Phƣơng pháp tiếp cận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại sở công thương tỉnh lạng sơn (Trang 42 - 43)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Phƣơng pháp tiếp cận

Luận văn sử dụng phƣơng pháp tiếp cận của chuyên ngành quản lý kinh tế trên cơ sở phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.

Phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đòi hỏi việc nghiên cứu các đặc điểm và giải pháp quản lý nhân lực ở Sở Công Thƣơng tỉnh Lạng Sơn trƣớc hết phải kế thừa đƣợc hết những kết quả nghiên cứu của những ngƣời đi trƣớc. Vì vậy tác giả luận văn đã rất cố gắng trong việc tìm hiểu những tài liệu khoa học viết về nhân lực trong tổ chức công và các công trình có liên quan. Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu, đặt trong điều kiện mới, luận văn tiếp tục hoàn thiện khung khổ lý luận để phân tích các vấn đề ở các chƣơng sau.

Sử dụng phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tác giả luận văn đã xuất phát từ việc nghiên cứu các phạm trù về quản lý nhân lực, nhất là đội ngũ công chức, viên chức.

Phƣơng pháp luận đòi hỏi phải xây dựng khung khổ lý thuyết để nghiên cứu nhƣng khung khổ đó cần đƣợc kiểm nghiệm bằng thực tiễn. Do đó, luận văn đã nghiên cứu kinh nghiệm về việc tìm ra hƣớng đi, giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhân lực của một số cơ quan, đơn vị để từ đó rút ra những bài học cho Sở Công Thƣơng tỉnh Lạng Sơn. Vấn đề quản lý nhân lực không chỉ dành riêng cho một cơ quan, đơn vị mà đó là một giải pháp phổ biến mà bất cứ tổ chức nào cũng cần phải quan tâm để duy trì và phát triển. Áp dụng quan điểm này cần phải xây dựng quan điểm toàn diện trong vấn đề nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhân lực, sử dụng đồng bộ các phƣơng pháp, biện pháp, các phƣơng tiện để giải quyết vấn đề. Thực hiện chính sách dàn đều và chính sách có trọng điểm, vừa chú ý giải quyết về mặt tổng thể, vừa lựa chọn những vấn đề trọng tâm để tập trung giải quyết dứt điểm tạo đà cho giải quyết những vấn đề khác.

Phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đòi hỏi việc nghiên cứu các giải pháp để quản lý có hiệu quả nhân lực ở Sở Công Thƣơng tỉnh Lạng Sơn không xuất phát từ tình cảm, nguyện vọng của tác giả, mà phải xuất phát từ những điều kiện khách quan và chủ quan, do các quy luật khách quan chi phối. Tác giả cố gắng nghiên cứu một cách toàn diện nhƣng trong đó hết sức quan tâm đến nhân tố bên trong, những quan hệ bản chất…vì nhân tố này giữ vai trò quyết định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại sở công thương tỉnh lạng sơn (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)