Một số phƣơng pháp hỗ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý tại ngân hàng chính sách xã hội (Trang 40 - 41)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Một số phƣơng pháp hỗ trợ

- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Thu thập các dữ liệu sẵn có bên trong và bên ngoài ngân hàng thông qua các hệ thống văn bản, tài liệu, các số liệu thống kê, các báo cáo nghiên cứu liên quan đến công tác đào tạo và phát triển CBQL tại ngân hàng Chính sách xã hội. Dữ liệu thứ cấp bên ngoài được hiểu là các các tài liệu, lý luận cơ bản về công tác phát triển nguồn nhân lực được thao khảm từ các quy định của nhà nước, các văn bản pháp quy, trong các giáo trình, tài liệu học tập trong và ngoài nước. Dữ liệu thứ cấp bên trong là các dữ liệu được cung cấp bởi NHCSXH. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: được thực hiện qua các hình thức sau:

+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn về công tác phát triển CBQL trong ngân hàng chính sách xã hội.

+ Nội dung nghiên cứu bao gồm: đánh giá thực trạng phát triển CBQL tại NHCSXH hiện nay. Những điều đã đạt được và mong muốn, đánh giá của bản thân các CBQL về vấn đề phát triển CBQL trong hiện tại cũng như tương lai. Ngoài ra khảo sát cán bộ nhân viên đánh giá về CBQL của đơn vị mình.

+ Đối tượng khảo sát: Với mẫu ý kiến tự đánh giá của CBQL được thiết kế gửi đến 200 CBQL thuộc đối tượng khảo sát là CBQL cấp cao và CBQL cấp trung. Kết quả có 50 bảng hỏi có thể sử dụng được đến từ Hội sở chính, Trung tâm công nghệ thông tin và Chi nhánh của một số tỉnh. Với mẫu ý kiến đánh giá của cán bộ nhân viên, mẫu khảo sát là 200 người. Kết quả có 100 phiếu khảo sát có giá trị sử dụng.

+ Công cụ thực hiện: Lập phiếu điều tra khảo sát dưới dạng bảng hỏi được phát cho các đối tượng khảo sát để lấy thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý tại ngân hàng chính sách xã hội (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)