Thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCPSHB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP sài gòn hà nội (Trang 49 - 75)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCPSHB

3.2.1. Năng lực tài chính

3.2.1.1. Vốn chủ sở hữu

Trong quá trình hoạt động quy mô vốn chủ sở hữu của SHB không ngừng gia tăng, thể hiện qua bảng thống kê vốn chủ sở hữu dƣới đây:

Bảng 3.2: Vốn chủ sở hữu của SHB giai đoạn 2010 – 2014

Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 1. Tổng vốn chủ sở hữu (tỷ đồng) 515,107 1.009,405 1.761,687 3.573,416 5.615,554 - Vốn điều lệ 412,7 617,66 1.500 2.521,308 3.642,015 - Thặng dƣ vốn cổ phần 35,158 213,235 3,942 476,779 1.063,402 - Các quỹ và vốn khác 27,522 50,714 86,624 146,693 281,783 - Lợi nhuận để lại 39,727 127,796 171,121 428,636 628,354 2. Tốc độ tăng VCSH (%) 146,60 95,96 74,53 102,84 57,15 3. VCSH/Tổng tài sản (%) 6,72 9,46 10,17 9,04 9,46

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của SHB các năm 2010 - 2014.)

Bảng số liệu trên cho thấy vốn chủ sở hữu của HSB giai đoạn 2010 - 2014 tăng liên tục với con số tuyệt đối lớn, năm 2010 vốn chủ sở hữu mới có 515,107 tỷ đồng, năm 2014 đạt 5.615,554 tỷ đồng, gấp hơn 10 lần năm 2010. Tăng trƣởng vốn chủ sở hữu bình quân cả giai đoạn cao 95,4%, do thời gian qua ngân hàng kinh doanh đạt hiệu quả cao, lợi nhuận tăng trung bình 105, 02%, có uy tín nên các đợt phát hành cổ phiếu mới tăng vốn điều lệ đều thành công, vốn điều lệ tăng nhanh, từ 412,7 tỷ đồng năm 2010 lên 3462,015 tỷ đồng năm 2014. Mặt khác có điều kiện tăng lợi nhuận giữ lại hàng năm. Tuy nhiên vốn chủ sở hữu tăng không đồng đều, các năm 2010, 2011 và 2013 tăng cao hơn 100%, năm 2012 và 2014 còn tƣơng ứng 74,53% và 57,15% do vốn chủ sở hữu đã lớn hơn rất nhiều, nên cho dù có mức tăng

số tuyệt đối cao nhƣng tốc độ tăng trƣởng vẫn thấp. Năm 2013 mức tăng tuyệt đối và tƣơng đối đều lớn do thặng dƣ vốn cổ phần gấp 119 lần năm 2012, kéo tốc độ vốn chủ sở hữu tăng cao.

Bên cạnh đó tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của ngân hàng năm 2014 đạt 9,46% tăng 2,74% so với năm 2010 và nhìn chung các năm đều tăng, giúp tăng cƣờng tính chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn để phát triển các hoạt động kinh doanh. Với quy mô và tốc độ tăng vốn chủ sở hữu này khả năng cạnh tranh về tài chính của Techcombank trên thị trƣờng ngân hàng trong nƣớc khá tốt, thể hiện trong bảng 2.4 so sánh về quy mô vốn chủ sở hữu của một số NHTM.

Bảng 3.3: Vốn chủ sở hữu của một số NHTM trong nƣớc năm 2012 - 2014

Đơn vị: Tỷ đồng

STT Ngân hàng Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

1 Bình quân 4 NHTMNN 8.699 12.640 15.303 2 Sacombank 2.804 7.181 7.638 3 ACB 1.697 6.258 7.766 4 Eximbank 1.947 6.295 12.844 5 SCB 794 2.631 2.526 6 Techcombank 1.381 3.550 4.676 7 SHB 1.762 3.573 5.612

(Nguồn: Báo cáo thường niên các năm 2012 - 2014 của các ngân hàng)

Theo bảng so sánh trên, trong khối NHTMCP SHB là một trong những ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn, có tính cạnh tranh, tại thời điểm 30/06/2014 vốn chủ sở hữu của SHB đứng thứ 4 chỉ sau các ngân hàng Sacombank, ACB, Eximbank. Tuy nhiên, năm 2014 vốn chủ sở hữu của SHB mới đạt 5.615,554 tỷ VND tƣơng đƣơng khoảng 330 triệu USD, thua xa con số 15.302,75 tỷ VND là vốn chủ sở hữu bình quân của 4 NHTMNN và nhỏ hơn nhiều lần so với các NHTM ở hầu hết các nƣớc trên thế giới vốn chủ sở hữu luôn tính trên hàng tỷ USD. Theo so sánh này khả năng cho vay và mở rộng mạng lƣới của SHB thấp hơn các NHTMNN, việc mở rộng hoạt động trên thị trƣờng quốc tế bị hạn chế.

Với quy mô vốn điều lệ tăng lên hàng năm SHB có điều kiện mở rộng mạng lƣới hoạt động để phục vụ và thu hút khách hàng tốt hơn. Theo pháp luật hiện hành ở Việt Nam, quy định tại Điều 6 mục 1, quyết định số 13/2008/QĐ-NHNN ngày 29/4/2008 của NHNN thì số sở giao dịch của NHTM có thể mở phải đảm bảo:

100tỷ x N1 + 50tỷ x N2 < C Trong đó: C: Vốn điều lệ của NHTM

N1: Số chi nhánh đã mở và đề nghị mở tại Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

N2: Số chi nhánh đã mở và đề nghị mở tại đơn vị hành chính ngoài Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

Trong khi đó ở SHB tại thời điểm 30/06/2014 mức vốn chủ sở hữu mới đạt 5.615 tỷ đồng nhỏ hơn rất nhiều mức quy định 100tỷ x N1 + 50tỷ x N2 = 100tỷ x 108+ 50tỷ x 65 = 14.050 tỷ. Do đó ngân hàng phải cân nhắc kế hoạch mở rộng mạng lƣới, kế hoạch tăng vốn chủ sở hữu và cân đối các nguồn lực để đảm bảo duy trì hoạt động an toàn, hiệu quả, mà không mất đi cơ hội kinh doanh vì hệ thống mạng lƣới rộng đồng nghĩa với việc đòi hỏi rất nhiều nguồn lực để duy trì hoạt động, chi phí hoạt động lớn.

Đồng thời mức tín dụng cho vay đối với một khách hàng cũng tăng, tính tại thời điểm 30/06/2014 là 842,33 tỷ VND.

Vốn tự có x 15 5.615,554 x 15

Số tiền cho vay tối đa = —————— = —————— = 842,33 (tỷ VND) với một khách hàng 100 100

Khả năng cho vay đối với một khách hàng tăng giúp ngân hàng có thể cho vay các khách hàng lớn, nhằm mang lại nguồn thu lớn, ổn định mà không phải sử dụng đến hình thức cho vay đồng tài trợ khiến thu nhập bị chia sẻ. Tuy nhiên quy mô cho vay đối với một khách hàng hiện tại của SHB nhỏ hơn so với các NHTMNN và một số NHTMCP nhƣ ACB là 1165 tỷ đồng, Sacombank là 1145 tỷ

đồng… SHB cần tiếp tục tăng vốn chủ sở hữu để tăng khả năng cho vay, và có chiến lƣợc tìm kiếm, phân loại khách hàng phù hợp với khả năng của mình.

3.2.1.2. Chất lượng tài sản

Tài sản sinh lời: Cơ cấu tài sản sinh lời và tài sản không sinh lời cho biết hiệu quả sử dụng nguồn vốn và khả năng thu lợi nhuận của NHTM.

Bảng 3.4 : Tổng tài sản sinh lời của SHB giai đoạn 2020 - 2014

Năm

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014

Tổng TS sinh lời (tỷ đồng) 7469,87 10443,66 16759,18 38540,81 55739,52 Tỷ trọng TS sinh lời trong

tổng TS (%) 97,42 97,91 96,73 97,47 93,90

Tốc độ tăng TS sinh lời (%) - 39,81 60,47 129,97 44,62

(Nguồn: Báo cáo thường niên của SHB giai đoạn 2010 – 2014)

Ở tầm tổng quát có thể thấy, giai đoạn 2010-2014 SHB sử dụng khá hiệu quả nguồn vốn vào các hoạt động tạo lợi nhuận. Thông thƣờng tỷ lệ tài sản sinh lời trên tổng tài sản lớn hơn 75% đƣợc coi là tốt với một NHTM, trong khi tỷ lệ này ở SHB trung bình đạt 96% và tốc độ tăng trƣởng tài sản sinh lời hàng năm tăng tƣơng ứng với tốc độ tăng trƣởng tổng tài sản của ngân hàng. Trong tổng tài sản sinh lời dƣ nợ tín dụng luôn là nguồn tài sản sinh lời chủ yếu chiếm tới 50%, đóng góp lớn nhất vào lợi nhuận của ngân hàng, nhƣng đã có xu hƣớng giảm, các hoạt động đầu tƣ chứng khoán, kinh doanh ngoại tệ, vàng…đƣợc tăng cƣờng. Điều này nói lên nguồn vốn của ngân hàng đang đƣợc sử dụng theo hƣớng nâng cao chất lƣợng và đa dạng hóa danh mục tài sản, nên khả năng sinh lời cao.

Chất lượng tín dụng: Cho vay chiếm hơn 50% tổng tài sản của Techcombank,

nên chất lƣợng tài sản đƣợc phản ánh chủ yếu qua chất lƣợng của loại tài sản này, thể hiện qua các chỉ tiêu chất lƣợng tín dụng đƣợc thống kê nhƣ sau:

Bảng 3.5 : Tình hình nợ xấu của SHB giai đoạn 2010 - 2014 Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng dƣ nợ tín dụng (tỷ đồng) 3.465,5 5.380 8.810,8 20.486,1 26.940,2 Nợ nhóm 3 – 5/tổng dƣ nợ (%) 3,43 2,92 3,11 1,38 2,56 Dự phòng cụ thể nợ khó đòi (tỷ đồng) 80,53 - 27,78 59,12 608,95 Dự phòng nợ xấu/tổng dƣ nợ (%) 0,67 - 0,32 0,29 2,26 (Nguồn: Ngân hàng TMCP SHB)

Bảng 3.6 : Tỷ lệ nợ xấu của một số NHTMCP giai đoạn 2010 đến tháng 6/2014

Đơn vị: % Năm Ngân hàng 2010 2011 2012 2013 6/2014 Toàn hệ thống ngân hàng 4,60 3,18 2,48 1,38 3,5 ACB 0,72 0,3 0,2 0,1 0,3 SACOMBANK 1,1 0,6 0,7 0,2 0,7 EXIMBANK - 1,04 0,85 0,88 0,95 TechcomBank 0,6 1,99 2,7 1,01 1,83 SHB 3,43 2,92 3,11 1,38 2,35

(Nguồn: Báo cáo thường niên các ngân hàng)

Thời gian qua tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu của SHB luôn đƣợc kiểm soát, cụ thể các năm 2010 – 2014 tỷ lệ nợ xấu (Nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 theo quyết định 493/QĐ-NHNN) hầu nhƣ dƣới 3%, đạt mức an toàn theo quy định và có diễn biến giảm. Năm 2014 tỷ lệ nợ xấu ở mức 2,56% cao hơn năm 2013 nhƣng đây là tình trạng chung của các NHTM do những khó khăn từ nền kinh tế tác động xấu đến khả năng trả nợ của các doanh nghiệp. Hơn nữa so với mức trung bình của toàn hệ thống thì tỷ lệ nợ xấu của SHB luôn thấp hơn. Năm 2014 ngân hàng phải trả lãi suất huy động cao, nhƣng thu từ lãi vẫn tăng trƣởng hơn 90%....Những điều này

cho thấy chất lƣợng tín dụng của ngân hàng ngày càng tốt lên, năng lực quản trị, quản lý của ngân hàng đang đƣợc khẳng định.

Mặt khác việc trích lập dự phòng nợ xấu, nợ khó đòi cả ngân hàng đã thực hiện đúng quy định của nhà nƣớc, quy mô và tỷ lệ trích lập luôn đƣợc duy trì phù hợp với diễn biến về chất lƣợng tín dụng và khả năng huy động, nên tỷ lệ dự phòng trên dƣ nợ tín dụng thay đổi tăng, giảm khá tƣơng đồng với tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn các năm. Cụ thể là năm 2014, tăng trƣởng tín dụng thấp hơn so với các năm 2012, 2013, song trƣớc diễn biến nợ xấu tăng, SHB đã tăng cƣờng trích lập dự phòng, dự phòng cụ thể nợ khó đòi trong năm lên tới 537 tỷ đồng.

Tuy nhiên ỷ lệ nợ xấu của SHB lớn hơn nhiều so với các NHTMCP hàng đầu: ACB, Sacombank, Techcombank chứng tỏ việc cấp và quản lý chất lƣợng tín dụng của ngân hàng vẫn còn những tồn tại cần tìm hiểu và khắc phục.

3.2.1.3. Khả năng sinh lời

Quy mô và tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận

Biểu đồ 3.1: Tăng truởng lợi nhuận của SHB giai đoạn 2010 – 2014

(Nguồn: Báo cáo thường niên các ngân hàng)

Biểu đồ 3.1 cho thấy lợi nhuận hàng năm của ngân hàng có mức tăng cao cả số tuyệt đối và tƣơng đối. Tính tuyệt đối, lợi nhuận của SHB tăng với mức chênh lệch ngày càng lớn. Năm 2014 lợi nhuận của ngân hàng tăng so với năm 2012 khoảng 350 tỷ đồng, mức tăng lớn nhất là của năm 2014 tăng 890,06 tỷ đồng so với năm 2013. Đồng thời tốc độ tăng trƣởng lợi nhuận cao, trung bình 5 năm là

114,05%. Trong giai đoạn này chỉ có năm 2012 quy mô và tốc độ tăng đều thấp, nguyên nhân do mức tăng trƣởng của chi phí lớn hơn doanh thu, dự phòng nợ xấu cao đột biến so với năm 2011 nên lợi nhuận tăng ít.

Tốc độ tăng trƣởng lợi nhuận cao hơn tốc độ tăng trƣởng trung bình hàng năm của tổng tài sản là 69,97% và của vốn chủ sở hữu là 95,4%. Điều này chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng triệt để nguồn vốn để mở rộng một cách hiệu quả các hoạt động kinh doanh, tăng thu nhập cho ngân hàng trên cơ sở vững chắc của vốn chủ sở hữu gia tăng hàng năm. Hai năm gần đây năm 2013, 2014 mức tăng trƣởng lợi nhuận cao tƣơng ứng là 99,07% và 125,48% do quy mô các hoạt động của ngân hàng đƣợc tăng cƣờng hiệu quả, thanh khoản đƣợc kiểm soát tốt nhờ đó luôn duy trì khả năng cho vay khách hàng và đầu tƣ, kinh doanh…đảm bảo tăng trƣởng nguồn thu nhập.

Biểu đồ 3.2: Lợi nhuận của một số NHTMCP và SHB năm 2014.

(Nguồn: Báo cáo thường niên các ngân hàng)

Biểu đồ 3.2 cho thấy quy mô lợi nhuận của SHB khá lớn, so với hầu hết các NHTMCP khác lợi nhuận của SHB lớn hơn rất nhiều, mặc dù quy mô vốn, tài sản của SHB chƣa phải là đã lớn hơn. Năm 2012 và 2013 trong khối các NHTMCP SHB có lợi nhuận lớn thứ 3, năm 2014 đứng thứ 2, chỉ sau ngân hàng ACB.

Hiệu quả vốn chủ sở hữu và tài sản: Tài sản sinh lời cao chiếm hơn 90% tổng tài sản, lợi nhuận hàng năm tăng từ 2,33% năm 2010 đến năm 2013 đạt 3.35%...cho thấy hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu và tài sản của ngân hàng tốt, biểu hiện ở hai chỉ số ROA, ROE hàng năm nhìn chung đều tăng, cụ thể nhƣ biểu đồ 3.3 dƣới đây:

Biểu đồ 3.3: ROA, ROE của SHB giai đoạn 2010 - 2014

(Nguồn: Báo cáo thường niên các ngân hàng)

Bảng 3.7 : ROA, ROE của một số NHTMCP năm 2014

Ngân hàng

Chỉ tiêu Sacombank ACB SCB

Techcom

bank Eximbank SHB

ROE (%) 13,14 31,53 22,75 24,5 7,3 26,53

ROA (%) 1,49 2,32 2,06 2,41 1,7 2,33

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2014 của các ngân hàng)

Chỉ số ROA, ROE của ngân hàng các năm biến đổi tƣơng ứng với nhau, tuy có năm thấp đi nhƣng nhìn chung diễn biến theo xu hƣớng tăng lên. Năm 2011 cao nhất ROA đạt 2,6%,, ROE đạt 45,19% tiếp theo là năm 2014 ROA đạt 2,33%, tăng 0,34 % so với năm 2013 và ROE đạt 26,53% cao hơn năm 2013 là 3,64%. Vì hai năm này lợi nhuận tăng trƣởng cao nhất. Năm 2011 cao đột biến do dự phòng nợ xấu thấp nên lợi nhuận lớn, kéo theo ROE và ROA tăng cao. Năm 2012 ROA và ROE giảm mạnh so với năm 2011 do năm này mức trích lập dự phòng nợ xấu cao hơn nhiều. Mặt khác cạnh tranh gia tăng trong ngành ngân hàng và sự phát triển mạnh mẽ của thị trƣờng vốn cũng có phần ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động của SHB, lợi nhuận thu đƣợc có mức tăng trƣởng chậm hơn so với tăng trƣởng của tổng tài sản và vốn chủ sở hữu, dẫn đến ROA và ROE giảm.

Về cơ bản nhìn vào diễn biến chỉ số ROA và ROE của ngân hàng có thể thấy hiệu quả sử dụng nguồn vốn của ngân hàng ngày càng cao, công tác quản trị, điều hành, kiểm soát rủi ro tốt lên, mặc dù thời kỳ này vốn chủ sở hữu và tổng tài sản của ngân hàng đều tăng lên với tốc độ cao, trung bình vốn chủ sở hữu tăng 95,4%, tổng tài sản tăng 69.97%, nhƣng chỉ số ROA, ROE vẫn tiếp tục cao.

Năm 2014 so với một số NHTMCP lớn và hoạt động tốt ở Việt Nam thì ROA, ROE của SHB chỉ thấp hơn ngân hàng ACB, kết quả này sẽ tạo niềm tin và thu hút khách hàng, là cơ sở khẳng định khả năng cạnh tranh của SHB trên thị trƣờng ngân hàng sẽ còn đƣợc tăng cao.

Cơ cấu thu nhập: Tăng trƣởng thu nhập của ngân hàng hàng giai đoạn 2010

– 2014 rất tốt, đặc biệt năm 2014 quy mô thu nhập lên đến 3.268.293 triệu đồng, với tốc độ tăng trƣởng 168,77%. Các năm khác nhƣ 2011, 2013 cũng có tốc độ tăng trƣởng cao 97,65% và 98,9%.

Biểu đồ 3.4 : Cơ cấu thu nhập của SHB các năm 2012 – 2014

(Nguồn: Báo cáo thường niên các ngân hàng)

Biểu đồ cơ cấu thu nhập của SHB 3 năm qua cho thấy thu nhập từ lãi luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp đến là thu nhập từ hoạt động dịch vụ và kinh doanh chứng khoán. Hai năm 2013 và 2014 thu nhập từ hoạt động kinh doanh chứng

28,49% năm 2014. Do thị trƣờng chứng khoán phát triển, ngân hàng đã tăng cƣờng mở rộng có hiệu quả hoạt động kinh doanh chứng khoán.

Tỷ trọng thu nhập từ lãi giảm, tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ và các hoạt động khác có xu hƣớng tăng. Trong điều kiện các hoạt động kinh doanh của một NHTM phát triển đa dạng, diễn biến cơ cấu thu nhập trên là dấu hiệu tốt cho thấy ngân hàng đang nắm bắt kịp thời nhu cầu và cơ hội của thị trƣờng, phát triển theo hƣớng đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên đây chƣa phải là cơ cấu thu nhập tốt nhất. Vì cầu về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng gia tăng hàng ngày và tiềm năng lớn, hoạt động dịch vụ lại chứa đựng ít rủi ro. Đây là cơ hội để ngân hàng khai thác tạo sự phát triển nhanh, bền vững nên cơ cấu thu nhập tốt thì tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ phải gia tăng lớn, trong khi tỷ trọng này ở SHB năm 2014 chỉ tăng 0,22% so

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP sài gòn hà nội (Trang 49 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)