Định hướng chung về thu hút và sử dụng ODA từ nay đến 2020 và dự

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức cho phát triển nông nghiệp tại tỉnh Sơn La (Trang 79 - 83)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

4.1. Dự báo khả năng thu hút ODA của tỉnh Sơn La

4.1.4. Định hướng chung về thu hút và sử dụng ODA từ nay đến 2020 và dự

khả năng thu hút ODA cho phát triển nông nghiệp của tỉnh Sơn La

Định hướng thu hút và sử dụng:

tỉnh Sơn La hướng tới việc tiếp tục đẩy mạnh công tác,

tỉnh Sơn La hướng tới việc tiếp tục đẩy mạnh công tác, thực hiện các chương trình, dự án ODA đã ký kết và thu hút các nhà đầu tư ODA. Theo đó, tỉnh đã triển khai xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020, trong đó các cấp, các ngành tập trung rà soát, đánh giá tình hình thực hiện, nợ đọng xây dựng cơ bản, nhu cầu vốn để hoàn thành các công trình chuyển tiếp thuộc các chương trình, đề án, dự án triển khai trong giai đoạn 2011-2015, xác định nhu cầu vốn đối ứng các dự án ODA, dự kiến khả năng cân đối các nguồn vốn giai đoạn tiếp theo và xác định danh mục dự án chuẩn bị thu hút đầu tư thuộc kế hoạch đầu tư giai đoạn 2016-2020.

Trong huy động, quản lý và sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển: Đánh giá bao quát, đầy đủ, rõ nét tình hình và kết quả thực hiện việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển, trong đó có nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.

Trong thực hiện các dự án ODA: Bố trí vốn hoàn trả các khoản vay, vốn ứng trước kế hoạch đến hạn; vốn đối ứng các dự án ODA; bố trí vốn thanh toán nợ của các dự án hoàn thành của những năm trước; nợ khối lượng hoàn thành của các dự án tạm dừng, giãn tiến độ sau năm 2015; các dự án dự kiến hoàn thành trong năm kế hoạch để đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả; các dự án dự kiến hoàn thành trước năm 2015 (theo tiến độ trong quyết định đầu tư, khả năng cân đối vốn và khả năng thực hiện giai đoạn 2013-2015); các dự án trọng điểm hoàn thành sau năm 2015; bố trí vốn khởi công các dự án ODA mới thực sự cấp thiết, kiểm soát chặt chẽ quy mô, xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn.

Dự báo khả năng thu hút ODA cho phát triển nông nghiệp của tỉnh Sơn La

Cơ hội và thách thức đối với tỉnh Sơn La:

- Thách thức:

Các cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới khiến nhiều nước phát triển phải cắt giảm các khoản viện trợ quốc tế. Theo báo cáo của OECD thì ODA toàn cầu giảm 2,7% năm 2011. Chịu sự cạnh tranh của Châu Phi, là khu vực nghèo đói nhất trên thế giới. Điều này sẽ làm co hẹp lượng cung ODA cho Việt Nam trong thời

gian tới và đồng nghĩa với việc Sơn La sẽ khó khăn hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn ODA. Cần xác định rằng ODA chỉ là nguồn vốn bên ngoài bổ sung và không thay thế được nguồn lực nội sinh. Vì vậy, cần tận dụng ODA như một yếu tố thúc đẩy để phát triển nội lực về mặt lâu dài

Việt Nam là chính thức là nước có thu nhập trung bình từ năm 2010, cơ cấu ODA dành cho VN đang có sự thay đổi, rõ ràng nhất là sự gia tăng của các nguồn vốn vay kém ưu đãi hơn, ODA không hoàn lại đang có xu hướng giảm dần làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn và khả năng trả nợ của chính phủ, do vậy cần tính toán rất cẩn trọng trong việc thu hút và sử dụng vốn. Đây là một thách thức đòi hỏi các cơ quan quản lý và thực hiện các dự án ODA cho phát triển nông nghiệp của tỉnh triển cần tăng cường năng lực và cải tiến mạnh mẽ hoạt động thu hút và sử dụng ODA để tránh gây gánh nặng.

- Cơ hội:

Các nhà tài trợ lớn như WB, Nhật Bản, ADB vẫn cam kết tiếp tục viện trợ cho Việt Nam, đặc biệt cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Trong khi đó, khu vực Tây Bắc, trong đó có tỉnh Sơn La hiện nay là một khu vực được ưu tiên đầu tư phát triển.

Sự hội nhập ngày càng sâu rộng của Việt Nam trong nền kinh tế thế giới, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại song phương đa phương sẽ giúp cho Việt Nam có khả năng thu hút nhiều nhà tài trợ ODA hơn, kể cả trong lĩnh vực nông nghiệp. Do đó, Sơn La cần nắm bắt kịp thời yếu tố này để thúc đẩy hoạt động thu hút của tỉnh.

Việt Nam được đánh giá là một trong số các quốc gia sử dụng hiệu quả vốn ODA và tạo dựng được lòng tin của các nhà tài trợ. Đây sẽ là căn cứ quan trọng để các nhà tài trợ thực hiện tài trợ ODA cho Việt Nam và cũng là cơ hội để Sơn La thu hút được nhiều vốn ODA hơn cho phát triển nông nghiệp.

Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 quy định về việc quản lý sử dụng nguồn vốn ODA và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ đã xác định Nông nghiệp & PTNT là lĩnh vực được ưu tiên sử dụng. Do đó, Sơn La có thể nắm

bắt và tận dụng định hướng này để phát triển ngành nông nghiệp thông qua các dự án ODA.

Để tiếp tục thu hút ODA, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có định hướng thu hút ODA vào lĩnh vực nông nghiệp. Để thực hiện, Bộ đưa ra một loạt giải pháp, bao gồm: Tiếp tục huy động, quản lý và thực hiện nguồn vốn ODA lãi suất ưu đãi và đón đầu huy động vốn ODA; hoàn thiện thể chế, cơ chế và bộ máy quản lý thực hiện các dự án do Bộ quản lý... Đây sẽ là tiền đề để Sơn La sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn ODA, tạo dựng lòng tin với các nhà tài trợ.

Sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật, nguồn nhân lực từ các nhà tài trợ sẽ là động lực hữu ích để Sơn La cải thiện năng lực quản lý, thực hiện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao hiệu quả sử dụng ODA nhưng chỉ trong trường hợp sơn la phải tranh thủ và tận dụng tốt sự hỗ trợ này thông qua việc học hỏi và đúc rút kinh nghiệm một cách nghiêm túc.

Dự báo: Như vậy, có thể thấy rằng trong giai đoạn phát triển giai đoạn tiếp

theo, tỉnh Sơn La vẫn định hướng thu hút ODA từ các nhà tài trợ, đồng thời đảm bảo đánh giá kỹ lưỡng việc cân đối nguồn vốn và nâng cao hiệu quả trong thực hiện các chương trình, dự án ODA.

Để tăng cường công tác thu hút các nguồn viện trợ, Tỉnh đã ban hành Kế hoạch vận động nguồn viện trợ năm 2013 – 2014, 2013-2020 và Danh mục Dự án vận động tài trợ, đây là căn cứ cơ bản để các Sở, ngành, địa phương, đơn vị trong tỉnh đẩy mạnh xúc tiến vận động nguồn viện trợ trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015 và đến 2020. Tỉnh Sơn La đã dự tính nhu cầu ODA trong giai đoạn này là 1.170 tỷ đồng. Cũng như giai đoạn trước đó, tỉnh Sơn La luôn muốn tỷ lệ ODA so với tổng vốn đầu tư toàn tỉnh chiếm khoảng 3%.

Trong thời gian tới, tỉnh cũng đề xuất tiếp tục đẩy mạnh sản xuất phát triển ngành nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa dựa trên việc huy động các nguồn vốn phát triển, trong đó có vốn ODA. Dựa trên tình hình thực tế và môi trường trong ngoài nước có thể thấy rằng Sơn La hoàn toàn có thể thu hút mạnh

mẽ hơn dòng vốn ODA để phục vụ cho mục tiêu phát triển nông nghiệp trong giai đoạn tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức cho phát triển nông nghiệp tại tỉnh Sơn La (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)