Quan hệ hợp tác đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác kinh tế của việt nam với vương quốc arập xêut luận văn ths quản lý kinh tế (Trang 67 - 72)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2 Thực trạng quan hệ hợp tác kinh tế củaViệt Nam với Vương quốc Arập Xêut

3.2.2 Quan hệ hợp tác đầu tư

3.2.2.1 Môi trường đầu tư của hai nước

Từ năm 2010 cho đến 2014, năng lực cạnh tranh toàn cầu của cả hai quốc gia đều có như sự suy giảm về thứ hạng (Việt Nam: 59/139 xuống 68/144; Arập

Xêut : 21/139 xuống 24/144) nhưng năng lực cạnh tranh của Việt Nam bị sụt giảm nhiều hơn so với Arập Xêut.

Lợi thế cạnh tranh quốc gia được xác định bởi 3 nhóm yếu tố: Nhóm chỉ số điều kiện cơ bản (nhóm A), nhóm chỉ số nâng cao hiệu quả (nhóm B) và nhóm chỉ số về sự đổi mới và phát triển các nhân tố (nhóm C). Nhóm A gồm: thể chế, kết cấu hạ tầng, môi trường kinh tế vĩ mô, y tế và giáo dục tiểu học; Nhóm B gồm giáo dục đại học, hiệu quả thị trường hàng hóa, thị trường lao động linh hoạt và năng suất, sự phát triển của thị trường tài chính, sự sẵn sàng về công nghệ, quy mô thị trường. Nhóm C gồm sự tinh tế của kinh doanh, đổi mới (xem bảng 3.6).

Bảng 3.6:Thứ hạng cạnh tranh toàn cầu của Arập Xêut và Việt Nam năm 2010-2011 và 2014-2015

Chỉ số Việt Nam Arập Xêut

2010/ 2011* 2014/ 2015** 2010/ 2011* 2014/ 2015** Chỉ số năng lực cạnh tranh tổng hợp 59 68 21 24

A.Nhóm chỉ số điều kiện cơ bản 74 79 28 15

Thể chế 74 92 21 25

Kết cấu hạ tầng 83 81 28 30

Môi trường kinh tế vĩ mô 85 75 22 4

Y tế, giáo dục tiểu học 64 61 74 50

B.Nhóm chỉ số nâng cao hiệu quả 57 74 27 33 Giáo dục và giáo dục đại học 93 96 51 57 Hiệu quả thị trường hàng hóa 60 78 10 35 Hiệu quả thị trường lao động 30 49 66 64

Phát triển thị trường tài chính 65 90 22 30

Sự sẵn sàng về công nghệ 65 99 42 45

Quy mô thị trường 35 34 22 20

C. Nhóm chỉ số về đổi mới và phát triển của các nhân tố

53 98 26 32

Sự tinh tế của kinh doanh 64 106 19 30

Nguồn: World Economic Forum 2011, 2015, The Global Competitiveness Report 2010-2011; 2014-2015.

Về phía Việt Nam, trong gian đoạn 2010-2014, hầu hết các chỉ số cụ thể và chỉ số chung đều có sự suy giảm thứ hạng. Trong đó, các chỉ số Phát triển thị trường tài chính, chỉ số Sự sẵn sàng về công nghệ và chỉ số về Sự tinh tế của kinh doanh là các chỉ số có mức sụt giảm mạnh nhất. Sự cải thiện đáng kể nhất về năng lực cạnh tranh toàn cầu chính là chỉ số về Môi trường kinh tế vĩ mô (tăng 85/139 lên 75/144). Sau đó, lần lượt là Y tế, giáo dục tiểu học (tăng 64/139 lên 61/144) và Quy mô thị trường (tăng 35/139 lên 34/144). Tuy nhiên, sự tăng trưởng ở một số lĩnh vực hẹp này không giúp cho Chỉ số năng lực cạnh tranh tổng hợp giữ nguyên vị trí hoặc tăng trường. Nguyên nhân là do sự tăng tương đối trong năng lực cạnh tranh của các quốc gia khác. Dựa trên bảng đánh giá trên, hi vọng đây sẽ là động lực giúp chính phủ Việt Nam phải đưa ra những chính sách nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh trong thời gian tới.

Về phía Arập Xêut, trong khi nhóm chỉ số về đổi mới và phát triển của các nhân tố và Nhóm chỉ số nâng cao hiệu quả có sự giảm sút thì Nhóm chỉ số điều kiện cơ bản lại có sự cải thiện đáng kể (từ 28/139 lên 15/144). Giống như Việt Nam, chỉ số về Môi trường kinh tế vĩ mô của Arập Xêut là chỉ số có sự thay đổi tích cực nhất (từ 22/139 lên 4/144). Bên cạnh đó, chỉ số Y tế, giáo dục tiểu học cũng được cải thiện đáng kể (từ 74/139 lên 50/144). Còn lại, hầu hết các chỉ số đều đang trong đà sụt giảm so với thế giới .

Trong tương quan với Arập Xêut, có thể nhìn nhận rằng những quan điểm và chính sách đổi mới, mở cửa, quan niệm hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế thị trường của chính phủ Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế. Điều này khiến Việt Nam đang bị tụt hạng cạnh tranh trên thế giới trong thời gian gần đây. Mặc dù, chính phủ đã có những nỗ lực tập trung đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng, ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, nâng cao quy mô thị trường để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế. Nhưng về cơ bản, những nỗ lực này vẫn chưa

đủ hiệu quả để nâng tầm của Việt Nam trên biểu đồ thứ hạng cạnh tranh toàn cầu.

3.2.2.2 Các hình thức hợp tác đầu tư

Hiện nay, quan hệ hợp tác đầu tư của Việt Nam và Arập Xêut là mối quan hệ đầu tư một chiều từ Arập Xêut sang Việt Nam. Vì vậy, các các hình thức đầu tư sẽ tập trung vào tìm hiểu các hình thức đầu tư của Arập Xêut vào Việt Nam, trong giai đoạn từ 2010 - 2014. Cụ thể: đầu tư trực tiếp (FDI) và nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).

- Nguồn vốn FDI, hiện nay, Arập Xêut đã thực hiện và hứa hẹn đưa FDI vào Việt Nam chủ yếu thông qua ba mảng chính nông nghiệp, dầu mỏ và các ngành khác.

+ Hợp tác đầu tư vào nông nghiệp

Từ năm 2010, Arập Xêut đã hứa hẹn sẽ đầu tư vào lĩnh vực kho tàng và bảo quản nông sản cho Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay thì FDI của Arập Xêut vào lĩnh vực này vẫn chưa được triển khai.

Arập Xêut là quốc gia rộng lớn với diện tích gần 2 triệu km² nhưng chỉ có khoảng 2% đất canh tác, điều đó đặt ra sự bức thiết của vấn đề an ninh lương thực cho Arập Xêut dù là một quốc gia giàu có. Nhà vua Abdullah của Arập Xêut đã đưa ra chương trình đầu tư nông nghiệp ở nước ngoài để giải quyết vấn đề này. Việt Nam được Arập Xêut lựa chọn trong danh sách 24 nước trên thế giới cho chương trình này. Năm 2010, Việt Nam và Arập Xêut đã ký Hiệp định về Hợp tác nông nghiệp. Các mặt hàng chiến lược nằm trong chương trình này gồm gạo, lúa mỳ, lúa mạch, ngô, đậu tương, đường, dầu thực vật, thức ăn gia súc Việc hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ giúp cho Arập Xêut có thể đảm bảo phần nào vấn đề an ninh lương thực của nước này. Tuy nhiên, đến nay thì FDI của Arập Xêut vào lĩnh vực này vẫn chưa được triển khai.

+ Hợp tác đầu tư vào dầu mỏ

Arập Xêut là quốc gia hàng đầu về năng lượng, nắm giữ 17% sản lượng của thế giới, vì vậy việc hợp tác giữa Việt Nam và Arập Xêut trong lĩnh vực sẽ

đảm bảo cho Việt Nam một nền an ninh năng lượng tốt nhất. Năm 2010, Việt Nam và Arập Xêut đã Nghị định thư về Hợp tác dầu khí (4/2010). Năm 2015, Công ty dầu khí hàng đầu Aramco đã đầu tư vào Nhà máy lọc dầu Nhơn Hội (Bình Định) với giá trị lên đến 22 tỷ USD. Bên cạnh đó Công ty SABIC, một trong những công ty hàng đầu thế giới về sản xuất các chế phẩm từ dầu mỏ đang có kế hoạch đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, con số đầu tư và dự định thời điểm đầu tư của công ty này đến nay vẫn chưa được công bố rõ ràng.

+ Hợp tác đầu tư vào các ngành khác

Công ty thép Zamil Steel chuyên sản xuất nhà thép tiền chế của nước này đã mở văn phòng đại diện tại Việt Nam từ đầu những năm 1990 và chính thức lập công ty liên doanh từ năm 1999. Hoạt động của công ty này tại Việt Nam khá thành công và hiện chiếm thị phần khá lớn của thị trường nhà thép tiền chế. Hoàng tử Arập Xêut Al-Waleed Bin Talal Bin Abdul Aziz Al-Saud đầu tư dự án khu khu lịch và giải trí cao cấp Raffles Resort Đà Nẵng.

- Nguồn vốn ODA, hiện nay các dự án đã triển khai của Arập Xêut tại Việt Nam là 5 dự án, với tổng trị giá đạt 78,6 triệu USD. Trong đó, đã có 4 dự án giải ngân toàn bộ và hoàn thành đúng tiến độ. Còn một dự án dự kiến sẽ giải ngân và hoàn thành đúng tiến độ mà hai bên đề ra trong năm 2015 (xem bảng 3.7).

Bảng 3.7: Các dự án ODA của Arập Xêut tại Việt Nam, giai đoạn 2010 - 2015

Đơn vị: Triệu USD

Tên dự án Giá trị dự án Giải ngân thực tế Bệnh viện đa khoa và

Trung tâm y tế tỉnh Bắc Kạn

14,5 Ký năm 2011

Hoàn thành năm 2013

Trung tâm dạy nghề tỉnh Ninh Thuận

11 Ký năm 2011

Hoàn thành năm 2013 Tuyến giao thông liên xã

Xuân Phước-Kỳ Lộ-Phú Hải

14,5 Ký năm 2012 Hoàn thành 2014

Tuyến giao thông liên xã Thạch Kim-Hiền Hòa- Lâm Thủy-Bến Quan

22,6 Ký năm 2012 Hoàn thành 2014

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng ngập lũ và ngập úng các xã vùng Năm Nam, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

16 Ký năm 2013

Dự kiến hoàn thành 2015

Tổng trị giá 78,6 Dự kiến hoàn thành 2015

Nguồn: Tổng hợp từ nguồn của Bộ Ngoại giao và Bộ Kế hoạch vàĐầu tư

Tại buổi làm việc vào 13 tháng 7 năm 2015, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Arập Xêut, Trần Nguyễn Tuyên với sự chứng kiến của Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Quỹ Phát triển Arập Xêut, ngài Hasan Alttas, Tổng Vụ trưởng triển khai các dự án ODA của Quỹ đã thông báo trong năm tài chính 2015, Chính phủ Arập Xêut thông qua Quỹ Phát triển Arập Xêut sẽ cung cấp 3 dự án ODA cho Việt Nam tập trung vào lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, đào tạo nghề, xóa đói giảm nghèo. Cụ thể là các dự án: nâng cấp mở rộng bệnh viện đa khoa Hòa Bình, xây dựng nâng cấp đường nông thôn ở huyện Tân Yên và mở rộng nâng cấp trường đào tạo nghề tại Hà Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác kinh tế của việt nam với vương quốc arập xêut luận văn ths quản lý kinh tế (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)