Định hƣớng hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với thị trƣờng chứng khoán Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán việt nam (Trang 82)

3..1 Tổng quan về thị trƣờng chứng khoán Việt Nam

4.1. Định hƣớng hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với thị trƣờng chứng khoán Việt

4.1. Định hƣớng hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với thị trƣờng chứng khoán Việt Nam Việt Nam

Thứ nhất, hoàn thiện khung pháp lý.

- Hoàn thiện hệ thống các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật Chứng khoán số 70 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán số 62 để thực thi trong giai đoạn 2015 - 2020.

- Xây dựng và trình Quốc hội vào năm 2020 ban hành Luật Chứng khoán mới (thay thế cho Luật Chứng khoán hiện hành) với phạm vi điều chỉnh rộng hơn, tiếp cận gần hơn với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế, điều chỉnh đồng bộ hoạt động chứng khoán trong mối liên kết với các khu vực dịch vụ của thị trƣờng tài chính. Luật Chứng khoán mới đƣợc xây dựng trên cơ sở đồng bộ, thống nhất với các Luật liên quan.

Thứ hai, tăng cung hàng hóa cho thị trường và cải thiện chất lượng nguồn cung.

- Áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về công bố thông tin, quản trị công ty và xây dựng cơ chế bảo vệ NĐT nhỏ, xây dựng cơ chế công bố thông tin của công ty đại chúng dựa trên quy mô vốn và tính đại chúng;

- Hƣớng dẫn doanh nghiệp từng bƣớc áp dụng thông lệ quốc tế về quản trị công ty và quản trị rủi ro; xây dựng các quy định và chế tài bảo vệ NĐT thiểu số.

- Chuẩn hóa các quy định về chào bán chứng khoán ra công chúng theo thông lệ quốc tế. Từng bƣớc đơn giản hóa thủ tục đăng ký chào bán chứng khoán bằng cách chuyển từ cơ chế thẩm định điều kiện chào bán sang cơ chế chào bán dựa trên công bố thông tin đầy đủ. Tăng cƣờng công tác quản lý, giám sát đối với hoạt động chào bán chứng khoán và các chế tài xử lý phù hợp; Đa dạng hóa các sản

phẩm chứng khoán đƣợc chào bán ra công chúng, nhƣ trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm quyền mua, các sản phẩm liên kết đầu tƣ và các sản phẩm cơ cấu.

Thứ ba, phát triển và đa dạng hóa các loại hình nhà đầu tư, cải thiện chất lượng cầu đầu tư nhằm hướng tới cầu đầu tư bền vững.

- Xây dựng khuôn khổ pháp luật và chính sách tài chính thích hợp để tạo điều kiện hình thành và phát triển các tổ chức đầu tƣ, nhƣ: Quỹ bất động sản; quỹ đầu tƣ chỉ số; quỹ bảo hiểm liên kết; quỹ hƣu trí tự nguyện và một số loại hình quỹ đầu tƣ khác;

- Xây dựng cơ chế thu hút NĐT nƣớc ngoài, khuyến khích đầu tƣ dài hạn; Khuyến khích tổ chức đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ dài hạn vào Việt Nam phù hợp với khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế thông qua chính sách tài chính ƣu đãi (thuế và phí) và đơn giản hóa thủ tục đăng ký đầu tƣ; Tăng cƣờng quản lý, giám sát, tăng cƣờng tính công khai, minh bạch chế độ báo cáo, thống kê các hoạt động lƣu chuyển vốn đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam. Xây dựng các phƣơng án để có thể chủ động xử lý, ứng xử khi dòng vốn có sự đảo chiều;

- Phát triển NĐT cá nhân gắn với đào tạo, tập huấn phổ cập kiến thức và thông tin tuyên truyền.

Thứ tư, phát triển, nâng cao năng lực cho hệ thống các tổ chức trung gian thị trường, phát triển các Hiệp hội, tổ chức phụ trợ TTCK.

- Đối với công ty chứng khoán: Nâng cao năng lực tài chính; Tăng cƣờng quản trị công ty và quản trị rủi ro dựa trên các chỉ tiêu an toàn tài chính phù hợp với các tiêu chuẩn, chuẩn mực quốc tế; Sắp xếp lại hệ thống các tổ chức kinh doanh chứng khoán theo hƣớng thúc đẩy việc hợp nhất, sáp nhập hoặc giải thể các tổ chức yếu kém để tăng quy mô hoạt động, giảm số lƣợng công ty cho phù hợp với sự phát triển của thị trƣờng; Nâng cao chất lƣợng nhân viên hành nghề kinh doanh chứng khoán thông qua chuẩn hóa các chƣơng trình đào tạo hành nghề kinh doanh chứng khoán theo các chuẩn mực cao nhất và từng bƣớc mở cửa cho các tổ chức đào tạo chứng khoán nƣớc ngoài có uy tín.

- Đối với công ty quản lý quỹ: Tạo điều kiện, khuyến khích việc tái cơ cấu hệ thống các công ty quản lý quỹ theo hƣớng chuyên nghiệp; Khuyến khích các công ty quản lý quỹ huy động và quản lý các loại hình quỹ đầu tƣ đa dạng trong và ngoài nƣớc, các sản phẩm liên kết đầu tƣ;

- Tăng cƣờng vai trò của các tổ chức Hiệp hội: Phát huy vai trò tự quản của các tổ chức Hiệp hội ngành chứng khoán trong việc hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nƣớc trên các lĩnh vực pháp lý, thể chế, chính sách và đào tạo nguồn nhân lực, giám sát sự tuân thủ quy định pháp luật của các thành viên Hiệp hội.

Thứ năm, tái cấu trúc tổ chức thị trường, hoàn thiện và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin của thị trường, nâng cao chất lượng hoạt động và giao dịch trên TTCK.

- Tổ chức việc giao dịch chứng khoán theo hƣớng cả nƣớc chỉ có 01 SGDCK;

- Hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của TTCK theo hƣớng thống nhất, đồng bộ, đảm bảo khả năng quản lý, giám sát thông qua hệ thống tự động đối với các hoạt động giao dịch, thanh toán, bù trừ và lƣu ký chứng khoán;

Thứ sáu, tăng cường năng lực quản lý, giám sát và cưỡng chế thực thi

- Củng cố tổ chức, chức năng của UBCKNN để đảm bảo đủ thẩm quyền thực hiện các nhiệm vụ quản lý, giám sát và cƣỡng chế thực thi tiếp cận đƣợc các chuẩn mực của IOSCO.

- Xây dựng Quy chế phối hợp quản lý, giám sát chặt chẽ giữa Bộ Tài chính với Ngân hàng Nhà nƣớc, Bộ Công an, các Bộ, ngành liên quan nhằm nâng cao tính minh bạch, công khai trong hoạt động của khu vực tài chính và phát huy hiệu quả quản lý nhà nƣớc trên thị trƣờng tài chính.

- Tăng cƣờng năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, giám sát, thanh tra và cƣỡng chế thực thi thông qua các chƣơng trình đào tạo trong nƣớc và quốc tế.

- Đẩy mạnh hợp tác với các trƣờng đại học, các cơ sở nghiên cứu trong và ngoài nƣớc trong hoạt động nghiên cứu, đào tạo kiến thức về thị trƣờng vốn; cho phép các tổ chức đào tạo nƣớc ngoài có uy tín thực hiện dịch vụ đào tạo chứng khoán tại Việt Nam. Công nhận các chứng chỉ chuyên môn cấp quốc tế trong lĩnh vực chứng khoán.

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức chứng khoán cho công chúng.

4.2 Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với thị trƣờng chứng khoán Việt Nam

4.2.1 Hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý nhà nước đối với TTCK

Để TTCK phát triển lành mạnh, phát huy vai trò tạo lập vốn cho nền kinh tế thì cần có khung pháp lý đồng bộ và hoàn chỉnh. Đây cũng là một trong những công cụ quan trọng nhất để nhà nƣớc thực hiện việc quản lý đối với TTCK.

Hoàn thiện khung pháp lý tập trung vào vấn đề tổ chức và hoạt động của các chủ thể tham gia TTCK nhằm khắc phục các khiếm khuyết nảy sinh từ thức tế, tạo tiền đề để hƣớng các hành vi chủ thể đi đúng hƣớng theo khuân khổ của pháp luật.

Cần phải có các văn bản pháp lý quy định một cách cụ thể và chi tiết hơn nữa về việc xử lý các vi phạm pháp luật nhằm bảo vệ lợi ích của NĐT; đƣa ra các quy định khuyến khích sự điều tiết của thị trƣờng, tránh sự can thiệp hành chính của các cấp quản lý vào hoạt động của thị trƣờng.

UBCKNN cần phối hợp với Bộ Tài chính trong việc ban hành các quy định về giao dịch kỳ hạn (Repo), cho vay cầm cố chứng khoán, vay đầu tƣ chứng khoán của các ngân hàng thƣơng mại.

Bộ Tài chính sớm trình Chính phủ ban hành nghị định tổ chức và hoạt động của các tổ chức định mức tín nhiệm (CRA) nhằm hỗ trợ thị trƣờng trái phiếu phát triển…

Bên cạnh đó, hiện nay hầu hết các văn bản pháp lý cùng tham gia điều chỉnh lãnh vực chứng khoán và TTCK, nhƣ: Luật dân sự , Luật hình sự, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp... đều đƣợc ban hành trƣớc khi TTCK đƣợc thành lập và hoạt động cho nên nhiều lĩnh vực liên quan đến chứng khoán và TTCK còn bị bỏ ngỏ hay có đề cập thì còn chƣa rõ ràng hay có mâu thuẫn với các quy định của pháp luật chuyên ngành. Vì vậy, cần rà soát lại các văn bản pháp luật có liên quan, điều chỉnh những sai khác, thiếu sót trong các luật. Cụ thể nhƣ:

- Pháp luật về doanh nghiệp cần có hƣớng dẫn về vấn đề phát hành riêng lẻ, cần có các quy định cụ thể hơn về Quản trị công ty áp dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp, cần có quy định cụ thể về sự tham gia của các tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài.

- Đối với pháp luật về thuế: xây dựng và hoàn thiện các chính sách thuế liên quan đến lĩnh vực chứng khoán và TTCK nhằm tăng nguồn thu cho Ngân sách Nhà nƣớc song vẫn đảm bảo khuyến khích phát triển TTCK.

- Đối với hoạt động kế toán, kiểm toán: Nhà nƣớc tiếp tục bổ sung và hoàn chỉnh chế độ kế toán, kiểm toán đối với các đối tƣợng tham gia TTCK để tạo điều kiện cho các đối tƣợng này có thể thực hiện tốt công tác và yêu cầu về kế toán và kiểm toán. Tăng cƣờng trách nhiệm thực hiện kiểm toán và công khai tài chính của các doanh nghiệp chƣa niêm yết, chƣa đủ điều kiện niêm yết.

4.2.2 Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh trên thị trường chứng khoán

4.2.2.1 Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các tỏ chức phát hành chứng khoán

Quản lý phát hành, niêm yết, đăng ký giao dịch

Thứ nhất, UBCKNN cần nâng tiêu chí phát hành: Bổ sung quy định chặt chẽ hơn về điều kiện phát hành, niêm yết chứng khoán nhƣ nâng điều kiện về mức vốn, điều kiện về thời gian hoạt động và quản trị công ty.

Thứ hai, triển khai phát triển và đƣa vào giao dịch các chứng khoán phái sinh, trƣớc mắt là chứng khoán phái sinh chỉ số, bao gồm các hợp đồng tƣơng lai chỉ số, quyền chọn chỉ số, quỹ chỉ só, quỹ ETF. Kết hợp với việc tái cấu trúc các SGDCK, bảo đảm tính thống nhất và chuyên biệt về hàng hóa niêm yết, dịch vụ cung cấp.

Thứ ba, tăng cƣờng công tác quản lý, giám sát đối với hoạt động chào bán. Công tác quản lý, giám sát đối với hoạt động chào bán chứng khoán cần đƣợc tăng cƣờng đồng thời hợp lý hóa các chế tài xử lý vi phạm. Tăng cƣờng công tác quản lý, giám sát và xử lý vi phạm. Từng bƣớc nghiên cứu chuyển từ cấp phép phát hành sang cơ chế phát hành dựa theo việc công bố thông tin đầy đủ.

Tăng cƣờng hoạt động công bố thông tin

Thứ nhất, hoàn thiện phƣơng thức và cơ chế công bố thông tin theo quy mô (vốn và số lƣợng cổ đông) của công ty mà không phân biệt là công ty đại chúng niêm yết hay chƣa niêm yết, nhằm đảm bảo tất cả các công ty đại chúng quy mô vốn lớn đều phải thực hiện công bố thông tin đầy đủ và ở mức cao hơn so với công ty có quy mô vốn nhỏ. Điều chỉnh quy định về công bố thông tin cho phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tế thị trƣờng, chẳng hạn nhƣ bãi bỏ quy định về báo cáo trƣớc khi giao dịch và thời hạn giao dịch đối với cổ đông lớn; bổ sung quy định về công bố thông tin của ngƣời sở hữu trên 5% số chứng chỉ quỹ đóng đang lƣu hành…

Thứ hai, tăng cƣờng đầu tƣ để hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ TTCK. Để nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin của TTCK Việt Nam, trƣớc hết, cơ quan nhà nƣớc cần ban hành các tiêu chuẩn về thiết bị, cơ sở dữ liệu đối với việc xây dựng hệ thống thông tin của ngành chứng khoán. Với các tiêu chuẩn thống nhất, sẽ giúp cho CTCK và các doanh nghiệp niêm yết khi xây dựng hệ thống công bố thông tin tránh đƣợc sự chồng chéo và không tƣơng thích với hệ thống công bố thông tin của SGDCK và UBCKNN. Cần thúc đẩy hệ thống nhận báo cáo trực tuyến từ các công ty niêm yết đến cơ quan QLNN. Đồng thời, xây dựng trung tâm

dữ liệu chung cho toàn ngành chứng khoán và kết nối các cơ sở dữ liệu này vào trung tâm dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu của các SGDCK trong khu vực và thế giới.

Thứ ba, tăng cƣờng công tác thanh tra, giám sát, và mức xử phạt đối với các vi phạm trong công bố thông tin theo quy định; khuyến khích minh bạch hóa thông tin tự nguyện. Để khuyến khích việc minh bạch hóa thông tin tự nguyện, cần hƣớng dẫn các doanh nghiệp niêm yết thực hiện các báo cáo diễn giải, đây là báo cáo thể hiện chi tiết các nội dung trong báo cáo thƣờng niên, ngoài các thông tin trên báo cáo tài chính.

Thứ tư, từng bƣớc áp dụng các chuẩn mực quốc tế về nghiệp vụ kế toán và kiểm toán (IAS) và báo cáo tài chính (IFRS), nhằm cải thiện chất lƣợng các báo cáo tài chính, bảo đảm các thông tin công bố là tin cậy, đầy đủ, chính xác và kịp thời, đặc biệt là thông tin về các vấn đề tài chính trọng yếu của công ty.

Tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc đối với quản trị công ty phát hành CK

Thứ nhất, tăng cƣờng khả năng giám sát quản trị công ty của UBCKNN, bao gồm cả cơ cấu tổ chức và nhân sự. Nghiên cứu, thiết lập một bộ phận tách biệt thuộc UBCKNN, chuyên giám sát công ty đại chúng, bao gồm cả giám sát quản trị công ty. Xây dựng chƣơng trình đào tạo, cập nhật kiến thức về lĩnh vực quản trị công ty cho cán bộ giám sát các công ty đại chúng.

Thứ hai, tăng cƣờng sự tham gia, giám sát của các thành viên thị trƣờng đối với hoạt động quản trị công ty tại doanh nghiệp; thúc đẩy áp dụng các thông lệ quản trị công ty tốt trong các công ty đại chúng và niêm yết, các tổ chức kinh doanh chứng khoán.

4.2.2.2 Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán

Thứ nhất, phân loại các công ty quản lý quỹ, kiên quyết thực hiện các giải pháp nhằm loại bỏ các tổ chức không còn đủ năng lực tài chính, hoạt động không

hiệu quả hoặc có những sai phạm về hoạt động và đạo đức nghề nghiệp mà không khắc phục theo yêu cầu của cơ quan quản lý.

Trên cơ sở Thông tƣ 226, việc phân loại các công ty quản lý quỹ đƣợc thực hiện theo 02 chỉ tiêu và chia thành 03 nhóm (nhƣ đã áp dụng đối với CTCK): Nhóm hoạt động bình thƣờng; Nhóm kiểm soát hoạt động và Nhóm kiểm soát đặc biệt. Trên cơ sở Quy chế tổ chức, hoạt động công ty quản lý quỹ, quá trình hoạt động của công ty quản lý quỹ có thể phân loại thành 02 nhóm: Nhóm có năng lực hoạt động và ý thức về đạo đức nghề nghiệp; Nhóm thiếu ý thức về đạo đức nghề nghiệp, có nhiều vi phạm và không có biện pháp xử lý. Trên cơ sở đó, việc xử lý, thanh lọc các công ty quản lý quỹ sẽ đƣợc thực hiện theo hƣớng xử lý kiên quyết đối với nhóm kiểm soát đặc biệt (do không thể bảo đảm năng lực tài chính để hoạt động) và nhóm thiếu ý thức đạo đức nghề nghiệp (nhằm bảo đảm sự trong sạch và uy tín của công ty quản lý quỹ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế).

Thứ hai, chủ động chuẩn bị phƣơng án sẵn sàng cho hoạt động tái cấu trúc, bao gồm quy trình thực hiện đình chỉ hoạt đông, rút giấy phép, thanh lý tài sản, giải thể công ty; hƣớng dẫn hoạt động hợp nhất, sáp nhập công ty quản lý quỹ.

Thứ ba, thể chế hóa các điều kiện đối với cổ đông sáng lập, cổ đông sở hữu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán việt nam (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)