinh doanh, cho thuê DNNN. Để hiện thực hóa quyết định này, ngày 10/9/1999, Chính phủ đã ban hành Nghị định 103/1999/NĐ-CP về giao bán khoán kinh doanh và cho thuê DNNN.

Hội nghị Trung ương III, khóa IX về sắp xếp, đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN, Đảng xác định kiên quyết điều chỉnh cơ cấu DNNN hợp lý, thực hiện chuyển đổi sở hữu DNNN. Thể chế hóa chủ trương này, Chính phủ ban hành nghị định 64/2002/NĐ-CP thay thế các văn bản trước đây về chuyển đổi sở hữu DNNN.

Để đẩy mạnh tiến trình cải cách DNNN, Hội nghị Trung ương IX, khóa IX nhấn mạnh “Kiên quyết đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa DNNN,…giá trị DNNN được cổ phần hóa, trong đó có giá trị quyền sử dụng đất, về nguyên tắc phải do thị trường quyết định. Việc mua bán cổ phiếu phải công khai trên thị trường”. Tháng 11/2004, Chính phủ ban hành Nghị định số 187/2004/NĐ- CP thay thế Nghị định 64/2002/NĐ-CP về cổ phần hóa DNNN. Tháng 6/2005, Chính phủ ban hành nghị định 80/2005/NĐ-CP về giao bán, khoán cho thuê DNNN thay thế nghị định 103 ban hành năm 1999.

Tiến trình cải cách DNNN ở Việt Nam đã trải qua 15 năm thực hiện và đã thu được những thành tựu nhất định trong cải cách DNNN. Thành tựu thứ nhất trong tiến trình cải cách DNNN là đã được tổ chức lại, chuyển đổi đã làm giảm mạnh các doanh nghiệp nhỏ, thua lỗ, cơ cấu và quy mô được điều chỉnh theo hướng thích ứng với cơ chế thị trường, vốn được bảo toàn và phát triển. DNNN đã chuyển đổi hoạt động có hiệu quả trong môi trường kinh doanh mới, khoảng 90% doanh nghiệp chuyển đổi hoạt động có lãi, còn lại là hoà vốn và lỗ.

Thành tựu thứ hai trong cải cách DNNN là giảm mạnh số lượng DNNN. Từ 12.300 DNNN năm 1989 thì đến tháng 6/2005, cả nước đã sắp xếp lại 2881 doanh nghiệp trong tổng số 5655 DNNN, trong đó cổ phần hoá 1862 doanh nghiệp, giao bán 245 doanh nghiệp, sát nhập, hợp nhất 408 doanh nghiệp, giải thể phá sản 164 doanh nghiệp. Mặc dù số DNNN giảm nhưng tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng của khu vực DNNN trong nền kinh tế không giảm, mà có mức tăng trưởng ổn định. Điều đó khẳng định vai trò của DNNN trong nền kinh tế thị trường là không thể thay thế. Số vốn bình quân của DNNN tăng lên, năm 2001 số vốn bình quân là 24 tỷ thì năm 2005 tăng lên

63,6 tỷ đồng. Điều đó khẳng định cải cách DNNN không làm suy yếu DNNN mà DNNN còn có sức cạnh tranh hơn trong nền kinh tế thị trường.

Cải cách DNNN là một mục tiêu quan trọng của Chính phủ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế. Để thực hiện, Chính phủ đã ban hành các chính sách để quá trình cải cách DNNN đạt những mục tiêu đã đề ra. Tiến trình cải cách DNNN đã thu được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, xét trên tổng thể tiến trình cải cách DNNN vẫn chưa đạt được mục tiêu mong muốn. Vì thế tiến trình cải cách DNNN vẫn tiếp diễn giai đoạn cải cách DNNN trong thời kỳ tới có rất nhiều thách thức, đặc biệt là khi Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề tài chính trong tiến trình cải cách doanh nghiệp nhà nước ở việt nam (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)