4. Kết cấu của luận văn
3.2. Thực trạng thu hút vốn đầu tƣ tƣ nhân cho phát triển kinh tế ở Hà Giang
3.2.3. Hỗ trợ đầu tƣ tƣ nhân
Một trong những thành tựu lớn của công cuộc đổi mới hơn 30 năm qua ở nƣớc ta là đã hình thành một nền kinh tế đa thành phần, với các khu vực kinh tế khác nhau ngày càng phát triển năng động. Trong số đó, khu vực trẻ trung và năng động là khu vực kinh tế tƣ nhân trong nƣớc trong đó có tỉnh Hà Giang (KVKTTN). Trong bƣớc đƣờng phát triển vừa qua cũng nhƣ trong thời gian tới, khu vực kinh tế này còn phải đƣơng đầu với rất nhiều khó khăn, trở ngại. Để có thể trở thành động lực tăng trƣởng thực thụ và tham gia hội nhập quốc tế thành công, họ sẽ phải vƣợt qua những thách thức rất lớn.
Nói theo nghĩa rộng, khu vực này bao gồm tất cả các doanh nghiệp, các tổ chức kinh doanh của ngƣời Việt Nam không thuộc sở hữu nhà nƣớc (hoặc Nhà nƣớc có góp vốn nhƣng không giữ vai trò chi phối), không do nƣớc ngoài đầu tƣ (hoặc nƣớc ngoài có góp vốn nhƣng không giữ vai trò chi phối), không thuộc thành phần kinh tế tập thể (các hợp tác xã). Theo nghĩa đó, KVKTTN ở Hà Giang bao gồm khoảng hơn 1.053 doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, 353 tập thể theo mô hình Hợp tác xã, hơn ngàn hộ kinh doanh cá thể, một bộ phận của gần 1000 trang trại và hơn 3000 ngàn hộ nông dân có sản xuất nông sản hàng hóa không tham gia các hợp tác xã hoặc tổ hợp tác. Trong số này, 700 doanh nghiệp tƣ nhân (DNTN), với các hình thức tổ chức khác nhau (công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tƣ nhân một chủ), có đầy đủ tƣ cách pháp nhân, thƣờng đƣợc coi là khu vực doanh nghiệp tƣ nhân chính thức; số còn lại đƣợc tổ chức kinh doanh ở hình thức thấp hơn, chƣa có tƣ cách pháp nhân và do đó thƣờng đƣợc coi là khu vực tƣ nhân phi chính thức hoặc phi hình thức. (Cục Thống kê Hà Giang, 2009-2013). Từ năm 2009 trở lại đây, KVKTTN nói chung, DNTN nói riêng, đang phát triển
mạnh, đóng góp ngày càng lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và đang ngày càng khẳng định vai trò động lực của mình. Với việc thi hành Luật Doanh nghiệp và hàng loạt các biện pháp cải cách khác, môi trƣờng kinh doanh ở Hà Giang trong mấy năm gần đây đã có những cải thiện quan trọng theo hƣớng mở rộng quyền tự do kinh doanh của ngƣời dân trên nguyên tắc doanh nghiệp và ngƣời dân đƣợc tự do kinh doanh tất cả những lĩnh vực mà luật pháp không cấm, khuyến khích ngƣời dân làm ăn, kinh doanh làm giàu cho mình và cho tỉnh , khuyến khích mọi doanh nghiệp tham gia các ngành xuất khẩu, chú trọng hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa... Chính trong môi trƣờng đó, KVKTTNvà đặc biệt là DNTN đã nhanh chóng phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng, đóng góp tích cực vào tăng trƣởng kinh tế và phát triển xã hội của tỉnh trên các mặt: tạo công ăn việc làm, tăng vốn đầu tƣ phát triển, mở rộng xuất khẩu, thúc đẩy tăng trƣởng các ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, thúc đẩy phát triển các thị trƣờng, đổi mới kinh tế và hành chính...
Thị trƣờng các nƣớc mở rộng dần cho các sản phẩm của Việt Nam nói chung, Hà Giang nói riêng đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam (DNVN), trong đó có KVKTTN Hà Giang phát triển sản xuất, kinh doanh các sản phẩm của mình trên các thị trƣờng trong nƣớc và Trung Quốc. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh thị trƣờng trong nƣớc còn hạn hẹp do tình trạng nƣớc nghèo, mức thu nhập và khả năng tiêu dùng còn thấp, các DNVN rất thiếu "đầu ra". Các quan hệ thƣơng mại và đầu tƣ rộng mở cũng tạo cho DNVN cơ hội có các đối tác làm ăn, cơ hội học hỏi kinh nghiệm quản lý, tiếp thu công nghệ của họ, đào tạo nguồn nhân lực cho mình và trƣởng thành dần qua hợp tác và cạnh tranh.
thành phần theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của nhà nƣớc đã đánh thức tiềm năng kinh tế của bộ phận dân cƣ còn mang tính chất tự nhiên, tự cung tự cấp đặc trƣng của một tỉnh miền núi. Tiềm năng kinh tế đƣợc thu hút phản ánh tập trung thông qua sự thu hút và sử dụng vốn đầu tƣ của các doanh nghiệp tƣ nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và của các hộ gia đình, thông qua việc đầu tƣ trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh hay đầu tƣ gián tiếp thông qua kênh tín dụng ngân hàng, với nhà nƣớc, với các doanh nghiệp ở mọi thành phần kinh tế. Việc thu hút và sử dụng vốn đầu tƣ để tiến hành sản xuất kinh doanh, trong cơ chế thị trƣờng của các hộ gia đình, của các doanh nghiệp đã tạo nên sự sống động của nền kinh tế của tỉnh.. Chính sự sống động đó đòi hỏi các chủ thể sản xuất kinh doanh, thƣờng xuyên phải xử lý các vấn đề nhƣ nắm bắt nhu cầu thị trƣờng, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, tiết kiệm, cải tiến kỹ thuật, cải tiến tổ chức quản lý, ứng dụng máy móc thiết bị và thành tựu của khoa học công nghệ nhằm đạt đƣợc hiệu quả cao nhất trong đầu tƣ. Có thể nói đây là những vấn đề hết sức "mới mẻ" đối với nhân dân và các doanh nghiệp tỉnh Hà Giang. Tuy vậy với những cố gắng trong khai thác, thu hút và sử dụng vốn đầu tƣ để tiến hành sản xuất kinh doanh của các chủ thể đầu tƣ ở các thành phần kinh tế, thì đến 12/2012 Hà Giang đã hình thành đƣợc 1.053 doanh nghiệp ngoài quốc doanh.Trong đó doanh nghiệp tƣ nhân là 39; tập thể là 353 doanh nghiệp; công ty TNHH là 522 doanh nghiệp, với tổng số doanh thu tính đến 31/12/2013 là Tổng doanh thu đạt 17.764,5 tỷ đồng; doanh thu năm 2013 tăng so với năm 2011 bằng 123,59%. Tổng lợi nhuận trƣớc thuế đạt: 1.264,7 tỷ đồng; năm 2013 so với năm 2011 bằng 110.34% (Cục Thống kê Hà Giang, 2009-2013).
Các ngân hàng thƣơng mại nghiêm túc, tích cực triển khai có hiệu quả các chủ trƣơng của Chính phủ về chính sách tiền tệ, tín dụng; thực hiện đúng chính
sách tăng trƣởng tín dụng, trần lãi suất thu hút vốn và lãi suất cho vay theo quy định; nguồn vốn thu hút đạt 9.918 tỷ đồng; dƣ nợ cho vay 9.412 tỷ đồng, cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu về vốn cho các thành phần kinh tế vay để đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh. Đảm bảo tăng trƣởng tín dụng 10%, kiểm soát và hạn chế rủi ro tín dụng; tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thƣơng mại đều ở dƣới mức quy định. Thực hiện tốt giải pháp phát triển kinh tế của tỉnh, ƣu tiên cho vay đối với các dự án chế biến khoáng sản, thuỷ điện vừa và nhỏ, chế biến nông, lâm sản vay vốn đầu tƣ nhằm phát triển các lĩnh vực công nghiệp có thế mạnh, các sản phẩm công nghiệp có lợi thế cạnh tranh của tỉnh; các dự án cấp nƣớc, phát triển xây dựng nông thôn mới góp phần ổn định kinh tế của tỉnh
Về quy mô và hiệu quả mà các doanh nghiệp đạt đƣợc không chỉ phản ánh hiệu quả của việc sử dụng vốn đầu tƣ, mà còn chứng tỏ sự tồn tại và sự phát triển của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Nhƣng cần thấy rằng, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngoài quốc doanh ở tỉnh Hà Giang chiếm một tỷ lệ rất nhỏ cả về số lƣợng doanh nghiệp và lƣợng vốn đầu tƣ so với doanh nghiệp ngoài quốc doanh của cả nƣớc. Về lƣợng doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ chiếm 10.879.907 triệu đồng chiếm gần 48 % so với 12.187.339 gần 52.% lƣợng vốn đầu tƣ so với tổng doanh nghiệp quốc doanh của tỉnh. Lƣợng doanh nghiệp và lƣợng vốn ít ỏi, nhƣng vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh. Ngoài việc tạo ra công ăn việc làm cho ngƣời lao động, các doanh nghiệp đó sẽ là những cơ sở kinh tế quan trọng trợ giúp kinh tế nhà nƣớc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng; thay thế đảm đƣơng những lĩnh vực, những nơi mà khu vực kinh tế nhà nƣớc chƣa thể và không thể phù hợp trong việc thực hiện. Do quy mô và tiềm lực kinh tế còn quá nhỏ bé nên các doanh nghiệp Hà Gang rất khó khăn trong việc thu hút và sử dụng vốn đầu tƣ để tiến
hành sản xuất kinh doanh. Do vậy đòi hỏi nhà nƣớc cần có những chính sách khuyến khích (chính sách thuế, chính sách thị trƣờng, chính sách đào tạo bồi dƣỡng kiến thức cho doanh nghiệp...), đặc biệt là sự hỗ trợ về vốn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này phát triển. Trong thực tế, tuy số lƣợng và tiềm lực kinh tế của các doanh nghiệp còn hạn chế, nhƣng đã đóng góp một phần tƣơng đối quan trọng trong sự phát triển mở rộng các ngành nghề, giải quyết công ăn việc làm cho 354.772 lao động, từng bƣớc cải thiện đời sống nhân dân. Nhờ sự chuyển đổi cơ chế một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và một bộ phận kinh tế hộ giàu lên nhanh chóng, đời sống cơ bản đƣợc hoàn thiện một bƣớc đáng kể.