4. Kết cấu luận văn
2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu.
Thông tin có tầm quan trong đặc biệt trọng nghiên cứu. Việc tiến hành khảo sát điểu tra thu thập thông tin, số liệu phục vụ cho việc thực hiện luận văn được tác giả tiến hành đồng thởi ở hai cấp độ thứ cấp và sơ cấp, có tính hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong quá trình nghiên cứu.
* Thu thập số liệu thứ cấp:
- Các giáo trình kinh tế liên quan đến hoạt động giải phóng mặt bằng; - Các báo cáo nghiên cứu của các cơ quan, viện, trường Đại học;
- Các bài viết đăng trên báo hoặc các tạp chí khoa học liên quan đến hoạt động giải phóng mặt bằng;
- Các bài báo cáo nghiên cứu khoa học; các luận văn của các sinh viên, nghiên cứu sinh khác trong trường Đại học kinh tế hoặc ở các trường khác;
- Tài liệu Luật đất đai năm 2013, ...và các văn bản hướng dẫn thực hiện của các cơ quan;
- Báo cáo của Chính phủ, các Bộ, ngành; số liệu của cơ quan thống kê về tình hình phát triển kinh tế xã hội; về công tác giải phóng mặt bằng;
- Báo cáo kinh tế xã hội; các báo cáo có liên quan về công tác giải phóng mặt bằng của Thành phố Hà Nội và của huyện Thạch Thất giai đoạn 2010 - 2015;
- Thông tin từ các trang web báo điện tử của Chính phủ, Bộ Tài chính; Sở Tài Chính Hà Nội; Huyện ủy, UBND huyện Thạch Thất,...
* Thu thập thông tin sơ cấp:
Luận văn có sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp đến những người có trách nhiệm công tác tại các cơ quan liên quan đến lĩnh vực GPMB cứu như: Lãnh đạo, chuyên viên Ban bồi thường GPMB huyện, Phòng Quản lý đô thị, Phòng Tài nguyên Môi trường, Ban Quản lý dự án huyện Thạch Thất, … cán bộ cấp xã và nhân dân có đất bị thu hồi. Kết quả nhằm phục vụ cho công tác đánh giá thực trạng công tác QLNN về GPMB tại chương 3 trong luận văn.
Thu thập thông tin, số liệu về thực trạng kinh tế - xã hội huyện Thạch Thất từ năm 2010 đến 2015, thông tin về các chính sách của Nhà nước về công tác bồi thường, GPMB, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để đầu tư xây dựng các dự án nhằm phát triển KT-XH. Qua đây đưa ra các đánh giá chính sác về thực trạng QLNN về GPMB tại huyện Thạch Thất và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này tại huyện Thạch Thất, Hà Nội.
2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin, số liệu
Từ các số liệu thu thập được, tác giả tiến hành loại bỏ các tài liệu không có nguồn gốc rõ ràng, hoặc không đáng tin cậy. Bằng phương pháp này, tác giả phân tích để hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn, đánh giá tài liệu, quan sát, kiểm chứng để nghiên cứu, tổng kết, phân tích, đánh giá thực trạng các vấn đề cần nghiên cứu, xác định rõ những nguyên nhân làm cơ sở đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về GPMB. Tác giả đã sử dụng các phương pháp sau để xử lý tài liê ̣u, dữ liê ̣u:
- Phương pháp so sánh
So sánh là phương pháp được sử dụng rất rộng rãi và phổ biến. Mục đích của so sánh là làm rõ sự khác biệt hay những đặc trưng riêng có của đối
tượng nghiên cứu, từ đó giúp cho các đối tượng quan tâm có căn cứ để ra quyết định lựa chọn.
Luận văn sử dụng phương pháp so sánh nhiều trong chương 3, khi đánh giá thực trạng công tác QLNN về GPMB.
- Phương pháp thống kê, mô tả
Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Luận văn sử dụng phương pháp này cho phép thông qua tất cả các bảng thống kê để mô tả thực trạng quản lý nhà nước về GPMB và so sánh các chỉ tiêu qua các năm. Các số liệu thống kê là những minh chứng cho những thành công cũng như những hạn chế trong công tác GPMB tại huyện. Từ đó luận văn đề xuất những giải pháp có căn cứ, có tính thuyết phục hơn.
- Phương pháp phân tích tổng hợp
+ Luận văn sử dụng phương pháp phân tích trong cả 4 chương. Sử dụng phương pháp phân tích có nghĩa là mọi vấn đề đặt ra đều phải trả lời câu hỏi “tại sao”? Điều đó cho phép mọi vấn đề đều được hiều một cách thấu đáo, cặn kẽ.
Ở chương 1, để xây dựng khung khổ phân tích của đề tài, luận văn đã phân tích nội dung rất nhiều công trình khoa học có liên quan. Từ đó, tác giả luận văn đã nhận thức và kế thừa được những thành quả nghiên cứu trong lĩnh vực này; thấy được những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu. Trong chương 3, khung khổ lý luận và thực tiễn đã được sử dụng để phân tích thực trạng quản lý nhà nước về GPMB tại huyện Thạch Thất trong những năm vừa qua. Phương pháp phân tích được sử dụng ở chương 3 để phân tích những nhân tố mới ảnh hưởng đến quản nhà nước về GPMB tại huyện Thạch Thất
và những lý do phải áp dụng các giải pháp để hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý nhà nước về GPMB tại huyện Thạch Thất trong trong thời gian tới.
+ Trên cơ sở kết quả phân tích, phương pháp tổng hợp được sử dụng để kết nối giữa các mặt, các nhân tố… để có được cái nhìn tổng thể về sự vật, hiện tượng.
Ở chương 1, bằng phương pháp tổng hợp, luận văn chỉ ra được những thành tựu của các công trình nghiên cứu đã có. Đây là cơ sở quan trọng để luận văn vừa kế thừa được các thành tựu, vừa tránh được sự trùng lặp trong nghiên cứu.
Ở chương 3, từ việc phân tích các số liệu về quản lý nhà nước về
GPMB tại huyện Thạch Thất, luận văn đã sử dụng phương pháp tổng hợp để đưa ra những đánh giá khái quát về tình hình quản lý nhà nước về GPMB tại huyện Thạch Thất, đưa ra các đánh giá và nguyên nhân. Đây là những căn cứ quan trọng để tác giả đưa ra các quan điểm và các giải pháp ở chương 4.
Trong chương 4, phương pháp tổng hợp được sử dụng để đảm bảo các giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về GPMB tại huyện mang tính hệ thống, đồng bộ, không trùng lặp, đồng thời có thể thực thi được trong thực tế.
CHƢƠNG 3 – THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TẠI HUYỆN THẠCH THẤT, HÀ NỘI 3.1. Giới thiệu khái quát về huyện Thạch Thất và công tác giải phóng
mặt bằng trên địa bàn huyện.
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện Thạch Thất nằm phía Tây Bắc của thành phố Hà Nội, là vùng bán sơn địa, có tọa độ địa lý từ 20 độ 58 phút 23 đến 21 độ 06 phút 10 vĩ độ bắc, từ 105 độ 27 phút 54 đến 105 độ 38 phút 22 kinh độ đông.
- Phía Bắc giáp với huyện Phúc Thọ.
- Phía Đông giáp với huyện Phúc Thọ, huyện Quốc Oai.
- Phía Nam giáp với huyện Quốc Oai, huyện Kỳ Sơn (tỉnh Hòa Bình). - Phía Tây giáp với huyện Ba Vì và thị xã Sơn Tây.
Thạch thất là khu vực chuyển tiếp giữa vùng núi và trung du phía Bắc với vùng đồng bằng. Nhìn chung địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia thành hai dạng địa hình chính: dạng địa hình bán sơn địa, đồi gò và đồng bằng.
Huyện Thạch Thất có Quốc lộ 32 chạy sát phía Đông - Bắc của huyện kết nối huyện với thị xã Sơn Tây và trung tâm thủ đô Hà Nội. Quốc lộ 21 xuất phát từ thị xã Sơn Tây đi qua giữa địa bàn huyện Thạch Thất là tuyến giao thông chính hướng về phía Nam. Hai tuyến quốc lộ này kết hợp đại lộ Thăng Long tạo thành mạng lưới giao thông đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế và đáp ứng nhu cầu giao thông giữa các tỉnh phía Tây Bắc - Hà Nội nói chung và của huyện Thạch Thất nói riêng.
3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội * Về kinh tế: * Về kinh tế:
Quá trình phát triển kinh tế huyện Thạch Thất giai đoạn 2010 – 2015 được thể hiện rõ nét trong chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lực, phát huy lợi thế so sánh của huyện. Tình hình kinh tế - xã hội đã có bước chuyển biến rõ rệt và đạt được những thành
tựu quan trọng: “Kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao, cơ cấu kinh tế chuyển
dịch nhanh, năng lực kết cấu hạ tầng và đô thị được tăng cường đáng kể, các lĩnh vực văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân được cải thiện, an ninh, quốc phòng được củng cố và giữ vững”, nhận định tại Báo cáo đánh giá giữa nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ huyện khoá XXII.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện đạt 11,89%/năm. Đây là kết quả của chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp, hiệu quả của hoạt động đầu tư, phát huy nội lực và thu hút các nguồn lực từ bên ngoài cho phát triển công nghiệp.
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến mạnh mẽ, tiếp tục phát triển theo hướng tích cực: tăng dần tỷ trọng Công nghiệp - TTCN, thương mại - dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông - lâm - thủy sản trong cơ cấu kinh tế. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa (CNH) tạo ra tốc độ tăng trưởng cao ở khu vực công nghiệp, dịch vụ. Năm 2014, tổng giá trị sản xuất là 11.054.755 triệu đồng, ước năm 2015 đạt 12.551.516 triệu đồng. Cơ cấu giá trị các ngành kinh tế: Công nghiệp - TTCN - XDCB: 67.4% (Năm 2010 là 66,6%, ước năm 2015 đạt 67,7%,), Thương mại - dịch vụ - du lịch: 20.2% (năm 2010 là 18%, ước năm 2015 đạt 20,7%); Nông - lâm - thủy sản: 12.4% (năm 2010 là 15,4%, ước năm 2015 đạt 11,6%).
66.6 18 15.4 65.6 18.1 16.3 62.9 21.2 15.9 62.9 22.7 14.4 67.4 20.2 12.4 67.7 20.7 11.6 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2010 2011 2012 2013 2014 Ước 2015
Cơ cấu GDP theo giá giá cố định năm 1994 phân theo 03 khu vực kinh tế giai đoạn 2010 - 2015
Công nghiệp -TTCN - XDCB Thương mại - dịch vụ - du lịch Nông - lâm - thủy sản
Hình 3.1. Cơ cấu kinh tế huyện Thạch Thất năm 2010 - 2015 Nguồn Phòng Kinh tế huyện (2015)
Huyện được Chính phủ quy hoạch đô thị vệ tinh nhân tạo, khu công nghệ cao Hòa Lạc, trường Đại học quốc gia Hà Nội. Đây là điều kiện thuận lợi để huyện phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển các ngành Công nghiệp – TTCN – thương mại dịch vụ trong thời gian tới.
Về cơ sở hạ tầng: giao thông, bưu chính viễn thông và thông tin liên lạc, lưới điện và mức độ điện khí hoá, cấp thoát nước…
Huyện có đường quốc lộ 32 chạy qua phía Bắc, quốc lộ 21A ở phía Tây, đường Đại lộ Thăng Long chạy qua ở phía Nam, tỉnh lộ 80, 84 chạy qua huyện tạo nên mạng lưới giao thông khá thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều tuyến đường cấp huyện đạt tiêu chuẩn đường huyện lộ cấp IV và cấp V đồng bằng. Đã cơ bản hoàn thành việc nhựa hóa, bê tông hóa toàn bộ hệ thống đường liên xã, trục xã, trục thôn, 90% đường làng, ngõ xóm và 80% đường trục chính nội đồng.
100% các xã, thị trấn đã có điện cho sinh hoạt và sản xuất trong đó có cả 3 xã miền núi: Tiến Xuân, Yên Trung, Yên Bình. Đã tiến hành nâng cấp
trạm 220KV Sơn Tây từ 220/110 KV – (2x125) MVA nâng công suất lên 500 MVA (2x250) MVA; nâng cấp trạm 220 KV Xuân Mai từ 220/110 KV – (2x125) MVA nâng công suất lên 500 MVA (2x250) MVA.
Đảm bảo an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin cho các hoạt động ứng dụng viễn thông, công nghệ thông tin, đặc biệt là trong việc thúc đẩy phát triển chính phủ điện tử, thương mại điện tử. 100% các xã, thị trấn có điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng được kết nối internet băng thông rộng.
Đã đấu nối đường ống với nguồn cấp nước Sông Đà phục vụ cho các xã: Phú Kim, Hữu Bằng, Hương Ngải, Tân Xã và thị trấn Liên Quan. Hiện nay, đã có 85% dân số sống ở nông thôn được dùng nước sạch, hợp vệ sinh; các hộ gia đình đã có nhà vệ sinh theo tiêu chuẩn quy định.
Xây dựng hệ thống thoát nước chung ở các điểm dân cư tập trung. Lưu vực phía Bắc đại lộ Thăng Long tổ chức thoát nước mưa vào hồ dự kiến và vào kênh Yên Sơn. Lưu vực Nam đường cao tốc và phía Tây kênh Đồng Mô thoát trực tiếp ra Ngòi Than, sau đó tiêu ra Sông Tích ở phía Tây Nam.
* Về xã hội:
- Tình hình dân cư, phong tục tập quán:
Huyện Thạch Thất có dân số 186.685 người (trong đó dân tộc Mường
chiếm 5,2%) sinh sống ở 199 thôn; mật độ dân số là 1.241 người/km2
. Tốc độ tăng dân số tự nhiên 1,24 %. Dân số nông thôn chiếm 86,83%.
Số người trong độ tuổi lao động chiếm 55,9% dân số, lao động làm việc trong nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỷ lệ 64,3% tổng số lao động toàn huyện.
Lực lượng lao động tốt nghiệp tiểu học 8,35%, tốt nghiệp trung học cơ sở 68,71%, tốt nghiệp trung học phổ thông 21,94%. Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ sơ cấp/học nghề trở lên chiếm 22,9%, lao động qua đào tạo từ công nhân kỹ thuật có bằng trở lên chiếm 14,16%. Năm 2011, tỷ lệ lao động qua đào tạo là 36%, tăng 3% so với năm 2010. Mức gia tăng dân số trong tuổi lao động tăng hàng năm với tốc độ tăng bình quân 5,16%/năm. Lực lượng lao động trẻ một mặt tạo lợi thế cho phát triển kinh tế
- xã hội của huyện, mặt khác cũng tạo nên một sức ép đối với hệ thống giáo dục, đào tạo và giải quyết việc làm.
- Tình hình an ninh chính trị, an toàn xã hội trên địa bàn:
An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện luôn được đảm bảo. Công tác quân sự quốc phòng địa phương được củng cố tăng cường. Lực lượng công an huyện đã phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị trong
công tác phòng ngừa, đấu tranh với âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế
lực thù địch và các loại tội phạm; chủ động nắm bắt tình hình ở các địa bàn, nơi phức tạp, nhất là liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng; tham mưu giải quyết tốt các vấn đề về tôn giáo. Trật tự an toàn xã hội có chuyển biến tích cực, đã triển khai đồng bộ với nhiều biện pháp tấn công trấn áp tội phạm, kiềm chế sự gia tăng của tội phạm. Xuất phát từ một huyện thuần nông, đối với các nhà đầu tư, huyện Thạch Thất luôn được đánh giá là huyện có môi trường đầu tư an toàn, lành mạnh.
Bên cạnh những yếu tố thuận lợi trên, đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Thạch Thất cũng có nhiều khó khăn, hạn chế: là một huyện có mật độ dân số cao, dân số chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp, còn mang nặng yếu tố tự cung, tự cấp, manh mún, phân tán, lạc hậu. Điểm xuất phát kinh tế của huyện thấp, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch chậm. Tài nguyên khoáng sản ít, các cơ sở công nghiệp trong nông thôn chưa nhiều, nhất là công nghiệp chế biến. Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp và có xu hướng ngày một giảm; kết cấu hạ tầng