Phân công công việc Số lƣợng Tỷ lệ
Quản lý 3 2,36%
Xử lý nghiệp vụ 24 18,90%
Phục vụ bạn đọc 73 57,48%
Công nghệ thông tin 8 6,30%
Khác 19 14,96%
Nguồn: Phòng Hành chính Tổ chức, Trung tâm TT-TV
Với mô hình quản lý tập trung thống nhất, các cán bộ, nhân viên Trung tâm TT-TV được bố trí, sử dụng theo hướng chuyên môn hóa và phù hợp với từng vị trí việc làm đã báo cáo ĐHQGHN. Việc chuyên môn hóa có nhiều ưu điểm như: nhiệm vụ trách nhiệm của cán bộ, nhân viên rõ ràng, công việc đơn giản, lặp đi lặp lại, mỗi người một việc, mọi người đều tham gia, quản lý chặt chẽ. Về cơ bản, mô hình này đảm bảo cho Trung tâm TT-TV tính ổn định và phục vụ, đáp ứng được những yêu cầu vốn đã được hoạch định sẵn.
Nhằm đảm bảo, phát huy các ưu điểm của sự chuyên môn hóa, giảm thiểu các hạn chế của chuyên môn hóa, phù hợp trước yêu cầu quản lý trong
môi trường hiện đại, Trung tâm TT-TV luôn chú ý hơn đến các nội dung như: Luân chuyển công việc, thay đổi công việc của cán bộ, nhân viên trong môi trường công việc mới; mở rộng công việc; đặc biệt Trung tâm TT-TV luôn chú ý vấn đề phối hợp tác giữa cá nhân và nhóm. Trong quản lý, bố trí và sử dụng đội ngũ cán bộ đặc biệt chú ý đến phương pháp quản lý theo mô hình nhóm, tổ. Mô hình giúp Trung tâm TT-TV tận dụng được những năng lực cá nhân và phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đơn vị. Mô hình làm việc theo nhóm, tổ ở Trung tâm TT-TV có tính tập trung, có tính phân quyền, nó tập trung trong việc thực hiện nhiệm vụ chung, mục tiêu chung của Trung tâm TT- TV, đồng thời phân quyền cho nhóm, tổ nhận nhiệm vụ kiểu trọn gói, cả gói công việc. Nhóm, tổ sẽ chủ động lập kế hoạch, phương án, cách thức triển khai, phân công các thành viên thực hiện, đồng thời xác định thời gian hoàn thành nhiệm vụ. Vì vậy, phương pháp quản lý theo mô hình nhóm, tổ rất linh hoạt, mềm dẻo, đạt hiệu quả cao trong việc thực hiện, mặt khác không có sự xáo trộn, thay đổi về mặt cơ cấu tổ chức.
Mặc dù có cải tiến, áp dụng linh hoạt các biện pháp bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ, nhân viên Trung tâm TT-TV để đáp ứng các yêu cầu trong thời gian qua. Tuy nhiên trong thời gian tới, Trung tâm TT-TV cũng cần nghiên cứu để xây dựng được cơ chế đảm bảo tính cạnh tranh, nỗ lực phấn đấu xuất phát từ nhu cầu tự thân của từng cán bộ, nhân viên.
Bên cạnh đó, việc luân chuyển cán bộ, nhân viên tại Trung tâm TT-TV được thực hiện khá thường xuyên, tuy nhiên việc luân chuyển chỉ chủ yếu chú trọng tới “điều chuyển’’ nhằm đảm bảo đủ nhân lực cho các phòng, bộ phận, chưa chú ý tới các yếu tố như đảm bảo cơ cấu về trình độ, giới, lứa tuổi của đơn vị, nguyện vọng, mong muốn của cá nhân. Chính vì vậy, việc luân chuyển cán bộ tại Trung tâm TT-TV chưa đạt hiệu quả cao như mục tiêu công tác quản lý nhân lực.
Từ những thực trạng nêu trên, trong giai đoạn tới đòi hỏi Trung tâm TT-TV phải có những giải pháp đồng bộ, quyết liệt, mang tính chiến lược khả thi để có thể xây dựng, bổ sung cho các đơn vị trực thuộc nguồn nhân lực có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn, có trách nhiệm, tâm huyết với công việc phục vụ bạn đọc, phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ của Trung tâm TT-TV trong thời kỳ mới, góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của Trung tâm TT-TV, đồng thời qua đó quản lý nhân lực tại Trung tâm TT-TV ngày càng tốt hơn.
3.2.4. Về công tác đào tạo nhân lực
Đào tạo nhân lực được hiểu là các hoạt động học tập nhằm giúp người lao động có thể thực hiện hiệu quả hơn chức năng nhiệm vụ của mình. Đó chính là quá trình học tập là cho người lao động nắm vững hơn về công việc của mình, là những hoạt động để nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động để thực hiện nhiệm vụ lao động có hiệu quả hơn.
Nội dung của đào tạo và phát triển nhân lực là những hoạt động học tập giúp nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tác động đến hành vi nghề nghiệp của người lao động. Chúng khác biệt nhau là trong khi đào tạo định hướng vào việc bù đắp những thiếu hụt về kiến thức, kỹ năng thực hiện công việc hiện tại của cá nhân, thì phát triển là sự chuẩn bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho việc thực hiện công việc trong tương lai, liên quan đến chiến lược dài hạn của cả tổ chức và cá nhân, hay nói cách khác phát triển thực chất là sự đào tạo trước, đào tạo cho tương lai.
Với phương châm đào tạo, nội dung đào tạo như trên và do tính chất đặc thù là thư viện chuyên ngành và đa ngành, phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, giảng dạy, học tập của ĐHQGHN gắn với đối tượng bạn đọc có trình độ cao. Trung tâm TT-TV luôn xác định vai trò quan trọng của công tác đào tạo, đào tạo lại cán bộ, nhân viên của mình là yếu tố giúp nâng cao chất
lượng nhân lực của Trung tâm, qua đó thực hiện tốt công tác quản lý nhân lực tại Trung tâm,
Hiện nay, chất lượng thông tin tài liệu với hàm lượng chất xám cao, với yêu cầu tin ngày càng đa dạng, chính xác, kịp thời điều này cũng đòi hỏi những yêu cầu về trình độ chuyên môn và các kỹ năng công việc ở mức độ cao cũng như khả năng trau đồi, cập nhật một cách liên tục hơn của đội ngũ cán bộ, nhân viên tại Trung tâm. Do đó, đội ngũ cán bộ, nhân viên tại Trung tâm TT-TV bắt buộc phải tiếp tục được đào tạo, phát triển mới đáp ứng được những yêu cầu trên.
Nhìn chung, đa số các cán bộ, nhân viên của Trung tâm TT-TV có mức độ tương đối đồng đều về năng lực và sự bình đẳng trong công việc, luôn trau dồi kiến thức và các kỹ năng đáp ứng yêu cầu của công việc. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một bộ phận cán bộ, nhân viên trì trệ, thiếu ý thức trau dồi với lý do về tuổi tác, công việc không thực tế… Hoặc từ các nguyên nhân khách quan như: không được tạo điều kiện cho đi học các chuẩn nghiệp vụ, một số cán bộ, nhân viên có các quan điểm phát triển thay đổi, cán bộ tốt nghiệp các chuyên ngành đào tạo khác hay công tác tại thư viện chưa được bổ sung các kỹ năng và kiến thức về thông tin thư viện. Các kiến thức và kỹ năng tin học của cán bộ khi đã ra trường công tác tại các thư viện đều do tự trau dồi hoặc tự trang bị. Phần lớn khả năng ngoại ngữ ở một bộ phận lớn cán bộ, nhân viên của Trung tâm bị mai một và ít có cơ hội sử dụng trong thực tế công việc. Vì vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cán bộ, nhân viên được Trung tâm TT-TV coi là nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nhân lực, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công việc và phát triển trong tương lai của Trung tâm.
Qua việc xác định rõ các nhóm năng lực cần đào tạo cho đội ngũ cán bộ, nhân viên tại Trung tâm đáp ứng yêu cầu công việc. Hàng năm, Trung tâm
TT-TV đều xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho các nhóm đối tượng này với các nội dung: Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch bậc, theo các quy định của nhà nước gồm: Quản lý nhà nước chương trình chuyên viên, chuyên viên chính; đào tạo bồi dưỡng về giáo dục quốc phòng, an ninh. Đào tạo theo chuyên môn từng vị trí công tác gồm: Hành chính, kế hoạch - tài chính, nghiệp vụ lễ tân, văn phòng... Đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ gồm: xử lý thông tin, quản trị thư viện tích hợp, quản trị tài nguyên số…
Bảng 3.4: Kết quả đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ giai đoạn 2014-2016
Năm
Số lƣợng cán bộ đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng các
lĩnh vực bồi dƣỡng Đào tạo,
ở nƣớc ngoài
Tổng cộng ANQP QLNN Chuyên môn, nghiệp vụ Tin học Khác
2014 13 13 35 22 2 85
2015 32 18 26 31 4 1 112
2016 29 10 30 36 5 1 111
Tổng cộng 74 41 91 99 11 2 308
Nguồn: Phòng Hành chính Tổ chức, Trung tâm TT-TV
Qua bảng số liệu 3.4, cho thấy trong giai đoạn 2014-2016:
- Số lượt cán bộ, nhân viên được bồi dưỡng về an ninh, quốc phòng là: 74 lượt người chiếm 24,03%.
- Số lượt cán bộ, nhân viên được bồi dưỡng về quản lý nhà nước là: 41 lượt người chiếm 13,31%.
- Số lượt cán bộ, nhân viên được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ là: 91 lượt người chiếm 29,55%.
- Số lượt cán bộ, nhân viên được đào tạo, bồi dưỡng về tin học (chủ yếu sử dụng phần mềm quản trị thư viện tích hợp) là 99 lượt người chiếm 32,14%. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên được Trung tâm TT-TV tiến hành thường xuyên, số lượng cán bộ, nhân viên được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ và tin học luôn được chú trọng và chiếm chủ yếu
trong công tác đào tạo, bồi dưỡng tại Trung tâm. Tuy nhiên, đào tạo bồi dưỡng về ngoại ngữ chủ yếu do cán bộ được đào tạo khi còn học đại học, sau đó tự học, tự đào tạo, bồi dưỡng. Đào tạo, bồi dưỡng về tin học chủ yếu về sử dụng phần mềm quản trị thư viện tích hợp, chưa tập trung đào tạo trình độ tin học nâng cao. Đây cũng là những tồn tại, hạn chế của Trung tâm TT-TV trong công tác đào tạo nhân lực trong thời gian qua.
3.2.5. Về thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ nhân lực
Các chế độ, chính sách đãi ngộ nhân lực luôn là vấn đề thiết thực và nhạy cảm, đặc biệt là các chính sách có liên quan đến con người, vì đây là động lực quan trọng nhất kích thích con người làm việc hăng hái, tích cực. Song nó cũng là vấn đề cực kỳ phức tạp trong quản lý nhân lực mà các tổ chức, đơn vị phải chú trọng quan tâm, giải quyết.
Là một đơn vị sự nghiệp, phục vụ đào tạo, về cơ bản các chế độ, chính sách đãi ngộ nhân lực của Trung tâm TT-TV chủ yếu được thực hiện giống như các đơn vị sự nghiệp khác trong ngành giáo dục đào tạo, văn hóa. Tuy nhiên, với đặc thù là đơn vị có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và là đơn vị có con dấu, tài khoản riêng, Trung tâm TT-TV đã chủ động trong việc xây dựng chính sách, thực hiện các mức đãi ngộ kích thích cán bộ làm việc hăng hái, tích cực. Trung tâm TT-TV đã xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ, trong đó có quy định chế độ đãi ngộ nhất định đối với cán bộ, nhân viên của Trung tâm, đây được coi là “cái gậy pháp lý” quan trọng trong việc phát huy quyền chủ động cao trong việc chi trả mức đãi ngộ nhân lực, bởi cơ chế, quy định của Nhà nước hiện nay vẫn còn những bất hợp lý về chế độ chi trả, đãi ngộ đối với người lao động ở nước ta. Cụ thể, Trung tâm TT-TV thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ nhân lực qua các mặt sau:
-Về thi đua khen thưởng: Để khuyến khích cán bộ, nhân viên hăng hái, tích cực công tác, học tập nâng cao trình độ. Hàng năm, Trung tâm TT-TV
thực hiện đầy đủ các quy định về thi đua, khen thưởng trong đó có nhiều hình thức đề nghị cấp trên khen thưởng, khen thưởng cho các cán bộ, nhân viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ như: Đề nghị Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động, Bằng khen Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Giám đốc ĐHQGHN, chiến sỹ thi đua các cấp, tuyên dương Gương mặt trẻ tiêu biểu ĐHQGHN; tặng Giấy khen của Giám đốc Trung tâm và gắn thành tích thi đua, khen thưởng vào việc xem xét nâng bậc lương trước thời hạn. Hàng năm, Trung tâm đề nghị ĐHQGHN nâng lương trước thời hạn cho 5-6 cán bộ. - Về chế độ lương, phụ cấp: Đối với lương, Trung tâm TT-TV chi trả theo quy định của Nhà nước về mức lương, ngạch, bậc, lương cơ bản = lương tối thiểu x Hệ số lương, cán bộ Trung tâm được hưởng đầy đủ các phụ cấp như: phụ cấp độc hại (đối với ngạch thư viện viên, thư viện viên chính) phụ cấp quản lý đối với cán bộ quản lý. Các khoản phụ cấp, hỗ trợ khác được Trung tâm quy định cụ thể, chi tiết trong Quy chế chi tiêu nội bộ gồm: hỗ trợ kinh phí ăn trưa, hỗ trợ chi trả tiền điện thoại, công tác phí, hỗ trợ phục vụ trong thời gian ôn thi, hỗ trợ chuyên môn, nghiệp vụ… Các cán bộ, nhân viên làm thêm ngoài giờ đều được chi trả theo định mức làm làm thêm. Ngoài ra, các ngày lễ, Tết trong năm tùy theo mức độ, thời gian làm việc của mỗi cán bộ, nhân viên sẽ được hưởng theo nhóm, mức quy định cụ thể.
Tuy nhiên, là đơn vị phục vụ đào tạo của ĐHQGHN, do đó rất khó khăn cho Trung tâm TT-TV trong việc tăng thêm nguồn thu ngoài ngân sách Nhà nước, ngoài việc được hưởng phần nhỏ tỷ lệ % học phí hệ chính quy của các cơ sở đào tạo trong ĐHQHN và các nguồn thu dịch vụ khác của Trung tâm. Chính vì vậy, quỹ tiền lương, tiền công, phụ cấp khác vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nguồn ngân sách nhà nước cấp cho Trung tâm TT-TV là chính. Mặc dù Trung tâm TT-TV luôn quan tâm, thực hiện tương đối, khách quan, rõ ràng, công bằng các mức chi trả, hỗ trợ cho cán bộ, nhân viên Trung tâm,
nhưng các mức chi trả, hỗ trợ đều thấp, hoặc rất thấp như: chi trả làm thêm ngoài giờ…Vì vậy, chưa tạo sự yên tâm công tác, gắn bó lâu dài với Trung tâm, chưa thực sự tạo nên động lực cho cán bộ, nhân viên tập trung vào công tác chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao trình độ, thậm chí đã có cán bộ, nhân viên trẻ tuổi, có năng lực rất vững vàng, tha thiết gắn bó với Trung tâm, nhưng vì các vấn đề thu nhập không đảm bảo đã xin chuyển công tác, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nhân lực tại Trung tâm.
Ngoài ra, mức chi trả các khoản tiền thưởng (ngoài lương) tại Trung tâm đều còn ở mức thấp (bảng 3.5). Trong thời gian tới, Trung tâm cần phải chú trọng, cải tiến, đánh giá, điều chỉnh lại các mức tiền thưởng, một mặt đảm bảo được các quy định của nhà nước về quản lý tài chính (thu, chi), điều quan trọng các mức tiền thưởng đảm bảo đa số ở mức tạm được so với tình hình thực tế hiện nay, có như vậy mới tạo được sự yên tâm, động lực phấn đấu, cống hiến cho đội ngũ cán bộ, nhân viên, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc tại Trung tâm TT-TV trong giai đoạn phát triển mới.
Bảng 3.5: Bảng số liệu đánh giá về các khoản tiền thƣởng năm 2016
Đơn vị tính: % Nội dung Hợp lý Tạm đƣợc Không hợp lý Rất không hợp lý Không trả lời
Tiền làm ngoài giờ 6,14 19,8 54,6 15,9 3,56 Tiền hỗ trợ công tác 16,2 34,2 40,3 6,2 3,1 Tiền thưởng do hoàn
thành tốt công việc 18,6 56,4 13,9 7,63 3,47 Thưởng các dịp ngày
Lễ, Tết 28,5 52,1 12,8 3,31 3,29
Nguồn: Phòng Hành chính Tổ chức, Trung tâm TT-TV
Các chính sách đãi ngộ khác:
Song song với quá trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhân viên. Trung tâm TT-TV đã tạo điều kiện học tập nâng cao lý luận và thực tiễn cho đội ngũ cán bộ, nhân viên, tạo điều kiện để cán bộ, viên chức đi học tập trao
đổi, tập huấn trong và ngoài nước. Do quan hệ, hợp tác với nhiều tổ chức