CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2.1 Các giải pháp chung
- Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý tài chính cho các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đẩy mạnh hơn nữa việc khoán chi cho khoa học và công nghệ theo kết quả, sản phẩm, tạo điều kiện giảm bớt thủ tục hành chính về tài chính để cá nhân chủ nhiệm, đơn vị chủ trì có nhiều thời gian hơn nữa tập trung vào công tác chuyên môn, hướng đến mục tiêu cao nhất là chất lượng của các nhiệm vụ nghiên cứu, đóng góp cho phát triển kinh tế
xã hội của đất nước, tiếp tục khẳng định vị thế của khoa học và công nghệ Việt Nam với các lĩnh vực về tài nguyên và môi trường, trong khu vực và trên thế giới. - Tính đến thời điểm hiện nay Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Bộ Tài nguyên và Môi trường chưa thể đi vào hoạt động. Trong giai đoạn sắp tới, cần sớm vận hành để tạo cơ sở cho phép đổi mới, đưa ra các giải pháp mang tính đột phá nhằm huy động nguồn thu thực hiện các chương trình KHCN trọng điểm của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Đầy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý các nhiệm vụ KH&CN nói chung và quản lý tài chính các chương trình trọng điểm cấp Bộ nói riêng tại Bộ Tài nguyên và Môi trường để nâng cao hiệu quả quản lý, thực hiện cải cách hành chính, triển khai Chính phủ điện tử và đáp ứng yêu cầu của cách mạng 4.0 trong tình hình mới. Tổ chức các cuộc họp thẩm định tài chính, xem xét nội dung và dự toán, kiểm tra, nghiệm thu các nhiệm vụ dưới hình thức trực tuyến để tiết kiệm kinh phí, thời gian và đẩy nhanh tiến độ các nhiệm vụ.
- Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp cho các Tổng cục, các Cục trong xét duyệt, thực hiện và nghiệm thu, thanh lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc các chương trình trọng điểm cấp Bộ.
- Từ năm 2018, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã giảm số lượng mở mới các nhiệm vụ cấp Bộ xuống mức thấp nhất để tập trung kinh phí bố trí cho các nhiệm vụ chuyển tiếp trước năm 2017, đây là đột phá quan trọng để giải quyết vấn đề kinh phí cho các nhiệm vụ chuyển tiếp. Do đó, trong giai đoạn sắp tới. có thể xem xét tổ chức thực hiện các nhiệm vụ với thời gian từ 12 đến 24 tháng để đảm bảo tính hiện đại, thời sự của các vấn đề nghiên cứu, góp phần áp dụng nhanh phục vụ công tác quản lý nhà nước của Bộ.
- Tiếp tục đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến, tổ chức tập huấn công tác quản lý tài chính và quản lý hoạt động khoa học và công nghệ cho các đơn vị thuộc Bộ, cập nhật các quy định mới và trao đổi các kinh nghiệm, cách làm hay giữa các đơn vị.
thành lập Ban chủ nhiệm chương trình và văn phòng các chương trình. Trong giai đoạn tiếp theo xem xét thành lập Ban Chủ nhiệm cho các Chương trình trọng điểm cấp Bộ theo từng chương trình với sự tham gia của các nhà khoa học trong và ngoài Bộ, theo từng lĩnh vực hỗ trợ cho công tác quản lý của các Vụ chức năng thuộc Bộ thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4.2.2 Các giải pháp cụ thể
- Về phối hợp, kiểm tra, giám sát
Đẩy mạnh công tác thanh tra định kỳ, kiểm tra để thu thập thập thông tin, phát hiện các vấn đề phát sinh và kiến nghị giải pháp điều chỉnh, tiếp tục thực hiện hoặc dừng bố trí kinh phí các nhiệm vụ để tập trung nguồn lực cho các nhiệm vụ có khả năng tổ chức tốt hơn, mang lại hiệu quả, đảm bảo sản phẩm đầu ra đáp ứng các chỉ tiêu đề ra.
Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị chủ trì, chủ nhiệm đề tài với các Vụ chức năng, cơ quan thụ hưởng kết quả nghiên cứu từ khâu xét duyệt thuyết minh đến nghiệm thu sản phẩm đề tài.
- Về phân khai kinh phí
Cần nâng cao tỷ lệ kinh phí trong nhiệm vụ được bố trí ngay trong năm đầu tiên của đề tài cấp Bộ, tránh tình trạng kinh phí chủ yếu được cấp vào các năm cuối, đảm bảo lộ trình đề ra cho chất lượng nghiên cứu, việc bố trí kinh phí cho các nhiệm vụ cần bám sát thuyết minh đã được phê duyệt, hạn chế kéo dài, giãn tiến độ thực hiện, đảm bảo cung cấp kịp thời kinh phí để các đề tài được triển khai thực hiện theo đúng tiến độ đề ra.
- Về hợp tác quốc tế
Xây dựng và hoàn thiện các quy chế phối hợp giữa Vụ Khoa học và Công nghệ và Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Tổ chức cán bộ, đơn vị thực hiện đề tài để việc thực hiện kế hoạch đoàn ra - đoàn vào được thuận lợi và đạt hiệu quả cao.
- Về nguồn nhân lực
Phân cấp việc thay đổi nhân sự tham gia thực hiện (bao gồm cả chủ nhiệm đề tài) cho các đơn vị quản lý cấp Tổng cục, Cục để thường xuyên rà soát nhân sự biến động, đảm bảo chất lượng và tiến độ các nhiệm vụ.
Tổ chức thường xuyên các khoá đào tạo, tập huấn để nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, khả năng tổng hợp các cán bộ quản lý tài chinh cho KHCN. Thúc đẩy triển khai thực hiện các đề tài thông qua kiểm tra, giám sát, phát hiện kịp thời những khó khăn, vướng mắc để có biện pháp tháo gỡ kịp thời.
Đa dạng hoá các nguồn nhân lực tham gia, có kế hoạch thu hút các cá nhân có uy tín khoa học, các nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia chủ nhiệm các nhiệm vụ KHCN của Bộ.
Sớm triển khai các nội dung liên quan đến xây dựng đề án tổng thể về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia, cán bộ KHCN về tài nguyên và môi trường đáp ứng yêu cầu giai đoạn mới.
- Về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật
Triển khai xây dựng các phần mềm quản lý tài chính cho khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu chính phủ điện tử trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Đẩy mạnh đầu tư đáp ứng đầy đủ các phương tiện như máy tính, mạng internet để triển khai quản lý và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ một cách tốt nhất trong giai đoạn sắp tới.
- Về thi đua khen thưởng
Triển khai các nội dung liên quan đến giải thưởng KHCN của Bộ (dự kiến bắt đầu từ năm 2019). Trong quá trình thực hiện các chương trình, cần có sơ kết, đánh giá, lựa chọn các kết quả tốt để khen thưởng, chuyển giao, đưa ra các cơ chế khuyến khích tài chính.
Hoàn thiện văn bản hướng dẫn để thực hiện các chế tài để đảm bảo việc giao nộp, tránh chiếm dụng kết quả nghiên cứu, đảm bảo tính ứng dụng của các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn, phục vụ công tác quản lý nhà nước của Bộ.
KẾT LUẬN
Do đặc thù của hoạt động KHCN trong lĩnh vực TNMT, gắn liền với công tác quản lý nhà nước, thực hiện các nhiệm vụ điều tra cơ bản trong nhiều lĩnh vực đặc thù, khó khăn. Bộ TNMT đã có các quy định, hướng dẫn, phương, cơ chế cụ thể trong việc quản lý tài chính các nhiệm vụ/đề tài/chương trình/dự án khoa học và công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, bước đầu hình thành cơ chế tài chính quỹ cho hoạt động KH&CN, đổi mới phương thức quản hoạt động khoa học và công nghệ thông qua các chương trình trọng điểm cấp Bộ.
Bộ Tài nguyên và Môi trường theo từng giai đoạn cụ thể đã xây dựng các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp bộ, tập hợp nhóm các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ nhằm giải quyết những vấn đề khoa học và công nghệ phục vụ phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ trung hạn hoặc dài hạn, được triển khai dưới hình thức tập hợp các đề tài, đề án, dự án sản xuất thử nghiệm có mục tiêu chung, cùng một lĩnh vực hoặc nhiều lĩnh vực theo chức năng quản lý của Bộ.
Qua quá trình tổ chức triển khai các chương trình KH&CN trọng điểm cấp Bộ giai đoạn 2015-2020 (đến hết năm 2018), có thể nhận thấy Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cố gắng theo sát, phù hợp với tình hình thực tiễn, chủ động chỉ đạo tổ chức triển khai các nhiệm vụ chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý tài chính công.
KHUYẾN NGHỊ
- Đẩy nhanh tiến độ bố trí kinh phí và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cấp Bộ thuộc các chương trình để có thể tổng kết 08 Chương trình vào cuối năm 2020 và triển khai xây dựng mới khung các chương trình cho giai đoạn tiếp theo.
- Sớm vận hành hoạt động của Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ Bộ Tài nguyên và Môi trường (NEFOSTED) trong thời gian sớm nhất, góp phần đổi mới công tác quản lý, huy động đa dạng hoá các nguồn lực cho hoạt động khoa học và công nghệ của Bộ.
- Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống các quy định về quản lý các nhiệm vụ, chương trình trọng điểm cấp Bộ trong Quy chế quản lý khoa học và công nghệ của Bộ.
- Tiếp tục đẩy mạnh việc công bố quốc tế các kết quả nghiên cứu thuộc 08 chương trình trong giai đoạn sắp tới;
- Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động tuyển chọn, đấu thầu đặt hàng rộng rãi các nhiệm vụ để thu hút các nguồn lực trong xã hội góp phần thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường.
- Đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng cơ sở dữ liệu tài chính và khoa học, công nghệ của Bộ, ứng dụng công nghệ thông tin và chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, xem xét trong giai đoạn sắp tới, có riêng một chương trình KHCN cấp Bộ hướng đến các mục công nghiệp 4.0.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cổng thông tin điện tử Bộ Tài nguyên và Môi trường, Quá trình phát triển
http://monre.gov.vn/Pages/qua-trinh-phat-trien.aspx;
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thông tư số 26/2018/TT-BTNMTT ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy chế quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Quyết định 2539/QĐ-BTNMT ngày 10 tháng 8 năm 2018 về Quy chế quản lý tài chính trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường;
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thông tư 66/2017/TT-BTNMT ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
5. Bộ Tài chính (2007), Chế độ tự chủ về tài chính, biên chế đối với cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, NXB Tài chính, Hà Nội.
6. Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ (2014), Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC- BNV ngày 30/5/2014 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước, Hà Nội.
7. Bộ Tài chính, Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ, Hà Nội.
8. Bùi Đại Dũng (2007), Hiệu quả chi tiêu ngân sách dưới tác động của vấn đề nhóm lợi ích ở một số nước trên thế giới, Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
9. Chính phủ (2003), Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN, Hà Nội.
10. Chính phủ (2005), Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước ra đời là bước tiến mới trong việc tăng cường phân cấp quyền và nghĩa vụ, mở rộng quyền tự chủ cho các cơ quan HCNN, Hà Nội.
11. Chính phủ (2013), Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 7/10/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước, Hà Nội.
12. Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
13. Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
14. Đỗ Tiến Dũng (2015), Nghiên cứu đề xuất giải pháp đổi mới tổ chức hoạt động và quản lý tài chính của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia theo Luật Khoa học và Công nghệ sửa đổi, Đề án cấp Bộ.
15. Hạng Hoài Thanh (2002), Quản lý tài chính (bản dịch), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - 2008.
16. Học viện Hành chính (2010), Giáo trình Lý luận hành chính Nhà nước, Hà Nội.
17. Học viện Tài chính (2009), Giáo trình quản lý tài chính công, NXB Tài Chính, Hà Nội.
18. Học viện Tài chính (2009), Giáo trình Lý thuyết tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội.
19. Lê Anh Khoa, Trần Phương Liên (2007), Những kiến thức cơ bản về quản lý thuế, Nhà xuất bản thống kê.
20. Lưu Đức Hải (2015), Kinh nghiệm quốc tế trong quản lý ngân sách và bài học cho Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu khoa học kiểm toán.
21. Mai Thế Bình (2015), Nghiên cứu, đổi mới quy trình tổ chức thực hiện đề tài nghiên cứu cơ bản do Quỹ Phát triển KH&CN quốc gia tài trợ phù hợp với Luật Khoa học và Công nghệ 2013, Đề tài KHCN cấp Bộ.
22. Ngô Thanh Hoàng (2012), Hoàn thiện cơ chế lập dự toán ngân sách nhà nước gắn với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội theo khuôn khổ trung hạn ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Học viện Tài chính.
23. Nguyễn Văn Nhứt (2004), Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành ngân sách nhà nước ở cấp chính quyền cơ sở tại Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài chính.
24. Nguyễn Thị Minh (2008), Đổi mới quản lý chi ngân sách nhà nước trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài chính.
25. Phan Huy Đường (2014), Quản lý công. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
26. Phạm Ngọc Dũng, Hoàng Thị Thuý Nguyệt (2008), Quản lý ngân sách nhà nước theo kết quả đầu ra và khả năng ứng dụng ở Việt Nam, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội.
27. Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Luật Tổ chức Chính phủ số 76/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015;
28. Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ =============== PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT NĂM 2019 PHỤC VỤ ĐỀ TÀI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP “QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁC CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỌNG ĐIỂM CẤP BỘ CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG” HỌC VIÊN CAO HỌC: TRỊNH THỊ HƯƠNG THẢO (Áp dụng cho các các bộ nghiên cứu tại các tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ công lập thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường) Tôi là Trịnh Thị Hương Thảo, học viên cao học trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc