CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng
2.2.1. Kích thước mẫu
Kích thước mẫu phụ thuộc vào việc ta muốn gì từ những dữ liệu thu thập được và mối quan hệ ta muốn thiết lập là gì (Kumar (2005)). Trong đề tài này dữ liệu được phân tích chủ yếu dựa vào phương pháp phân tích nhân tố, phương pháp hồi quy tuyến tính, thống kê mô tả. Để xác định kích thước mẫu, theo tác giả Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) cho rằng kích thước mẫu ít nhất phải bằng 4 hoặc 5 lần biến quan sát [6, tr. 23] thì mới có thể phân tích nhân tố khám phá tốt.
Số biến quan sát các thang đo trong mô hình là 41 biến quan sát. Theo tiêu chuẩn năm mẫu cho một biến quan sát thì kích thước mẫu cần thiết tối thiểu là n = 205 (41 x 5). Để đạt được kích thước mẫu đề ra và hạn chế sai sót, không hợp lệ tác giả gửi đi 280 phiếu để khảo sát.
2.2.2. Thiết kế bảng hỏi
Bảng câu hỏi khảo sát bao gồm 2 phần:
- Phần 1: Phần thông tin cá nhân. Thông tin của người tham gia trả lời khảo sát gồm có: Họ tên, giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nơi làm việc, số năm làm việc, thu nhập.
- Phần 2: Nội dung chính của bảng câu hỏi được xây dựng dựa trên cơ sở các
thang đo chính thức về các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty TNHH chế biến thực phẩm Đông Đô.
Sử dụng thang đo Likert 5 điểm được dùng để sắp xếp với mức độ lớn dần từ (1) rất không đồng ý, (2) không đồng ý, (3) trung lập, (4) đồng ý, (5) rất đồng ý.
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu
Thiết kế chọn mẫu phi xác suất với hình thức chọn mẫu theo nhóm, người trả lời khảo sát là những đối tượng dễ tiếp cận, họ sẵn sàng trả lời bảng câu hỏi nghiên cứu. Do đó sử dụng chọn mẫu theo nhóm để dễ kiểm soát. Bảng câu hỏi nghiên cứu được gửi trực tiếp cho các bộ phận theo số liệu dưới đây.
Bảng 2.1. Phân bố mẫu khảo sát theo bộ phận
BỘ PHẬN SỐ LĐ (1) SỐ MẪU (2) TỶ LỆ (%) (2/1) BỘ PHẬN SẢN XUẤT 180 130 72.22 Tổ tinh chế 60 45 75 Tổ cấp đông 32 20 62.50 Tổ hoàn thiện 37 25 67.57 Kho 51 40 78.43 VĂN PHÒNG 55 52 94.55 Phòng tổ chức hành chính 8 8 100 Phòng kế toán 47 44 93.62 BỘ PHẬN KINH DOANH 35 32 91.43 Tổ phát triển thị trường 10 10 100 Tổ vận tải 25 22 88 BÁN HÀNG 80 53 66.25 TỔNG CỘNG 350 267 76.29
(Nguồn: Phòng HCNS và tính toán của tác giả) Kế hoạch thực hiện khảo sát:
Tổng thể đối tượng nghiên cứu là người lao động tại Công ty TNHH chế biến thực phẩm Đông Đô. Tác giả đã tiến hành thu thập dữ liệu trực tiếp từ người lao động như sau:
Đối với bộ phận văn phòng: là những đối tượng làm việc chủ yếu trên máy tính và tương đối chủ động trong công việc. Do đó, tác giả phát phiếu khảo sát cho đối tượng này trong thời gian làm giờ hành chính và thu lại vào cuối giờ làm việc.
Đối với bộ phận sản xuất, bộ phận kinh doanh và bán hàng: chủ yếu phần lớn là công nhân, họ làm việc tay chân, trong giờ làm việc khá bận rộn và phải làm liên tục nên không có nhiều thời gian. Do đó, tác giả lựa chọn thời điểm gần giờ nghỉ trưa để phát phiếu khảo sát, người lao động tranh thủ vào giờ nghỉ trưa để trả lời và tác giả thu lại vào cuối giờ làm việc trong ngày.
Kế hoạch cụ thể: Dữ liệu được thu thập trong vòng 5 ngày. Để đảm bảo việc kiểm soát số lượng cũng như chất lượng phiếu thu vào, tác giả không phát phiếu dàn trải và đồng loạt mà chia số lượng phiếu phát ra từng ngày cho từng bộ phận, khi người được khảo sát có thắc mắc hay không hiểu về vấn đề nào thì nhanh chóng được hướng dẫn để hạn chế sai sót.
Ngày thứ 1: Khảo sát bộ phận văn phòng: 52 phiếu Ngày thứ 2: Khảo sát bộ phận sản xuất: 130 phiếu Ngày thứ 3: Khảo sát tại bộ phận kinh doanh: 32 phiếu Ngày thứ 4: Khảo sát bộ phận bán hàng: 53 phiếu
Ngày thứ 5: Tổng hợp, sàng lọc các phiếu khảo sát từ các bộ phận. Dữ liệu thu về được sàng lọc, mã hóa và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0.
2.2.4 Mô tả mẫu thu thập
Tổng số phiếu khảo sát phát ra cho người lao động tại công ty TNHH chế biến thực phẩm Đông Đô là 280 phiếu. Tổng số phiếu thu về là 257 phiếu. Qua quá trình kiểm tra, sàng lọc phát hiện có 12 phiếu không hợp lệ (các phiếu này không trả lời đầy đủ các câu hỏi khảo sát hoặc không đúng với yêu cầu). Vì vậy số phiếu được sử dụng trong nghiên cứu này là 245 phiếu.
Bảng 2.2. Tổng hợp tần suất trả lời bảng hỏi của người lao động
Tiêu chí Phân loại Số lượng Phần trăm
Giới tính Nam 89 36.3 Nữ 156 63.7 Độ tuổi Dưới 20 tuổi 5 2.0 Từ 20 đến 34 tuổi 120 49.0 Từ 35 đến 50 tuổi 117 47.8 Trên 50 tuổi 3 1.2 Trình độc học vấn Lao động phổ thông 122 49.8 Học nghề 8 3.3 Trung cấp/ cao đẳng 72 29.4 Đại học 40 16.3 Sau đại học 3 1.2 Nơi làm việc Văn phòng 52 21.2 Sản xuất 130 53.1 Kinh doanh 32 13.1 Bán hàng 53 24.9 Thâm niên Dưới 2 năm 61 24.9 Từ 2 - dưới 5 năm 154 62.9 Từ 5 - 8 năm 30 12.2 Thu nhập Từ 2 - dưới 4 triệu đồng 82 33.5 Từ 4 - 6 triệu động 68 27.8 Trên 6 triệu đồng 95 38.8
(Nguồn:Số liệu điều tra bảng khảo sát)
Nhận xét:
sát có 89 nam chiếm tỷ lệ 36.3% và 156 nữ chiếm tỷ lệ 63.7%. Đối với một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến thực phẩm thì lực lượng lao động nữ vẫn chiếm đa số. Lao động nam hầu hết thực hiện các công việc như cơ điện, nguyên phụ liệu, kho, kỹ thuật hoặc các công việc ở các bộ phận chức năng trong văn phòng như kế toán...
Về tiêu chí độ tuổi: Độ tuổi lao động của công ty TNHH chế biến thực phẩm Đông Đô tương đối trẻ, chủ yếu nằm trong khoảng 20 tuổi đến 34 tuổi. Độ tuổi trên 50 chiếm tỷ lệ thấp. Trong tổng số 245 người tham gia trả lời khảo sát, có 5 lao động dưới 20 tuổi chiếm tỷ lệ 2%, 120 lao động từ 20 tuổi đến 34 tuổi chiếm 49%, 117 lao động từ 35 tuổi đến 50 tuổi chiếm 47.8% và 3 lao động trên 50 tuổi chiếm 1.2%.
Về tiêu chí trình độ học vấn: Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thì lực lượng lao động phổ thông chiếm một số lượng lớn và công ty TNHH chế biến thực phẩm Đông Đô cũng không ngoại lệ. Trong tổng số 245 người tham gia khảo sát, lao động phổ thông có 122 người chiếm 49.8%, học nghề có 8 người chiếm 3.3%, trung cấp cao đẳng có 72 người chiếm 29.4% , đại học có 40 người chiếm 16.3 % và sau đại học có 3 người chiếm 1.2%.
Về tiêu chí nơi làm việc: Bộ phận sản xuất là nơi tập trung số lượng lao động nhiều nhất trong công ty. Cụ thể trong 245 người tham gia trả lời khảo sát có 130 người làm việc tại bộ phận sản xuất chiếm 53.1%, bộ phận văn phòng có 52 người chiếm 21.2% , bộ phận kinh doanh có 32 người chiếm 13.1% và bộ phận bán hàng có 53 người chiếm 24.9%.
Về tiêu chí thâm niên: Trong số những người tham gia trả lời khảo sát, tỷ lệ người có thâm niêm từ 2 năm đến 5 năm là nhiều nhất với 154 người chiếm 62.9%, những người dưới 2 năm chiếm 24.9% và những người có thâm niêm trên 5 năm chiếm 12.2%.
số 245 người tham gia trả lời khảo sát thì mức thu nhập từ 2 triệu -4 triệu đồng có 82 người chiếm 33.5% phần lớn thuộc bộ phận công nhân, mức thu nhập từ 4 triệu đồng đến dưới 6 triệu đồng có 68 người chiếm 27.8% là những lao động có trình độ chuyên môn, và mức thu nhập trên 6 triệu đồng có 95 người chiếm 38.8% là những người thuộc bộ phận văn phòng.