Phƣơng hƣớng phát triển trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ của tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý các dự án giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh hà tĩnh (Trang 65 - 66)

tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn 2010 – 2020

3.1.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Bảo đảm phát triển bền vững về kinh tế - xã hội - môi trƣờng - thể chế. Khai thác tối đa vị thế địa - kinh tế của tỉnh, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ƣơng để sớm thoát khỏi tình trạng thu nhập thấp và từng bƣớc rút ngắn khoảng cách về GDP/ngƣời so với cả nƣớc. Lấy công nghiệp làm khâu đột phá trong phát triển kinh tế hàng hóa, lấy khai khoáng, cán thép, luyện kim, làm hàng hóa chủ lực và lâu dài, dần dần hình thành một số sản phẩm công nghiệp mũi nhọn có chất lƣợng cao, có thƣơng hiệu và uy tín trên thị trƣờng. Mục tiêu chung của thời kỳ 2010 - 2020 là tăng trƣởng cao và ổn định, GDP bình quân đầu ngƣời dần đuổi kịp và vƣợt trung bình cả nƣớc. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp - xây dựng - dịch vụ, đƣa Hà Tĩnh từ một tỉnh nông nghiệp sớm trở thành tỉnh có công nghiệp-dịch vụ phát triển, đến năm 2015 trở thành một trong những trung tâm công nghiệp phát triển của miền Trung; Đến năm 2020 có mức thu nhập bình quân đầu ngƣời ít nhất bằng 85% mức trung bình của cả nƣớc.

Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt trên 30 triệu đồng vào năm 2015; 60-70 triệu đồng vào năm 2020.

Tốc độ tăng trƣởng bình quân cả giai đoạn 2010-2020 từ 13,5-15,5%/năm; trong đó: giai đoạn 2011-2015 từ 13-14,5%/năm; giai đoạn 2016-2020 từ 14- 16,5%/năm.

Cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ. Năm 2015, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng 40,5 - 41,5%, dịch vụ 38,5- 40,5%, Nông - lâm - ngƣ nghiệp 18-20,5%; cơ cấu tƣơng ứng của các ngành năm năm 2020 là 46,5-49%, 43-44% 8-10,5% [14].

3.1.2. Phát triển hệ thống giao thông đường bộ

Phƣơng hƣớng chung là hình thành mạng lƣới đƣờng bộ hợp lý, kết nối liên hoàn giữa các đô thị với các Khu kinh tế, Khu công nghiệp, Khu thƣơng mại - du lịch, dịch vụ của tỉnh và với tất cả các loại hình giao thông thuộc hệ thống giao thông vận tải quốc gia.

Chú trọng các tuyến giao thông huyết mạch (Bắc-Nam và Đông Tây), nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn.

Toàn tỉnh phấn đấu hàng năm xây dựng đƣợc ít nhất 500km đƣờng nhựa, đƣờng bê tông (mỗi huyện tƣ 30-50 km). Lấy chỉ tiêu chất lƣợng, chiều dày kết cấu mặt đƣờng, bề rộng nền, mặt đƣờng là trƣớc hết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý các dự án giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh hà tĩnh (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)