Những hạn chế, tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên NSNN tại huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 62 - 66)

2.2.3 .Chi thường xuyên ngân sách nhà nước của Huyện Kinh Môn

2.4. Đánh giá về công tác quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc tạ

2.4.2. Những hạn chế, tồn tại

Những tồn trong hoạt động quản lý chi thƣờng xuyên tƣ NSNN của Huyện Kinh Môn tập trung ở các vấn đề nhƣ: xây dựng định mức chi, lập dự toán chi, chấp hành dự toán và quyết toán các khoản chi thƣờng xuyên.

- Bộ máy tổ chức quản lý:

Cán bộ làm công tác quản lý NSNN từ cấp xã đến cấp huyện trình độ chuyên môn còn yếu, kinh nghiệp, năng lực làm việc còn hạn chế.

Việc tiếp nhận, sắp xếp, luân chuyển, sử dụng cán bộ còn chƣa hợp lý. Công tác đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chƣa đƣợc thƣờng xuyên và chƣa quan tâm đúng mức.

Công tác phối hợp tổ chức triển khai thực hiện, công tác thanh kiểm tra giữa các ngành chƣa đồng bộ, và chƣa hiệu quả. Chƣa thực hiện nghiêm túc qui chế dân chủ trong thu chi tiêu NSNN, việc công khai minh bạch chƣa đảm bảo theo nguyên tắc qui định…

- Công tác xây dựng định mức chi

Đối với việc xây dựng định mức phân bổ ngân sách: là đơn vị hành chính thuộc Tỉnh nên huyện Kinh Môn không có thẩm quyền ban hành các định mức phân bổ ngân sách, thẩm quyền này thuộc về HĐND và UBND tỉnh Hải Dƣơng. Trong giai đoạn vừa qua, các định mức này cũng bộc lộ nhiều hạn chế, thể hiện:

56

+ Căn cứ để xây dựng định mức chƣa đủ cơ sở khoa học vững chắc, chƣa thật sự bao quát tòan diện các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhiều khi vẫn còn mang tính bình quân. Đối với khối Huyện, Thị xã, Thành phố thuộc tỉnh Hải Dƣơng các định mức phần lớn chỉ dựa trên tiêu chí dân số mà chƣa xem xét đến điều kiện KT-XH và các yếu tố đặc thù của từng nơi. Định mức chi quản lý hành chính cũng mang tính bình quân giữa các lĩnh vực quản lý nhà nƣớc, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp là chƣa phù hợp.

+ Nhiều nội dung chi chƣa thể hiện đƣợc vào định mức phân bổ ngân sách nhƣ chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định, những nội dung này thƣờng chỉ giải quyết đƣợc trong quá trình thực hiện dự toán trên cơ sở khả năng tăng thu của ngân sách. Điều này cũng có nguyên nhân nhiều khi do khả năng ngân sách chƣa thể cân đối đƣợc khi xây dựng định mức.

- Công tác phân bổ dự toán:

Công tác phân bổ NSNN hiện còn nhiều tồn tại. Đầu năm không giao hết hoặc không phân bổ chi tiết dự toán chi ngân sách để thực hiện nhiệm vụ đối với một số lĩnh vực nhƣ giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, hoạt động môi trƣờng; chƣa giao đúng, giao đủ dự toán đối với các khoản thu sự nghiệp (để làm giảm phần đảm bảo kinh phí hoạt động thƣờng xuyên từ NSNN), dự toán chi từ nguồn thu quản lý qua NSNN; nhiều cơ quan nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp có thu chƣa thực hiện nghiêm túc cơ chế tạo nguồn thực hiện chế độ cải cách tiền lƣơng, sử dụng nguồn kinh phí thực hiện chế độ cải cách tiền lƣơng để chi cho các mục đích khác; còn để xảy ra tình trạng bố trí nhiệm vụ chi vƣợt quá khả năng nguồn thu. Số dƣ chuyển nguồn chi thƣờng xuyên từ ngân sách còn lớn,.

- Chất lượng công tác thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết toán chƣa cao,

đôi khi còn mang tính hình thức, chƣa kiên quyết xử lý xuất toán đối với các khỏan chi không đúng quy định mà thƣờng chỉ rút kinh nghiệm. Công tác xét duyệt báo cáo quyết toán thƣờng chỉ dừng lại ở việc xác định số liệu thu, chi

57

trong năm của đơn vị mà chƣa phân tích, đánh giá số liệu quyết toán đó để rút ra những vấn đề cần điều chỉnh về xây dựng định mức phân bổ ngân sách, định mức sử dụng ngân sách của các cơ quan tài chính, những bài học kinh nghiệm về việc chấp hành dự toán để nâng cao chất lƣợng quản lý, sử dụng ngân sách. Mức dự toán chi thƣờng xuyên NSNN của huyện Kinh Môn đƣợc HĐND tỉnh Hải Dƣơng phê chuẩn và UBND tỉnh Hải Dƣơng phân bổ. Đây là giới hạn tối đa huyện Kinh Môn đƣợc chi nhƣng trên thực tế vẫn còn xẩy ra hiện tƣợng các cơ quan, tổ chức đoàn thể trong huyện sử dụng dự phòng ngân sách, các khoản thu vƣợt dự toán để bổ sung kinh phí cho các đơn vị sử dụng ngân sách; Thủ trƣởng các đơn vị sử dụng ngân sách quyết định chi nhiều khoản chi vƣợt tiêu chuẩn, định mức, nhƣng lại hợp thức hóa các thủ tục thực hiện chi và lệnh trả tiền. Ngƣợc lại, nhiều khoản chi thực hiện các nhiệm vụ cụ thể đã đƣợc bố trí trong dự toán chi ngân sách nhƣng trong năm, các đơn vị sử dụng ngân sách chƣa triển khai thực hiện và đề nghị chuyển nguồn ngân sách sang năm sau; từ đó, số chi chuyển nguồn ngân sách sang năm sau chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi NSĐP và tăng dần qua các năm. Đây là vấn đề hạn chế, cần phải khắc phục để thúc đẩy việc sử dụng NSNN có hiệu quả.

Một số đơn vị còn thực hiện việc bổ sung ngoài dự toán cho một số nhiệm vụ chi chƣa thật sự cấp bách, cần thiết trong khi đang triển khai thực hiện cơ chế tiết kiệm chi thƣờng xuyên nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội; tình trạng chi hỗ trợ không đúng mục đích, không đúng chế độ, không thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách của mình.

- Chấp hành dự toán chi thường xuyên

Việc phân bổ dự toán của một số đơn vị sử dụng ngân sách chƣa thực hiện tốt, đôi khi chƣa khớp đúng về tổng mức, phân bổ chi tiết không sát với yêu cầu chi thực tế. Do việc phân bổ dự toán chƣa thực sự sát hợp với nhƣ cầu chi nên thƣờng xảy ra tình trạng mục thừa, mục thiếu nên phải điều chỉnh, bổ sung gây khó khăn cho công tác quản lý của cơ quan tài chính và kiểm sóat chi của KBNN cùng cấp. Chƣa tính toán, xác định đƣợc hiệu quả chi ngân

58

sách. Hiện nay chúng ta đang quản lý NSNN theo đầu vào mà chƣa tính đến kết quả đầu ra, nói cách khác là hiệu quả KT-XH của các khỏan chi tiêu ngân sách chƣa đƣợc quan tâm đầy đủ. Việc quản lý chi tiêu chủ yếu dựa vào hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ có sẵn, kết quả là không thể đánh giá đƣợc hiệu quả của mỗi đồng kinh phí thƣờng xuyên đã sử dụng. Không có thông tin phản hồi từ hiệu quả chi thƣờng xuyên sẽ cản trở việc đánh giá kết quả sử dụng các khỏan chi này, thiếu cơ sở cho việc họach định chính sách và điều hành của lãnh đạo thành phố.

Một số cơ quan, đơn vị không thực hiện đấu thầu khi mua sắm tài sản; việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ còn mang tính hình thức, sơ sài, đối phó, hiệu quả thực hiện còn thấp; có nhiều trƣờng hợp đã sử dụng kinh phí không thực hiện tự chủ hoặc kinh phí không thƣờng xuyên để chi trả, thanh quyết toán cho các nội dung thuộc kinh phí thực hiện tự chủ hoặc kinh phí đảm bảo hoạt động thƣờng xuyên.

Công tác kiểm soát chi của KBNN còn nhiều trƣờng hợp chƣa chặt chẽ, chƣa kiên quyết từ chối các khoản chi sai mục đích, không đúng chế độ; đã chấp nhận việc cho vay, tạm ứng kéo dài qua nhiều năm; chƣa phối hợp tốt với cơ quan Tài chính trong việc xử lý số dƣ các tài khoản tạm thu, tạm giữa cuối năm và đôn đốc thu hồi kịp thời các khoản tạm ứng từ NSNN.

- Công tác quyết toán chi thường xuyên

Báo cáo quyết toán của các đơn vị sử dụng ngân sách thƣờng chƣa đảm bảo theo quy định về thời gian, hệ thống mẫu biểu (nhất là các báo cáo phân tích chi tiết các khỏan chi khác, tiếp khách, mua sắm…), chất lƣợng báo cáo chƣa cao, nhiều trƣờng hợp chƣa khớp đúng giữa chi tiết và tổng hợp

- Chất lƣợng công tác thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết toán chƣa cao, đôi khi còn mang tính hình thức, chƣa kiên quyết xử lý xuất toán đối với các khỏan chi không đúng quy định mà thƣờng chỉ rút kinh nghiệm. Công tác xét duyệt báo cáo quyết toán thƣờng chỉ dừng lại ở việc xác định số liệu thu, chi

59

trong năm của đơn vị mà chƣa phân tích, đánh giá số liệu quyết toán đó để rút ra những vấn đề cần điều chỉnh về xây dựng định mức phân bổ ngân sách, định mức sử dụng ngân sách của các cơ quan tài chính, những bài học kinh nghiệm về việc chấp hành dự toán để nâng cao chất lƣợng quản lý, sử dụng ngân sách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên NSNN tại huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)