TTO - Trong vài năm trở lại đây, vấn đề “đổi mới phương pháp dạy học” ở tất cả các cấp học đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của những người làm công tác Giáo dục. Và một trong những vấn đề quan tâm nhất hiện nay là việc yêu cầu Giáo viên đổi mới phương pháp dạy học nhằm tạo hứng thú cho người học.
Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp Giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, giảm bớt cách học truyền thống là Thầy đọc - trò chép. PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy nhưng người dạy lại đóng một vai trò quan trọng trong việc áp dụng phương pháp cho phù hợp với môn học, với đối tượng học và tạo được hứng thú cho người học. Tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì Giáo viên phải nỗ lực rất nhiều từ việc chuẩn bị, lên giáo án cho đến việc phân bổ thời gian và cách truyền đạt so với dạy học theo phương pháp thụ động như trước đây vẫn thường áp dụng.
Có nhiều phương pháp được áp dụng trong quá trình giảng dạy của Giáo viên trường PTDTNT - THPT tỉnh Trà Vinh. Tuy nhiên không phải phương pháp nào cũng gây hứng thú, phương pháp nào cũng tạo động cơ học tập cho học sinh. Bản
chất phương pháp đó tạo hứng thú thì người dạy cũng phải áp dụng linh hoạt thì mới phát huy hết được bản chất của nó.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi đã phát phiếu thăm dò ý kiến với 30 Giáo viên của trường và tiến hành phỏng vấn sâu một số Giáo viên của các tổ bộ môn của trường PTDTNT - THPT tỉnh Trà Vinh về việc Giáo viên lựa chọn phương pháp phù hợp nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập. Kết quả thu được như sau:
3.11. Đánh giá phương pháp tạo hứng thú cho học sinh
STT Phương pháp Số lượng Tỉ lệ (%)
1 Đọc chép
2 Phát và giảng theo tài liệu 1 3.4 3 Thuyết trình kết hợp giáo án điện tử 10 34.5 4 Thực hành thực tế 7 24.1 5 Đặt câu hỏi để học sinh thuyết trình 10 34.5
6 Đóng vai 1 3.4
Kết quả khảo sát cho ta thấy có 10 trong số 29 Giáo viên cho rằng phương pháp tạo hứng thú nhất cho học sinh là phương pháp thuyết trình kết hợp giáo án điện tử chiếm tỉ lệ 34,5%; 10 người cho rằng phương pháp đặt câu hỏi để học sinh thuyết trình là phương pháp tạo hứng thú nhất cho học sinh; phương pháp thực hành thực tế có 7 người chiếm 24,1% cho là tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập; chỉ có 1 người chiếm 3,4% cho là phương pháp phát và giảng theo tài liệu và 1 người cho là phương pháp đóng vai là phương pháp tạo hứng thú cho học sinh. Và không có Giáo viên nào cho rằng phương pháp đọc chép là phương pháp tạo hứng thú cho học sinh. Như vậy, hai phương pháp tạo hứng thú nhất cho người học là phương pháp thuyết trình kết hợp giáo án điện tử và phương pháp đặt câu hỏi để học sinh thuyết trình. Theo kết quả nghiên cứu mà chúng tôi đã nói ở trên thì Giáo viên trường PTDTNT - THPT tỉnh Trà Vinh đã có áp dụng các phương pháp này vào quá trình dạy học. Tuy nhiên, phương pháp thuyết trình kết hợp giáo
án điện tử vẫn chưa được áp dụng nhiều, cụ thể mỗi năm chỉ có 2 lần thực hiện phương pháp này. Hạn chế đó cũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Để tìm hiểu nguyên nhân, chúng tôi đã thăm dò ý kiến của giáo viên thông qua phỏng vấn sâu với câu hỏi: “Những khó khăn Thầy cô gặp phải trong việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực (phương pháp thuyết trình kết hợp giáo án điện tử)?”. Các Giáo viên cho rằng mỗi phương pháp đều có những khó khăn riêng của nó. Tuy nhiên, đối với phương pháp dạy học mới (phương pháp thuyết trình kết hợp với giáo án điện tử), khó khăn trước tiên là về thời gian, một tiết học chỉ 45 phút mà đã mất 10 đến 15 phút ổn định tổ chức, kiểm tra bài cũ, dặn dò học, làm bài tập ở nhà…Như vậy, chỉ còn khoảng 30 phút để giảng bài mới. Vì thế, việc áp dụng phương pháp mới này rất khó có thể thực hiện trong khi phương pháp mới lại đòi hỏi nhiều thời gian.
Khó khăn nữa là đố với những người lớn tuổi, họ không có cơ hội tiếp cận và hiểu biết nhiều về công nghệ thông tin nên rất khó khi thiết kế giáo án cũng như khi trình giảng. Nói về điều này thì Thầy Trần Sơn Pholla - Bí thư Đoàn trường cũng cho biết khi được phỏng vấn: “Các Giáo viên lớn tuổi rất khó khăn khi áp dụng phương pháp này, thường thì các Giáo viên trẻ hay sử dụng hơn”. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến các giáo viên lớn tuổi hạn chế việc áp dụng phương pháp dạy học mới.
Chúng ta cùng so sánh phương pháp dạy học truyền thống với phương pháp dạy học mới để tìm ra phương pháp hữu hiệu nhất tạo nên động cơ học tập cho học sinh:
Dạy học cổ truyền Các mô hình dạy học mới
Quan niệm
Học là quá trình tiếp thu và
lĩnh hội, qua đó hình thành kiến thức, kĩ năng, tư tưởng,
Học là quá trình kiến tạo; học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử
tình cảm. lý thông tin,… tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất.
Bản chất
Truyền thụ tri thức, truyền thụ và chứng minh chân lí của Giáo viên.
Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh. Dạy học sinh cách tìm ra chân lí.
Mục tiêu
Chú trọng cung cấp tri thức, kĩ năng, kĩ xảo. Học để đối phó với thi cử. Sau khi thi xong những điều đã học thường bị bỏ quên hoặc ít dùng đến.
Chú trọng hình thành các năng lực (sáng tạo, hợp tác,…) dạy
phương pháp và kĩ thuật lao động khoa học, dạy cách học.
Học để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai. Những điều đã học cần thiết, bổ ích cho bản thân học sinh và cho sự phát triển xã hội.
Nội dung Từ sách giáo khoa + giáo viên
Từ nhiều nguồn khác nhau: SGK, GV, các tài liệu khoa học phù hợp, thí nghiệm, thực tế…
Phương pháp
Các phương pháp diễn giảng, truyền thụ kiến thức một chiều.
Các phương pháp tìm tòi, điều tra, giải quyết vấn đề; dạy học
tương tác.
Hình thức tổ chức
Cố định: Giới hạn trong 4 bức tường của lớp học, Giáo viên đối diện với cả lớp.
Cơ động, linh hoạt: Học ở lớp, ở phòng thí nghiệm, ở hiện trường, trong thực tế…, học cá nhân, học đôi bạn, học theo cả nhóm, cả lớp đối diện với Giáo viên.
Mỗi phương pháp đều có những cái hay riêng nên khi được hỏi: “Thầy nhận xét như thế nào về phương pháp dạy học truyền thống so với phương pháp dạy mới?”.
Thầy cho biết: “Theo tôi, không loại bỏ phương pháp nào cả, tùy theo chương trình học, môn học để linh hoạt các phương pháp dạy học, phương pháp tích cực dùng cho học sinh tích cực và cũng có nên sử dụng kết hợp nhiều phương pháp trong một tiết dạy. Nên sử dụng nhiều hơn phương pháp gợi mở sẽ giúp cho học sinh có sự chủ động trong học tập”.