Nguồn: UBCK Nhà nƣớc QLNN đối với TCPHCK QL cấp giấy phép phát hành Quản lý về niêm yết chứng khoán Quản lý và giám sát
thông tin của TCPH
Quản lý nhà nƣớc về quản trị Công ty
Trong hoạt động QLNN đối với tổ chức phát hành chứng khoản trên thị trƣờng, các nội dung quản lý của Nhà nƣớc bao gồm:
- Quản lý cấp giấy phép phát hành: Thông thƣờng là do cơ quan quản lý và giám sát TTCK quản lý. Ở Việt Nam và phần lớn các nƣớc khác, cơ quan đó là UBCKNN.
- Quản lý hoạt động niêm yết chứng khoản: Bao gồm các hoạt động đƣa ra quyết định đình chỉ, thu hồi giấy phép khi tổ chức phát hành không tuân thủ các quy định trƣớc, trong và sau khi phát hành chứng khoán ra công chúng.
- Quản lý và giám sát việc công bố thông tin của tổ chức phát hành chứng khoán
- Quản lý nhà nƣớc về quản trị công ty phát hành: Ban hành các văn bản liên quan đến việc phát hành và chào bán chứng khoán ra công chúng.
Với các hoạt động quản lý nhƣ trên, đòi hỏi tổ chức phát hành phải đáp ứng các điều kiện nhất định, thực hiện đăng ký chào bán, hoàn thiện hồ sơ, thủ tục và phải đƣợc UBCKNN chấp thuận. Ngoài ra, các tổ chức phát hành có nghĩa vụ cung cấp cho NĐT thông tin liên quan đến tình hình hoạt động của công ty, thực hiện chế độ báo cáo với UBCKNN sau khi kết thúc đợt chào bán, báo cáo kế hoạch sử dụng vốn huy động đƣợc từ đợt chào bán.
Quản lý về cấp giấy phép phát hành
Hiện nay, các quy định về quản lý cấp giấy phép phát hành chứng khoán của công ty niêm yết đƣợc thực hiện theo quy định chung về phát hành chứng khoán ra công chúng tại Luật Chứng khoán, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán và Nghị định 58/2012/NĐCP hƣớng dẫn thi một số điều của Luật chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán (Chƣơng II về Chào bán Chứng khoán), Thông tƣ hƣớng dẫn hồ sơ chào bán chứng khoán ra công chúng và Thông tƣ sửa đổi bổ sung.
Trên nguyên tắc, những văn bản luật này bảo đảm công ty thu hút vốn trên TTCK thông qua việc phát hành cổ phiếu phải tuân thủ theo đúng yêu cầu của pháp luật, khả năng sử dụng vốn thu đƣợc đúng tiến độ đã cam kết, các quy định của pháp luật liên quan đến đợt phát hành phải đƣợc thể hiện đầy đủ trong hồ sơ đăng ký phát hành nộp cho cơ quan quản lý về TTCK. Về phía cơ quan quản lý, việc phát hành của công ty chỉ đƣợc coi là đúng quy định của pháp luật khi đƣợc thông qua tại Đại hội đồng cổ đông và có đủ giấy tờ chứng minh về tính khả thi sau khi thu hút vốn. Các tài liệu đó bao gồm:
- Giấy đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng (đƣợc lập theo mẫu); - Bản cáo bạch lập theo mẫu do Bộ Tài chính quy định
Sau 15 năm vận hành, hoạt động quản lý cấp giấy phép phát hành chỉ tập trung khai thác khía cạnh tăng cung hàng, mà chƣa chú trọng tới tính bền vững của TTCK đã bộc lộ những điểm yếu dẫn tới sự kém bền vững của TTCK. Việc huy động vốn thông qua phát hành sau khi niêm yết cũng nhƣ do các công ty đại chúng thực hiện đã giúp công ty huy động đƣợc nguồn vốn khá lớn. Tuy nhiên, khá nhiều công ty đã sử dụng không đúng nguồn vốn huy động đƣợc từ việc phát hành, làm ảnh hƣởng mạnh đến các hoạt động chính của công ty và làm mất lòng tin ở cổ đông. Theo thống kê từ UBCKNN, đối với các công ty niêm yết trên 02 sản GDCK, việc phát hành của các công ty là tƣơng đối tràn lan và có nguy cơ sử dụng vốn không hiệu quả.
Quản lý về niêm yết chứng khoán:
Điều kiện và các thủ tục để tiến hành niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch, Trung tâm GDCK tại nƣớc ta đƣợc quy định chi tiết tại Nghị định số 14/2007/NĐ-CP do Thủ tƣớng Chính phủ ký ngày 19/1/2007 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán. Theo đó việc quản lý về hoạt động niêm yết chứng khoán đƣợc thực hiện thông qua các điều khoản sau:
Bảng 3.1: Một số điều kiện và nội dung chính để các Công ty đƣợc quyền niêm yết chứng khoán
Các điều kiện Nội dung
Điều kiện về vốn Vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 80 tỷ đồng (nếu niêm yết tại SGD) và trên 10 tỷ (nếu niêm yết tại TTGD) Điều kiện về hoạt
động kinh doanh Hoạt động kinh doanh 2 năm liên tục có lãi, không có lỗ lũy kế Điều kiện về khả năng
tài chính
Không có khoản nợ quá hạn trên 1 năm, hoàn thiện các nghĩa vụ tài chính với Nhà nƣớc
Điều kiện về số cổ đông hoặc số ngƣời sở hữu chứng khoán
Tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ
Cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc và Kế toán trƣởng của công ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo
Điều kiện về hồ sơ
niêm yết Đảm bảo công khai, minh bạch, chính xác nhƣ công bố Nguồn: Tác giả tổng hợp lại từ Nghị định số 14/2007/NĐ-CP
Theo Nghị định số 14/2007/NĐ-CP, các công ty phát hành phải tuân thủ các điều kiện niêm yết chứng khoán đúng pháp luật nhằm đảm bảo chất lƣợng chứng khoán đạt yêu cầu. Các điều kiện niêm yết thông thƣờng chứa đựng các nội dung: Quy định về mức vốn tối thiểu; Quy định về tình hình tài chính thời điểm trƣớc khi niêm yết; Quy định về hoạt động kinh doanh; Quy định về số lƣợng cổ đông hoặc số ngƣời sở hữu chứng khoán; Các quy định về hồ sơ niêm yết...
Nhƣ vậy, để niêm yết chứng khoán thì các công ty phát hành chứng khoán phải tuân thủ các điều kiện sau: Đáp ứng điều kiện về vốn, hoạt động kinh doanh và khả năng tài chính, số cổ đông hoặc số ngƣời sở hữu chứng khoán; Phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực và đầy đủ của hồ sơ niêm yết. Tổ chức tƣ vấn niêm yết, tổ chức kiểm toán đƣợc chấp thuận, ngƣời ký báo cáo kiểm toán và bất cứ tổ chức, cá nhân nào xác nhận hồ sơ niêm yết phải chịu trách nhiệm trong phạm vi liên quan đến hồ sơ niêm yết. Ngoài các quy định chung, để niêm yết tại sàn giao dịch nào, tổ chức phát hành có trách nhiệm phải tuân thủ các thủ tục niêm yết tại sàn đó. Chi tiết các thủ tục đăng ký, hồ sơ liên quan và các quy định riêng của từng sở
đƣợc quy định trong các quy chế do Giám đốc Sở ban hành với sự chấp thuận của Chủ tịch UBCKNN.
Qua đánh giá thực trạng TTCK Việt Nam, có thể thấy, đặc điểm lớn nhất về điều kiện niêm yết trên TTCK Việt Nam là chuẩn niêm yết trên 2 Sở GDCK không thống nhất ngay từ ban đầu dẫn tới sau một thời gian hoạt động, các doanh nghiệp giữa hai sàn giao dịch phải dịch chuyển, chất lƣợng hàng hóa giữa hai sàn không đồng đều.
Số lƣợng công ty chứng khoán niêm yết trên thị trƣờng
Theo báo cáo của UBCKNN, số lƣợng chứng khoán niêm yết trên thị trƣờng trong giai đoạn 2015-2017 biến động nhƣ sau:
Bảng 3.2: Số lƣợng chứng khoán niêm yết trên thị trƣờng tại các thời điểm
Thời điểm CP niêm yết TPCP niêm yết UpCoM ETF
31/12/2015 53,08 7,53 5,06 0,038
31/12/2016 60,38 9,3 14,82 0,041
31/12/2017 71,82 9,98 24,71 0,18
Nguồn: Ủy ban chứng khoán nhà nƣớc
Nhận thấy có sự gia tăng nhanh chóng của số lƣợng chứng khoán niêm yết trên TTCK nƣớc ta. Theo đó tính hết năm 2017, TTCK nƣớc ta có 71,83 tỷ cổ phiếu niêm yết; 9,98 tỷ TPCP niêm yết; 24,71 tỷ chứng khoán UpCom niêm yết và 0,18 tỷ chứng khoán ETF đƣợc niêm yết, tăng rất nhiều so với các năm trƣớc. Điều này thể hiện sự phát triển nhanh chóng của TTCK nƣớc ta cũng nhƣ thể hiện những tác động tích cực của các chủ thể quản lý trong khuyến khích doanh nghiệp tham gia TTCK, việc niêm yết chứng khoán đƣợc doanh nghiệp trong nƣớc quan tâm nhiều hơn. Số lƣợng chứng khoán niêm yết càng nhiều chứng tỏ việc đầu tƣ sẽ càng khó khăn, thực trạng này đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao hơn do thị trƣờng sẽ phân hóa mạnh, có nhiều cổ phiếu tăng rất nhiều cùng lúc với có nhiều cổ phiếu cũng sẽ giảm rất nhiều.
Tuy nhiên, theo báo cáo thống kê của Phòng Công nghiệp và Thƣơng mại Việt Nam số lƣợng chứng khoán niêm yết trên thị trƣờng hiện tại chỉ tƣơng ứng với 0,1% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động và chỉ bằng 1/3 số lƣợng doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Mỹ. Từ đây cho thấy TTCK nƣớc ta chƣa khai thác hết tiềm năng phát triển, không những số lƣợng doanh nghiệp niêm yết ít mà chất lƣợng doanh nghiệp cũng không cao. Hạn chế này là do ý thức năng cao năng lực của Ban lãnh đạo các doanh nghiệp niêm yết còn thấp. Đồng thời, các chính sách quản lý hoạt động niêm yết chƣa phát huy tối đa vai trò khi phần lớn chính sách chỉ mang tính khuyến nghị, khuyến khích doanh nghiệp áp dụng, không mang tính áp đặt và đƣa ra chế tài xử lý cụ thể.
Nhƣ vậy, hoạt động QLNN đối với việc niêm yết của các công ty phát hành chứng khoán nƣớc ta còn nhiều hạn chế. Điều này ảnh hƣởng trực tiếp đến sự phát triển và hoàn thiện TTCK trong tƣơng lai.
3.2.2.2 Quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh doanh dịch vụ trên thị trường chứng khoán
Theo quy định, các tổ chức kinh doanh trên TTCK phải đáp ứng các điều kiện nhất định về vốn, trang thiết bị về công nghệ và về số lƣợng nhân viên có chứng chỉ hành nghề. Trong hoạt động QLNN đối với những tổ chức này, các nội dung quản lý đƣợc mô tả trong sơ đồ dƣới đây: