1.3. Kinh nghiệm quản lý hoạt động kinh doanh Hợp tác xã dịch vụ nông
1.3.5. Bài học cho Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện
huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dƣơng
Thứ nhất, HTXDVNN cần phải xác định đúng mục tiêu, mục đích kinh doanh và phải có lòng nhiệt tình, tâm huyết giúp nông dân làm giàu, làm cho họ hiểu được chỉ có HTX mới là tổ chức tự họ giúp họ, chính quyền địa phương không được can thiệp vào hoạt động, phương hướng sản xuất kinh doanh của HTX.
Thứ hai, để quản lý hoạt động kinh doanh HTX dịch vụ nông nghiệp rất cần sự hỗ trợ của chính quyền địa phương về các mặt như: tạo khuôn khổ pháp lý; hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn nhất là đường giao thông, điện, nước; tuyên truyền, khuyến khích, quảng bá cho các hợp tác xã, giúp đỡ HTX thực thi kiểm soát bằng các chế định luật hạn chế ban lãnh đạo HTX lũng đoạn, trá hình doanh nghiệp tư nhân dưới hình thức HTX để hưởng ưu đãi.
Thứ ba, HTXDVNN có nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ đa dạng và phong phú, cùng với sự phát triển kinh tế nông thôn đòi hỏi các loại hình HTX này ngày càng có tính chất chuyên sâu, chuyên môn hoá hơn. Các HTXDVNN không chỉ quan tâm đến hoạt động phục vụ khâu đầu vào cho sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản; cần chú trọng vào các khâu dịch vụ tiêu dùng và các hoạt động dịch vụ khác phục vụ cho đời sống của người dân cũng được chú ý.
Thứ tƣ, để tăng doanh thu và lợi nhuận trên thị trường đầy cạnh tranh, HTX DVNN cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh, của mình như thu thập, phân tích thông tin thị trường giá cả, tính toán chi phí lợi nhuận, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, lập kế hoạch kinh doanh và kết nối
34
kinh doanh với các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, nhà nước, nhà khoa học.
Thứ năm là, giáo dục đào tạo nguồn nhân lực cần phải được chú trọng để có đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật đủ năng lực quản lý điều hành, giúp đỡ nông dân phát triển sản xuất nâng cao khả năng cạnh tranh với nông dân thế giới, để hợp tác xã hoạt động có hiệu quả.