Giải pháp trong việc thanh tra, giám sát, kiểm soát bộ máy quản lý tà

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý tài chính tại Công ty Cổ phần Thủy điện Hủa Na (Trang 109 - 110)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý tài chính

4.2.6. Giải pháp trong việc thanh tra, giám sát, kiểm soát bộ máy quản lý tà

tài chính của Công ty

Việc thiết lập một hệ thống kiểm soát tài chính nội bộ trong Công ty là cần thiết để giám sát đƣợc các hoạt động trong quá trình quản lý đảm bảo tuân thủ luật pháp, hoàn thành kế hoạch đề ra, đồng thời, bảo toàn và phát triển vốn đầu tƣ.

Kiểm soát là quyền hạn chi phối các chinh sách và hoạt động của doanh nghiệp nhằm thu hút lợi ích và hiệu quả tối đa từ các hoạt động. Có thể hiểu

kiểm soát tài chính là quyền hạn chi phối các chính sách và hoạt động tài chính của Công ty trên các mặt:

- Đổi mới phƣơng thức kiểm soát từ mệnh lệnh hành chính sang kiểm soát dựa trên quyền tài sản, thị trƣờng, thƣơng hiệu, công nghệ, đào tạo cán bộ và quan hệ pháp luật.

- Xây dựng môi trƣờng kiểm soát chung bao gồm các yếu tố nhƣ khả năng nhận thức, thái độ của ngƣời quản lý đối với hoạt động kiểm soát, hệ thống quy trình, chính sách, thủ tục, tài liệu kiểm soát, cơ cấu tổ chức, chính sách nhân sự, quyền hạn của các cá nhân và các phòng ban chức năng thuộc Công ty. Trong đó, sự phối hợp giữa các bộ phận là yếu tố mang tính chất quyết định.

- Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ, giúp việc cho Hội đồng quản trị, ban Giám đốc, là công cụ kiểm tra, giám sát quá trình hạch toán tài chính, kế toán và có cơ cấu tổ chức.

- Xây dựng các chỉ tiêu để thực hiện kiểm soát, các chỉ tiêu này phụ thuộc vào đặc điểm và tình hình hoạt động của Công ty và các đơn vị tại mỗi thời điểm nhất định.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý tài chính tại Công ty Cổ phần Thủy điện Hủa Na (Trang 109 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)