Định hƣớng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh HàTĩnh và hoạt động tín

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Hà Tĩnh (Trang 61 - 65)

1.1 .Tín dụng và các hình thức tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại

3.1. Định hƣớng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh HàTĩnh và hoạt động tín

tín dụng của BIDV đến năm 2020

3.1.1. Định hƣớng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020

- Phấn đấu đấu đạt tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân hàng năm trên 9%, đẩy mạnh tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế.

- Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, huy động mọi nguồn lực đầu tƣ cho các công trình, dự án trọng điểm để sớm phát huy hiệu quả. Tăng cƣờng mở rộng quan hệ hợp tác trong và ngoài nƣớc, hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trƣờng, đảm bảo an sinh xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh.

- Tập trung mọi nguồn lực phát triển công nghiệp với hạt nhân là Khu Kinh tế Vũng Áng, từ đó tạo sức lan toả thúc đẩy sự phát triển các vùng phụ cận, đồng thời ƣu tiên khuyến khích và hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, Thƣơng mại dịch vụ.

- Tiếp tục nâng cấp và hình thành một số đô thị và đơn vị hành chính mới, ƣu tiên Thành Phố Hà Tĩnh, Thị xã Hồng Lĩnh, các thị trấn và khu đô thị ở Khu kinh tế Vũng Áng, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo.

- Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân; giữ vững ổn định chính trị - xã hội trên địa bàn.

- Khuyến khích phát triển hoạt động ngành Tài chính Ngân hàng trên địa bàn, cụ thể đó là tạo ra môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng, khuyến khích các Tổ chức tín dụng đặt chi nhánh trên địa bàn đồng thời cũng cố và hoàn thiện hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân nhằm huy động tối đa

nguồn tiền nhàn rỗi trong dân phục vụ cho vay đầu tƣ phát triển kinh tế trên địa bàn.

- Thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa để bảo lãnh và chia sẽ rủi ro cho các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng.

3.1.2. Định hƣớng hoạt động tín dụng của BIDV Việt Nam đến năm 2020

3.1.2.1. Mục tiêu

- Tiếp tục tăng trƣởng tín dụng để phục vụ nhu cầu phát triển của đất nƣớc, góp phần thực hiện thắng lợi đƣờng lối chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng, Nhà nƣớc theo từng thời kỳ; duy trì danh mục tài sản có sinh lời chất lƣợng cao, hƣớng tới xây dựng cơ cấu tài sản có phù hợp với thông lệ của một NHTM hiện đại.

- Gia tăng các biện pháp đảm bảo gắn với việc chủ động kiểm soát và hạ thấp tỷ lệ nợ xấu, nợ nhóm 2, nợ cơ cấu, lãi treo.

- Vận hành thông suốt mô hình tổ chức, áp dụng có hiệu lực, hiệu quả chính sách tín dụng, chính sách quản lỷ rủi ro, các công cụ quản lý điều hành, nâng cao hiệu quả kinh doanh tín dụng, tăng năng lực tài chính và đảm bảo mức doanh lợi ngân hàng theo kế hoạch phát triển thể chế.

* Mục tiêu cụ thể

- Phấn đấu tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng đến năm 2020 đạt 18%, dƣ nợ tín dụng bình quân đạt 508.750 tỷ đồng. Trong đó, dƣ nợ tín dụng ngắn hạn đạt 289.988 tỷ đồng, dƣ nợ trung dài hạn đạt 218.762 tỷ đồng, tỷ trọng dƣ nợ trung dài hạn/tổng dƣ nợ đạt 43%.

- Kế hoạch đến năm 2020 tỷ trọng cho vay bán lẻ trên tổng dƣ nợ đạt 20%. - Cơ cấu tín dụng: Tỷ lệ dƣ nợ/tổng tài sản đạt 67,5%; Tỷ lệ dƣ nợ ngoài quốc doanh/tổng dƣ nợ đạt 80%.

- Chất lƣợng tín dụng: Tỷ lệ nợ xấu/tổng dƣ nợ < 3%; Tỷ lệ nợ nhóm II/tổng dƣ nợ <9%.

3.1.2.2. Định hướng hoạt động kinh doanh tín dụng đến năm 2020

- Trong giai đoạn tới tín dụng vẫn là hoạt động sinh lời chủ yếu của BIDV, đáp ứng nhu cầu vốn cho các chƣơng trình mục tiêu phục vụ tăng trƣởng kinh tế góp phần công nghiệp hoá, hiện đại hoá chuyển dịch cơ cấu kinh tế vĩ mô của đất nƣớc.

- Gắn với quá trình chuyển đổi mô hình thành tập đoàn và xây dựng BIDV trở thành NHTM hiện đại hàng đầu về qui mô, thị phần, chất lƣợng.

- Đa dạng hóa cơ cấu tín dụng theo ngành nghề, lĩnh vực và đối tƣợng khách hàng; Đảm bảo tăng trƣởng về quy mô gắn liền với đảm bảo chất lƣợng tín dụng.

- Nâng cao sức cạnh tranh trên các bình diện: Thị trƣờng, thị phần, sản phẩm dịch vụ, nâng cao hiệu quả kinh doanh tín dụng gắn với cơ cấu tín dụng, khách hàng, nguồn thu.

- Tuân thủ pháp luật, đảm bảo an toàn hệ thống, tiếp tục bổ sung hoàn thiện hệ thống quản lý, kiểm tra giám sát, quản trị điều hành, mô hình tổ chức, cơ chế, quy trình nghiệp vụ nhằm tăng cƣờng công tác quản lý rủi ro tín dụng và nâng cao chất lƣợng tín dụng.

3.1.3. Định hƣớng hoạt động tín dụng của BIDVHà Tĩnh đến năm 2020

Trên cơ sở mục tiêu và định hƣớng phát triển đến năm 2020 của BIDV, cùng với định hƣớng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong giai đoạn tới, Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Hà Tĩnh xác định định hƣớng phát triển kinh doanh đến năm 2020 theo hƣớng sau:

- Huy động vốn tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm của toàn chi nhánh, bám sát diễn biến thị trƣờng, tính chu kỳ biến động hàng năm, phân tích tính ổn định của nền khách hàng để điều hành cân đối vốn phù hợp, tăng sự ổn định bền vững của nền vốn và đáp ứng nhu cầu vốn. Cụ thể, đến năm 2020 huy

động vốn cuối kỳ đạt 4,160 tỷ đồng; huy động vốn bình quân đạt 3,850 tỷ đồng.

- Tiến hành đánh giá phân loại khách hàng từ khách hàng quan trọng, thân thiết đến phổ thông, đánh giá tình hình biến động của từng nhóm để có biện pháp chăm sóc và phát triển khách hàng phù hợp, cụ thể hoá chính sách khách hàng quan trọng.

- Hoàn thiện và áp dụng chính sách khách hàng đối với sản phẩm huy động vốn khối khách hàng doanh nghiệp để phân đoạn khách hàng, xác định nhóm khách hàng mục tiêu cần tăng trƣởng để có cơ chế đồng bộ thống nhất.

- Tiếp tục tăng trƣởng tín dụng, trong đó tập trung đẩy mạnh cho vay ngắn hạn với các khách hàng tốt để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động. Cụ thể kế hoạch đến năm 2020 dƣ nợ tín dụng tăng trƣởng 21%/năm; dƣ nợ tín dụng cuối năm 2020 đạt 3,545 tỷ đồng; dƣ nợ tín dụng bình quân đạt 3,350 tỷ đồng.

- Tập trung chỉ đạo, triển khai các phƣơng án kiểm soát chặt chẽ tỷ lệ nợ xấu trong giới hạn an toàn. Rà soát lại dƣ nợ hạch toán ngoại bảng, có kế hoạch phân loại cụ thể về đối tƣợng, khách hàng và thời gian thực hiện để tận thu, phấn đấu kiểm soát tỷ lệ nợ xấu luôn ở mức dƣới 3%, tỷ trọng nợ nhóm 2/tổng dƣ nợ ≤ 6%.

- Nghiên cứu, có kế hoạch đảm bảo tuân thủ thông tƣ quy định về phân loại nợ. Xem xét tính hợp lý, điều chỉnh một số quy định của chính sách tín dụng: Qui định về vốn tự có tham gia các dự án trung dài hạn; chính sách bảo đảm tiền vay; sửa đổi các hợp đồng phù hợp qui định của pháp luật.

- Thống nhất trong việc quản lý, đánh giá xếp hạng tín dụng nội bộ đối với các định chế tài chính, thực hiện tính toán dự phòng rủi ro phải trích lập

phù hợp với tỷ lệ mục tiêu điều hành của toàn hệ thống để báo cáo Ban lãnh đạo phân bổ số dự phòng rủi ro phải trích.

- Mở rộng mạng lƣới hoạt động của chi nhánh, cụ thể trong thời gian tới mở thêm 03 phòng giao dịch, nâng cấp phòng giao dịch Hồng Lĩnh thành chi nhánh cấp 1 nhằm tăng thị phần dịch vụ, huy động vốn và tín dụng bán lẻ trong thời gian tới.

- Chú trọng tổ chức các chƣơng trình đào tạo nội bộ cũng nhƣ bên ngoài nguồn nhân lực, nhằm mục đích không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ gắn liền với việc rèn luyện bản lĩnh và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Hà Tĩnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Hà Tĩnh (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)