Đặc điểm nhân lực của cơ quan KBHN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nhân lực tại cơ quan Kho bạc Nhà nước Hà Nội (Trang 47 - 53)

5. Kết cấu của luận văn

3.1. TỔNG QUAN VỀ KHO BẠC NHÀ NƢỚC HÀ NỘI VÀ NHỮNG YẾU

3.1.3. Đặc điểm nhân lực của cơ quan KBHN

3.1.3.1. Qui mô nhân lực

Trong hệ thống các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước, chỉ tiêu biên chế được giao ổn định trong từng thời kỳ nhất định.

Bảng 3.1: Quy mô nhân lực của KBHN

Đơn vị: người

TT Chỉ tiêu Thời điểm

31/12/2015 31/12/2016 31/12/2017 31/12/2018 1 Biên chế được giao 1024 1024 1024 1024 2 Lao động thực tế 850 916 949 927 3 Lao động hợp đồng 15 12 11 6 4 Tổng số lao động 865 928 960 933 5 Số lượng thiếu so với chỉ tiêu được giao 159 96 64 91 6 Tỷ lệ % thiếu so với chỉ tiêu được giao

15,53 9,38 6,25 8,89

((Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - KBHN))

Kết quả bảng trên cho thấy trong giai đoạn 2015-2018, hàng năm tỷ lệ nhân lực đều thiếu so với chỉ tiêu được giao. Đặc biệt năm 2015, tỷ lệ thiếu lên tới 15,53%, năm 2017 có tỷ lệ thiếu thấp nhất (6,25%).

3.1.3.2. Cơ cấu nhân lực

Chất lượng nhân lực tại KBHN được phản ánh thông qua cơ cấu nhân lực, cơ cấu nhân lực trong đơn vị được chia thành các loại sau: theo độ tuổi, theo giới, theo trình độ chuyên môn.

* Cơ cấu nhân lực theo độ tuổi

Tính đến năm 2018, KBHN đã thành lập được 30 năm nhưng nhìn chung đội ngũ công chức tại KBHN tương đối trẻ, điều đó được thể hiện thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.2: Cơ cấu theo độ tuổi nhân lực KBHN giai đoạn 2015 – 2018

Đơn vị: người

Năm Tổng số CBCC

Dƣới 30 tuổi Từ 30 – 49 tuổi Từ 50 – 60 tuổi Số lƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ % 2015 850 87 10,24 408 48,00 355 41,76 2016 916 95 10,37 526 57,42 295 32,21 2017 949 114 12,01 552 58,17 283 29,82 2018 927 122 13,16 590 63,65 237 25,57 ((Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - KBHN))

Số liệu Bảng 3.2 cho thấy cơ cấu độ tuổi của nhân lực KBHN đã được chuyển đổi tương đối hợp lý, đảm bảo việc kế cận giữa CBCC cao tuổi với đội ngũ CBCC trẻ. Nếu như năm 2015, đội ngũ công chức dưới 50 tuổi chiếm khoảng 58% thì đến 2018, chỉ số này đã thay đổi theo chiều hướng trẻ hóa đội ngũ (công chức dưới 50 tuổi chiếm 76,81%).

* Cơ cấu theo giới tính

Bảng 3.3: Cơ cấu theo giới tính nhân lực KBHN giai đoạn 2015 - 2018

Đơn vị: người Năm Tổng số Nam Nữ CBCC Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) 2015 850 401 47 449 53 2016 916 421 46 495 54 2017 949 436 46 513 54 2018 927 463 50 464 50 (Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - KBHN)

Cơ cấu theo giới tính của KBHN thể hiện tính chất đặc thù công việc. Qua bảng 3.3 cho thấy, giai đoạn 2015 - 2017 số lượng công chức nữ nhiều hơn nam (chiếm 53% - 54%). Năm 2018, tỷ lệ công chức nam và nữ là tương đương nhau.

* Cơ cấu theo trình độ chuyên môn:

Tính đến hết năm 2018, cơ cấu nhân lực KBHN theo trình độ đào tạo có sự khác biệt đáng kể giữa các trình độ. Trong đó, số CBCC có trình độ thạc sỹ trở lên 125 người, chiếm 13,48%; trình độ đại học 692 người, chiếm 74,65%; trình độ cao đẳng 6 người, chiếm 0,65%; trình độ trung cấp 41 người, chiếm 4.42%, lao động chưa qua đào tạo 63 người, chiếm 6,80% (Bảng 3.4).

Tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong tổng số CBCC của KBHN. Nhìn chung, trình độ học vấn của CBCC KBHN là tương đối tốt. Đây là nguồn nhân lực quan trọng trong quá trình triển khai công việc. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, KBHN cần phải xây dựng nguồn nhân lực thực sự có năng lực, có trình độ chuyên môn mới có thể đáp ứng được những nhiệm vụ mới.

Bảng 3.4. Cơ cấu theo trình độ học vấn

Đơn vị: người TT TRÌNH ĐỘ THỜI ĐIỂM 31/12/2015 31/12/2016 31/12/2017 31/12/2018 TT Thực trạng trình độ CBCC Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) 1 Trên Đại học 56 6,59 96 10,48 115 12,12 125 13,48 2 Đại học 450 52,94 645 70,41 700 73,76 692 74,65 3 Cao đẳng 77 9,06 23 2,51 8 0,84 6 0,65 4 Trung cấp 166 19,53 81 8,84 55 5,80 41 4,42

5 Chưa qua đào

tạo 101 11,88 71 7,75 71 7,48 63 6,80

Tổng cộng 850 916 949 927

(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ – KBHN)

3.1.4.3. Chất lƣợng nhân lực cơ quan Kho bạc Nhà nƣớc Hà Nội

Năm 1990, Khi mới thành lập, Kho bạc Nhà nước Hà Nội có 16 đơn vị trực thuộc ở các quận, huyện, thị xã và cơ quan Kho bạc Nhà nước thành phố,

với tổng số là 418 cán bộ công chức. Phần lớn đội ngũ công chức này chưa có những hiểu biết sâu về nghiệp vụ Kho bạc. Trong số đó chỉ có 110 người (chiếm 26%) tốt nghiệp đại học, cao đẳng; 82 người (chiếm gần 20%) có trình độ trung cấp và còn lại 226 người (chiếm 54%) có trình độ sơ cấp hoặc chưa qua đào tạo. Riêng đội ngũ cán bộ chủ chốt (Trưởng, Phó chi nhánh quận, huyện, Trưởng, Phó phòng và lãnh đạo Kho bạc thành phố) thì 36 % đã tốt nghiệp đại học, số còn lại có trình độ trung cấp hoặc đang học đại học tại chức. Tổng số đảng viên tại Kho bạc thành phố và các kho bạc quận, huyện khi mới thành lập là 48 đảng viên (chỉ bằng 11%) tổng số cán bộ công chức.

Đến nay, sau 30 năm xây dựng và phát triển, hiện nay Kho bạc Nhà nước Hà Nội được giao 1024 chỉ tiêu, hiện tại số cán bộ công chức thực tế tại đơn vị là 927 cán bộ.

Bảng 3.5. Số liệu theo cơ cấu ngạch công chức (tính đến 31/12/2018)

Đối tƣợng

Tổng số CBCC

Quản lý nhà nƣớc

Đã qua đào tạo Chƣa qua đào tạo CV cao cấp CV hính CV Tỷ lệ % Số lượn g Tỷ lệ % 1. Công chức 921 1 37 739 84,36 144 15,64 2. LĐHĐ 6 0 0 0 0 6 100 Tổng 927 1 37 739 83,82 150 16,18

Bộ máy của các phòng như hiện nay là gọn nhẹ, chức năng nhiệm vụ của từng phòng, cũng như mối quan hệ giữa các phòng đều được Kho bạc Nhà nước quy định rõ ràng, cụ thể. Mặt khác, KBHN cũng ban hành các văn bản, quy chế làm việc, phân công, xác định rõ ràng trách nhiệm từng phòng

ban, cơ chế phối hợp để tổ chức thực hiện tốt mọi hoạt động, công tác của hệ thống trên toàn địa bàn Hà Nội. Đó cũng là căn cứ để đánh giá, phân loại cán bộ công chức hàng năm theo các quy định của Nhà nước và của Ngành.

Đội ngũ cán bộ công chức KBHN được hình thành từ rất nhiều cơ quan khác nhau, trình độ chuyên môn và phương pháp làm việc, do đó, cũng có những cách biệt nhất định. Nhưng sau thời gian rất ngắn sống chung dưới một mái nhà, cùng chung một con thuyền đi trên biển lớn thì mọi khoảng cách đã nhanh chóng bị xóa bỏ. Điều này hoàn toàn không đơn giản, vậy mà trong thực tế, mối quan hệ gắn bó, đoàn kết trong các đơn vị Kho bạc Nhà nước tại Hà Nội được tạo lập rất nhanh. Mọi người luôn quan tâm đến nhau, luôn chia sẻ, giúp đỡ nhau trong cuộc sống và công tác, đó là những nền tảng quan trọng nhất giúp KBHN triển khai thực hiện và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ từ ngày đầu thành lập đến nay.

Vấn đề này xuất phát từ một thực tế khách quan của yêu cầu quản lý và đặc điểm chuyên môn nghiệp vụ của ngành KBNN. Có thể nói rằng: hiếm có ngành nào mà các văn bản, chỉ thị, quy định nghiệp vụ lại được ban hành nhiều, dồn dập, thậm chí có trường hợp chưa triển khai thực hiện thì đã có văn bản khác bổ sung, thay thế. Gần đây nhất, trong việc triển khai TABMIS, đây là một dự án quy mô rất lớn, áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại. Trong khi đó trình độ tin học của cán bộ, công chức còn có những khác biệt đáng kể. Để triển khai thành công TABMIS, tính đến hôm nay, mặc dù khối lượng công việc quá lớn nhưng không để sai sót nào xảy ra, đặc biệt trong thời điểm cuối năm, đó là cả một nỗ lực lớn của toàn thể cán bộ công chức KBHN. Từ khâu triển khai học tập, đào tạo lý thuyết và thực hành trên máy luôn có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng nghiệp vụ và các KBNN quận, huyện, đảm bảo chứng từ đưa lên nhập thử đến khi dự án đưa vào chính thức. Đó cũng chính là thành công của sự đoàn kết, gắn bó trong học tập và làm việc của đội ngũ cán bộ công chức KBNN.

Trong phạm vi toàn quốc, năm nào KBNN cũng tổ chức tập huấn tất cả các nghiệp vụ và nội dung công tác cho các KBNN nước tỉnh, thành phố. Tiếp đó, KBNN tỉnh, thành phố lại triển khai phổ biến, quán triệt đến tất cả

công chức trong đơn vị mình. Cuối mỗi đợt tập huấn đều tổ chức kiểm tra, đánh giá nhận thức, và bổ khuyết ngay những nội dung còn thiếu, còn yếu.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển, nghiệp vụ, công tác chuyên môn của mỗi giai đoạn, KBHN tổ chức thi nghiệp vụ cho toàn thể cán bộ, công chức, nhất là các mảng chuyên môn nghiệp vụ kế toán, kiểm soát chi đầu tư. Qua mỗi đợt kiểm tra đã giúp cán bộ, công chức ôn luyện, củng cố tất cả các nội dung, tình huống nghiệp vụ phát sinh, từ đó nâng cao trình độ nghiệp vụ, mở rộng hiểu biết đến nhiều phần nghiệp vụ mà mình chưa từng đảm nhiệm, tạo điều kiện cho việc chuyển đổi vị trí công tác được thuận lợi.

KBHN rất chăm lo xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức. Hầu hết công chức làm công tác nghiệp vụ đều tốt nghiệp đại học trở lên, ngoài ra còn được cử đi đào tạo các kiến thức theo yêu cầu chức danh công chức để đáp ứng tốt nhiệm vụ như: Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, chuyên viên chính. Nhiều đồng chí cán bộ quy hoạch được cử đi đào tạo cao cấp Lý luận chính trị do Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nhân lực tại cơ quan Kho bạc Nhà nước Hà Nội (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)