Sự cần thiết của đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu trong điều kiện kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động xuất nhập khẩu của công ty cổ phần hàng hải MACS trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 34 - 40)

1.2. Cơ sở khoa học của hoạt động xuất nhập khẩu

1.2.3. Sự cần thiết của đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu trong điều kiện kinh tế

kinh tế thị trƣờng hội nhập kinh tế quốc tế

1.2.3.1 Các lý thuyết về lợi ích thương mại quốc tế

- Lý thuyết về lợi thế so sánh

Lý thuyết lợi thế so sánh do Adam Smit và Đa vit Ricardo đưa ra. Theo các ông này, các quốc gia dựa vào sự khác nhau về các yếu tố sản xuất như lao động,

vốn, tài nguyên cũng như sự khác biệt về cơng nghệ giữa các ngành có thể thu lợi khi tiến hành trao đổi hàng hoá với nhau. Các nhà kinh tế sau này cụ thể thêm khi nhấn mạnh một quốc gia sẽ có lợi thế so sánh trong những ngành sử dụng nhiều yếu tố sản xuất mà quốc gia đó dồi dào. Chẳng hạn như Việt Nam dồi dào tương đối về nguồn lực tự nhiên và lao động bán kỹ năng nên có lợi thế so sánh về các ngành thâm dụng nguồn lực tự nhiên như gạo, cà phê hoặc thâm dụng lao động bán kỹ năng như dệt, da, may mặc.

Lý thuyết lợi thế so sánh chỉ ra rằng một quốc gia chỉ cần có lợi thế so sánh thì có thể thu được lợi ích từ ngoại thương cho dù năng suất của quốc gia đó thấp trên tất cả các ngành. Về mặt trực quan, lý thuyết này khá lý thú, nó giúp cho những nhà làm chính sách xác định những ngành hoặc những sản phẩm mà quốc gia họ có lợi thế để phân bổ một cách có hiệu quả nguồn lực khan hiếm trong nền kinh tế và lý thuyết này cũng cho thấy rằng mậu dịch quốc tế mang lại lợi ích cho các nước tham gia cho dù năng suất trong các ngành của quốc gia đó thấp hơn so với các quốc gia khác.

Tuy nhiên những giả thiết làm cơ sở cho lý thuyết này không thực tiễn trong hầu hết các ngành như giả thiết về công nghệ đồng nhất giữa các quốc gia, khơng có lợi thế kinh tế theo quy mơ, các yếu tố sản xuất không dịch chuyển giữa các quốc gia. Với lý thuyết về lợi thế so sánh, mậu dịch và sự chun mơn hố dựa vào nguồn lực (lao động, vốn, tài nguyên) giúp cho một quốc gia đạt được sự thịnh vượng. Trong một thế giới mà thị trường phân khúc, có sự khác biệt sản phẩm, khác biệt về công nghệ và các ngành có lợi thế kinh tế theo quy mơ, dường như lý thuyết lợi thế so sánh khơng đủ để giải thích tại sao các công ty lại thành công trên thị trường thế giới và đạt được mức tăng trưởng cao.

- Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh

Lý thuyết lợi thế cạnh tranh đề cập đến một cách tiếp cận mới nhằm trả lời những câu hỏi sau: Tại sao một số doanh nghiệp cạnh tranh thành cơng trong khi một số doanh nghiệp khác thì thất bại trong một ngành? Chính phủ cần phải làm gì để cho doanh nghiệp có thể cạnh tranh được trên thị trường quốc tế? Với lý thuyết

lợi thế cạnh tranh quốc gia, M.Porter (1990) đã tập trung vào việc giải thích những vấn đề trên. M.Porter cho rằng sự gia tăng mức sống và sự thịnh vượng của quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào khả năng đổi mới, khả năng tiếp cận nguồn vốn và hiệu ứng lan truyền cơng nghệ của nền kinh tế. Nói tổng qt hơn, sức cạnh tranh của một quốc gia phụ thuộc vào sức cạnh tranh của các ngành trong nền kinh tế. Sức cạnh tranh của một ngành lại xuất phát từ năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành: khả năng đổi mới công nghệ, sản phẩm, cung cách quản lý của ngành và môi trường kinh doanh. Các đầu vào quan trọng đối với hoạt động sản xuất của nền kinh tế không phải chỉ thuần là lao động, vốn, tài nguyên thiên nhiên mà còn là những đầu vào do chính doanh nghiệp hoặc chính phủ tạo ra. Với cách nhìn nhận như vậy, M.Porter (1990) cho rằng bốn yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh của một quốc gia là:

1. Chiến lược của doanh nghiệp, cơ cấu và sự cạnh tranh: Những ngành có

chiến lược và cơ cấu phù hợp với các định chế và chính sách của quốc gia, hoạt động trong mơi trường có cạnh tranh trong nước căng thẳng hơn sẽ có tính cạnh tranh quốc tế mạnh hơn. Chẳng hạn như ngành sản xuất xe hơi của Nhật có một số cơng ty cạnh tranh mạnh trên thị trường thế giới một phần là do các công ty này đã cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường trong nước, luôn suy nghĩ và hành động mang tính chiến lược.

2. Các điều kiện về phía cầu: Những ngành phải cạnh tranh mạnh ở trong

nước thì mới có khả năng cạnh tranh quốc tế tốt hơn. Thị trường trong nước với số cầu lớn, có những khách hàng địi hỏi cao và mơi trường cạnh tranh trong ngành khốc liệt hơn sẽ có khả năng cạnh tranh cao hơn. Chẳng hạn như ngành chế biến thức ăn nhanh của Hoa Kỳ có khả năng cạnh tranh được trên thị trường quốc tế bởi lẽ người tiêu dùng Hoa Kỳ là những người đòi hỏi tốc độ và sự thuận tiện nhất thế giới.

3. Các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan: Tính cạnh tranh của một

ngành phụ thuộc vào sức mạnh của các nhà cung cấp các nhập lượng và các dịch vụ hỗ trợ. Các nhà cung cấp nhập lượng có khả năng cạnh tranh trên tồn cầu có thể mang lại cho doanh nghiệp - khách hàng của họ lợi thế về chi phí và chất lượng.

Các ngành có quan hệ ngang cũng mang lại lợi thế cạnh tranh thông qua sự lan truyền công nghệ. Sự hiện diện cụm công nghiệp tạo ra cho doanh nghiệp lợi thế kinh tế theo quy mơ. Ví dụ như ngành sản xuất máy tính của Hoa Kỳ là ngành đầu đàn vì các cơng ty có nhiều sáng kiến trong ngành cơng nghiệp bán dẫn, vi xử lý, hệ thống điều hành và dịch vụ vi tính

4. Các điều kiện về các yếu tố sản xuất: bao gồm chất lượng lao động, vốn và

lao động rẻ, cơ sở hạ tầng mạnh và cơng nghệ cao sẽ ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của ngành và của các quốc gia. ở đây chúng ta nhấn mạnh đến chất lượng của các yếu tố đầu vào được tạo ra chứ không phải là nguồn lực trời cho ban đầu. Chẳng hạn như ngành sản xuất thép ở Nhật bản có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới dù họ khơng có tài ngun về sắt hoặc than, mà bởi vì họ có cơng nghệ sản xuất tốt.

Một quốc gia có lợi thế cạnh tranh trong những ngành mà người ta tìm thấy bốn yếu tố cơ bản trên khá mạnh. Đây là những khu vực mà chính phủ nên tập trung nỗ lực của họ nhằm để thúc đẩy lợi thế cạnh tranh của quốc gia.

1.2.3.2 Sự cần thiết đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa trong quá trình hội nhập KTQT

Hoạt động thương mại quốc tế, là quá trình vừa hợp tác, vừa cạnh tranh quyết liệt giữa các chủ thể kinh tế. Đây là sự thử thách với bất cứ quốc gia nào tham gia vào quá trình này, đặc biệt đối với những nước kém phát triển, đang phát triển. Hội nhập kinh tế quốc tế vừa mở ra khả năng để phát triển kinh tế đất nước, nhưng đồng thời cũng buộc các quốc gia phải đối mặt với những thách thức không nhỏ. Hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực thương mại quốc tế là quá trình thực hiện tự do hóa thương mại thơng qua việc cắt giảm các rào cản, là thực hiện các cam kết song phương và đa phương trong các cam kết giữa các quốc gia. Trong hoạt động thương mại quốc tế, quốc gia nào tạo được nhiều hàng hóa, hàng hóa có chất lượng cao được thị trường thế giới chấp thuận, thì nước đó sẽ mở rộng được hoạt động xuất khẩu. Điều đó cũng có nghĩa là quốc gia đó đã tận dụng, khai thác được lợi thế so sánh và thông qua thương mại quốc tế để thu được lợi ích cho quốc

gia mình. Những lợi ích do hoạt động xuất khẩu mang lại cho mỗi quốc gia là hết sức rõ ràng, điều đó có thể nhận thấy:

- Khi xuất khẩu được nhiều hàng hóa, dịch vụ sẽ tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Điều này là yếu tố quyết định cho việc nâng cao đời sống vất chất và tinh thần của dân cư trong điều kiện hội nhập;

- Đẩy mạnh được xuất khẩu hàng hóa chính là con đường để các doanh nghiệp trong nước vươn ra thị trường thế giới, cọ xát với doanh nghiệp quốc tế. Đây chính là mơi trường để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp trong nước, tạo dựng được vị thế của doanh nghiệp trong nước trên thị trường thế giới và quan trọng hơn dần dần tạo ra những thương hiệu ở tầm quốc tế;

- Đẩy mạnh xuất khẩu và nhất là xuất khẩu những mặt hàng có tính đặc thù của quốc gia còn tạo ra cơ hội sử dụng một cách hiệu quả nguồn lực của quốc gia và qua đó dần dần xây dựng được vị thế của quốc gia trên trường quốc tế;

- Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa phụ thuộc rất nhiều vào cách thức tổ chức, tính hợp lý của chính sách thương mại quốc tế và thu hút đầu tư của từng quốc gia. Vì vậy, kết quả của xuất khẩu hàng hóa chính là thước đo tính hợp lý của chính sách và hiệu lực của hệ thống quản lý nhà nước về thương mại nói chung và quản lý xuất nhập khẩu nói riêng. Thơng qua q trình xuất khẩu, cơ quan quản lý nhà nước sẽ dần dần điều chỉnh chính sách, sử dụng công cụ kinh tế và phi kinh tế, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước;

- Đẩy mạnh được xuất khẩu hàng hóa cũng chính là cơ sở cần thiết đề cân bằng cầu thương mại, cầu thanh tốn, và do đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mơ cho đất nước;

- Thơng qua xuất khẩu hàng hóa chúng ta cịn xuất khẩu cả văn hóa, truyền thống, làm cho bạn bè quốc tế hiểu biết chúng ta hơn và do đó tạo dựng được hình ảnh tốt đẹp trong lịng bạn bè thế giới.

Cùng với chiến lược hội nhập và phát triển, thương mại quốc tế là một bộ phận quan trọng, gắn liền với tiến trình hội nhập và có vai trị quyết định đến lợi thế của một quốc gia trên thị trường khu vực và thế giới. Việc đẩy mạnh giao lưu

thương mại quốc tế nói chung và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nói riêng là mục tiêu phát triển kinh tế hàng đầu của các quốc gia. Vì vậy, có thể nói thúc đẩy xuất khẩu là một động lực của sự phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động xuất nhập khẩu của công ty cổ phần hàng hải MACS trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)