CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng quản lý ngân sách huyện Hƣơng Sơn, tỉnh Hà Tĩnh
3.2.1. Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách cấp huyện
Nguồn thu, nhiệm vụ chi NSH và tỷ lệ % phân chia nguồn cho NSH trong thời kỳ ổn định ngân sách địa phƣơng năm 2011-2015 đƣợc quy định tại Quyết định số 29/2010/QĐ-UBND ngày 29/12/2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (thực hiện theo Nghị quyết số 136/2010/NQ-HĐND ngày 24/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh khoá XV, kỳ họp thứ XIX).
Nguồn thu, nhiệm vụ chi NSH đƣợc phân cấp cơ bản ổn định trong thời kỳ ổn định ngân sách địa phƣơng 2011 - 2015, cụ thể:
3.2.1.1. Nguồn thu NSH và tỷ lệ % phân chia nguồn thu cho ngân sách cấp huyện
- Các khoản thu NSH hƣởng 100%, gồm:
+ Thuế môn bài do các Doanh nghiệp, HTX nộp
+ Các khoản phí, lệ phí do cơ quan cấp huyện quản lý thu nộp ngân sách theo quy định pháp luật
+ Thu sự nghiệp nộp ngân sách do cấp huyện quản lý
+ Thu viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài trực tiếp cho ngân sách huyện
+ Huy động của các tổ chức, cá nhân để đầu tƣ xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng nộp vào ngân sách huyện
+ Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc cho ngân sách huyện
+ Thu xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực do cấp huyện quản lý; thu từ các hoạt động chống buôn lậu và kinh doanh trái pháp luật theo phân cấp của tỉnh
+ Thu chuyển nguồn từ năm trƣớc chuyển sang + Thu kết dƣ ngân sách
+ Thu bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh
+ Các khoản thu khác ngân sách theo quy định pháp luật
- Các khoản thu phân chia cho NSH hƣởng theo tỷ lệ % (được nêu trong Bảng 3.2).
Bảng 3.2. Các khoản thu NSNN phân chia cho NSH hƣởng theo tỷ lệ % và tỷ lệ % phân chia nguồn thu NSNN cho NSH trong thời kỳ ổn định
Ngân sách địa phƣơng 2011 - 2015
Nội dung nguồn thu NSNN phân chia cho ngân sách cấp huyện hƣởng theo tỷ lệ %
Tỷ lệ % phân chia nguồn thu NSNN cho ngân sách huyện (%)
- Thuế Giá trị gia tăng và thu nhập doanh nghiệp đối với các hoạt động kinh doanh
+ Do các doanh nghiệp và hợp tác xã nộp 60
+ Do hộ kinh doanh cá thể nộp 40
- Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng sản xuất trong nƣớc 50 - Thuế Tài nguyên
+ Tài nguyên rừng 20
+ Tài nguyên khoáng sản 30
+ Tài nguyên khác: đá, cát, sỏi, đất, nƣớc... 60 - Tiền sử dụng đất
+ Phát sinh trên địa bàn xã 30
+ Phát sinh trên địa bàn thị trấn 20
- Lệ phí trƣớc bạ thu vào tài sản không phải là đất 30 - Thuế thu nhập cá nhân do Chi cục thuế huyện thu 40
Nguồn: Quyết định số 29/2010/QĐ-UBND ngày 29/12/2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh.
3.2.1.2. Nhiệm vụ chi ngân sách cấp huyện
- Chi đầu tƣ phát triển, bao gồm:
+ Chi xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng KT-XH do huyện quản lý. + Chi đối ứng các dự án, chƣơng trình mục tiêu.
+ Các khoản chi đầu tƣ phát triển khác theo quy định của pháp luật. - Chi thƣờng xuyên, bao gồm:
+ Các hoạt động về giáo dục trung học cơ sở, tiểu học cơ sở, giáo dục mầm non và các hoạt động liên quan đến giáo dục do cấp huyện quản lý.
+ Các hoạt động về đào tạo nghề, đào tạo ngắn hạn và các loại hình đào tạo khác do cấp huyện tổ chức quản lý.
+ Hỗ trợ các hoạt động về y tế do cấp huyện quản lý.
+ Các lĩnh vực sự nghiệp văn hóa thông tin, thể dục thể thao, tuyên truyền phổ biến pháp luật, đảm bảo xã hội và các sự nghiệp khác do cấp huyện quản lý.
+ Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do cấp huyện quản lý, gồm: Nông, lâm, ngƣ nghiệp, chuyển giao công nghệ; giao thông; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thƣơng mại du lịch, tài nguyên, môi trƣờng. Sự nghiệp kiến thiết thị chính và các sự nghiệp kinh tế khác.
+ Chi cho Quốc phòng, gồm: Công tác giáo dục quốc phòng toàn dân, công tác tuyển quân và đón tiếp quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về, đăng ký quân nhân dự bị, tổ chức huấn luyện cán bộ dân quân tự vệ (do cấp huyện trực tiếp điều động), chi trả phụ cấp thực hiện pháp lệnh dân quân tự vệ, thực hiện một số nhiệm vụ khác về đảm bảo QPAN theo quy định.
+ Chi An ninh và trật tự an toàn xã hội, gồm: Hỗ trợ các chiến dịch giữ gìn an ninh và trật tự an toàn xã hội, hỗ trợ sơ kết tổng kết phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, hỗ trợ hoạt động an ninh trật tự cơ sở, thực hiện một số nhiệm vụ khác về đảm bảo an ninh theo quy định.
+ Hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc cấp huyện.
+ Hoạt động của các tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam cấp huyện.
+ Hoạt động của các cơ quan cấp huyện: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản HCM, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Hội phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam.
+ Hỗ trợ cho các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp cấp huyện theo quy định của pháp luật.
+ Các khoản chi khác theo phân cấp của tỉnh. + Chi tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lƣơng. + Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. + Chi bổ sung cho ngân sách cấp xã, thị trấn.
Việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi NSH và tỷ lệ % phân chia nguồn thu NSNN cho NSH trong thời kỳ ổn định ngân sách địa phƣơng 2011 - 2015 của HĐND tỉnh Hà Tĩnh đã đảm bảo nguyên tắc phù hợp với việc phân cấp quản lý KT-XH, QPAN của Nhà nƣớc; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc của cấp huyện; phù hợp quy định của Luật NSNN.
Tỷ lệ % phân chia các nguồn thu giữa ngân sách cấp huyện với ngân sách cấp trên đảm bảo tính cân đối của ngân sách cấp huyện và tạo sự chủ động trong điều hành ngân sách của ngân sách cấp huyện.
3.2.2. Kết quả thu, chi ngân sách huyện từ năm 2013 - 2015
3.2.2.1. Về thu ngân sách huyện
- Tổng nguồn thu NSH qua các năm đều đạt và vƣợt dự toán, quy mô năm sau cao hơn năm trƣớc. Các khoản thu ảnh hƣởng đến khả năng cân đối chi ngân sách thƣờng xuyên của huyện nhìn chung đều vƣợt dự toán nhƣ nguồn thu từ phí, lệ phí; thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, lệ phí trƣớc bạ,.... tạo điều kiện cho huyện có thêm nguồn kinh phí để thực hiện các chính sách mới phát sinh. Các khoản thu cân đối cho chi ĐTPT nhƣ thu tiền
sử dụng đất đã tạo nguồn vốn cho cấp huyện thực hiện ĐTPT kết cấu hạ tầng KT-XH tại địa phƣơng. Tuy vậy, do chịu ảnh hƣởng của thị trƣờng đầu tƣ, bất động sản năm 2015 chững lại, đầu tƣ công cắt giảm nên việc đấu giá, cấp quyền sử dụng đất để tạo nguồn đầu tƣ trở lại tại địa phƣơng không đạt dự toán. Một số công trình, dự án trên địa bàn gặp khó khăn trong việc tạo nguồn vốn, kéo theo hoạt động đầu tƣ trầm lắng, SXKD giảm,... dẫn đến việc đóng nộp nghĩa vụ vào ngân sách cũng giảm. Bên cạnh đó, với diện tích đất tự nhiên lớn, có nhiều vùng lợi thế đƣợc quy hoạch nhƣng việc đấu giá, cấp quyền sử dụng đất để xây dựng kết cấu hạ tầng thu hút đầu tƣ gặp nhiều khó khăn đã làm ảnh hƣởng đến kết quả thực hiện dự toán (được nêu trong Bảng 3.3).
- Cơ cấu nguồn thu của NSH chủ yếu vẫn dựa vào nguồn thu bổ sung từ ngân sách cấp trên, hàng năm chiếm từ 88% đến 90%. Nguồn thu NSNN phân cấp cho NSH để cân đối chi thƣờng xuyên chỉ chiếm từ 10% đến 12%; chi thƣờng xuyên hàng năm chiếm từ 90% đến 97%, trong khi đó nguồn thu từ đấu giá, cấp quyền sử dụng đất để chi ĐTPT chỉ chiếm từ 3% đến 9%, đã thể hiện trình độ phát triển kinh tế và sự phụ thuộc vào ngân sách cấp trên của NSH (được nêu trong Bảng 3.4).
Bảng 3.3. Kết quả thực hiện thu ngân sách huyện Hƣơng Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, 2013 - 2015
Đơn vị: Triệu đồng.
Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Dự toán Quyết toán So sánh (%) Dự toán Quyết toán So sánh (%) Dự toán Quyết toán So sánh (%) 1. Các khoản thu NSNN phân cấp
cho ngân sách huyện 17.320 22.609 130,53 21.348 32.076 150,25 35.438 28.867 81,45
Trong đó:
- Thuế, phí và lệ phí 10.420 14.218 136,44 13.448 23.620 175,63 21.018 21.410 101,86 - Tiền cấp quyền sử dụng đất 4.900 6.562 133,91 6.700 6.742 100,62 12.265 6.089 49,64 - Thu khác ngân sách 2.000 1.865 93,25 1.200 1.714 142,83 2.200 1.368 62,18
2. Thu kết dƣ ngân sách năm trƣớc 1.473 1.710 523
3. Thu chuyển nguồn NS năm trƣớc 26.083 27.092 37.642
4. Thu để lại chi quản lý qua NSNN 1.797 1.914 2.601
5. Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên 316.090 468.477 148,21 386.942 506.068 130,78 435.760 590.001 135,39
Bảng 3.4. Cơ cấu nguồn thu ngân sách huyện Hƣơng Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, 2013 - 2015
Đơn vị: Triệu đồng.
Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Quyết toán Tỷ trọng (%) Quyết toán Tỷ trọng (%) Quyết toán Tỷ trọng (%) 1. Các khoản thu NSNN phân cấp cho NSH 22.609 4,35 32.076 5,64 28.867 4,38
Trong đó:
- Thuế, phí và lệ phí 14.218 2,73 23.620 4,15 21.410 3,25
- Tiền cấp quyền sử dụng đất 6.562 1,26 6.742 1,19 6.089 0,92
- Thu khác ngân sách 1.865 0,36 1.714 0,30 1.368 0,21
2. Thu kết dƣ ngân sách năm trƣớc 1.473 0,28 1.710 0,30 523 0,08
3. Thu chuyển nguồn ngân sách năm trƣớc 26.083 5,02 27.092 4,76 37.642 5,71 4. Thu để lại chi quản lý qua NSNN 1.797 0,35 1.914 0,34 2.601 0,39 5. Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên 468.477 90 506.068 88,96 590.001 89,44
Tổng cộng 520.439 100 568.860 100 659.634 100
Tình hình thực hiện cụ thể của một số nội dung thu NSH nhƣ sau:
- Các khoản thu phí và lệ phí: Phí và lệ phí là những khoản thu có tính chất bắt buộc đối với các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân do đƣợc hƣởng một lợi ích hoặc đƣợc sử dụng một dịch vụ nào đó mà Nhà nƣớc cấp huyện cung cấp. Đây là khoản thu NSH hƣởng 100%, mức thu hàng năm cơ bản đạt dự toán đề ra, góp phần đáp ứng cho nhu cầu cân đối chi thƣờng xuyên của NSH.
Phƣơng thức quản lý thu phí, lệ phí ở huyện khá chặt chẽ, giao trực tiếp cho cán bộ chuyên môn cung cấp dịch vụ thu, sử dụng biên lai phí in sẵn do ngành thuế cung cấp, có sự giám sát trực tiếp của lãnh đạo huyện quản lý trực tiếp. Mức thu phí và các loại phí phải thu đƣợc niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp huyện để mọi ngƣời dân đƣợc biết và tự nguyện chấp hành.
- Thu khác ngân sách: Là các khoản thu từ thanh lý, cho thuê tài sản, thu phạt vi phạm hành chính, vi phạm trật tự an toàn giao thông do cấp huyện thực hiện. Trong các năm qua, thu khác NSH cơ bản đều đạt, có năm vƣợt dự toán đƣợc giao, nhƣng nguồn thu này không ổn định và chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng thu NSH hàng năm.
- Thuế giá trị gia tăng - thu nhập doanh nghiệp: Thuế giá trị gia tăng và thu nhập doanh nghiệp (phần điều tiết ngân sách huyện) các năm gần đầy cơ bản đều vƣợt dự toán đƣợc giao, quy mô năm sau cao hơn năm trƣớc, chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng thu NSH.
Tuy vậy, trên thực tế, nguồn thu này vẫn chƣa đƣợc quản lý chặt chẽ, tận thu vào ngân sách. Thể hiện rõ nhất là thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoại tỉnh đến đầu tƣ xây dựng trên địa bàn huyện, theo quy định đƣợc phân cấp cho Chi cục thuế cấp huyện quản lý thu. Mặc dù vậy công tác thu còn gặp nhiều khó khăn, nguyên nhân chủ yếu do các doanh nghiệp ngoại tỉnh đến thi công các công trình trên địa bàn huyện, nhƣng chủ đầu tƣ nguồn vốn
từ ngân sách cấp trên, một số công trình chủ đầu tƣ là cơ quan cấp huyện hoặc cấp xã thì chủ đầu tƣ chƣa quan tâm đến vấn đề thực hiện nghĩa vụ thuế của đơn vị thi công, năng lực trình độ của cán bộ thu có lúc hạn chế, chậm phát hiện việc kê khai thuế, doanh thu phát sinh phải nộp thuế,...nên còn gặp nhiều khó khăn. Để tận thu đƣợc nguồn thu này, đòi hỏi phải có chế tài cụ thể, gắn quyền đƣợc thanh toán vốn thi công xây dựng với việc thực hiện nghĩa vụ thuế, đơn vị có thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế, chủ đầu tƣ mới thanh toán vốn đầu tƣ cho đơn vị thi công.
Mặt khác, việc ảnh hƣởng của thị trƣờng đầu tƣ bất động sản cũng nhƣ thắt chặt chi tiêu công cũng là yếu tố khách quan tác động đến làm cho hoạt động đầu tƣ SXKD, nhƣng năm 2014, 2015 chững lại đã làm giảm nguồn thu ngân sách.
- Tiền sử dụng đất: Đây là nguồn thu quan trọng của NSH trong việc tạo nguồn vốn cho ĐTPT. Trong những năm gần đây, thu tiền sử dụng đất chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn thu của NSH, số thu hàng năm tỉnh giao cho huyện và huyện giao cho xã đều cao và cơ bản trong điều kiện bình thƣờng, việc thực hiện đều đạt và vƣợt dự toán với quy mô năm sau cao hơn năm trƣớc.
Trong giai đoạn 2014 - 2015, thị trƣờng bất động sản biến động với xu hƣớng chững lại, phục hồi chậm. Do đó nhu cầu ngƣời dân tích trữ tài sản bằng đất cũng giảm theo, dẫn đến việc đấu giá đất đối với các lô đất có lợi thế thƣơng mại để tận thu đƣợc ngân sách, tạo nguồn vốn đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng của ở huyện cũng có phần khó khăn nhất định, giá các thửa đất trúng đấu giá không cao.
Những năm trƣớc đây, việc quản lý đất đai còn chƣa chặt chẽ, dẫn đến các xã thu tiền cấp đất của Nhân dân, nhƣng không nộp vào ngân sách, không làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, điển hình nhƣ các xã Sơn
Tây, Sơn Trung, Sơn Lễ,… thu tiền đất nhƣng không làm đƣợc thủ tục cấp đất cho dân, do đất không có quy hoạch, thu tiền của dân không nộp tiền vào ngân sách, khi bị phát hiện, các đồng chí kế toán tài chính xã, địa chính xã, lãnh đạo UBND xã đều bị kỷ luật. Những sự việc trên sẽ đƣợc hạn chế, nếu không để xảy ra tình trạng cấp xã tự ý thu tiền sử dụng đất và nộp tiền vào KBNN, thay vào đó là để ngƣời dân đƣợc cấp đất, trực tiếp nộp tiền sử dụng đất vào KBNN để thực hiện điều tiết cho các cấp ngân sách đƣợc hƣởng theo tỷ lệ. Điều đó cũng để nói rằng trình độ cán bộ quản lý, chuyên môn ở cấp xã vẫn còn hạn chế kể cả về nhận thức pháp luật. Mặt khác công tác chỉ đạo, tuyền truyền chính sách pháp luật cũng nhƣ công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của cấp huyện có lúc còn thiếu thƣờng xuyên, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn quản lý.
- Các khoản thu để lại đơn vị chi quản lý qua NSNN: Đây là khoản thu tiền học phí của khối mầm non, trung học cơ sở đƣợc nhà nƣớc quy định để phục vụ chi trở lại cho các hoạt động giáo dục, dạy học. Số thu này đƣa vào NSH quản lý trong các năm và thực hiện ghi thu, ghi chi qua NSNN.
- Các khoản thu chuyển nguồn ngân sách sang năm sau để chi tiếp: Đây