Nhu cầu được trợ giúp của các đối tượng xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên ở việt nam (Trang 26 - 28)

Trong bất kỳ xã hội nào cũng có nhóm người thiếu cơ hội phát triển, năng lực hạn chế, chịu ảnh hưởng của các rủi ro xã hội dẫn đến nghèo đói. Những người thuộc nhóm trên bị ảnh hưởng của những điều kiện bất lợi khiến họ khó có thể tự chủ tạo ra thu nhập. Những nhóm yếu thế nhất là người cao tuổi, người tàn tật, trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn.

Số lượng người cao tuổi hiện nay đang gia tăng một cách đáng kể. Theo Liên Hợp Quốc, trên thế giới có khoảng 606 triệu người ở độ tuổi trên 60 tuổi, chiếm khoảng 10% dân số thế giới và con số này có thể tăng lên đạt 1,6 triệu người vào năm 2050, sẽ chiếm 19% dân số thế giới [26, tr 369].

Cùng với độ tuổi tăng lên của mỗi cá nhân, năng lực làm việc ngày càng giảm, cho dù họ vẫn có thể tiếp tục làm các cơng việc khơng chính thức. Càng già đi thì khả năng dựa vào thu nhập tự kiếm càng giảm, đồng thời chi phí chăm sóc sức khỏe sẽ càng tăng. Tiết kiệm là nguồn lý tưởng để chi tiêu cho tuổi già. Nhưng rất nhiều người cao tuổi hiện nay không tiết kiệm đủ, do mức thu nhập thấp khi còn đi làm và thiếu cơ chế tiết kiệm an toàn và tin cậy. Các hệ thống lương hưu bắt buộc là chương trình an sinh bảo vệ người cao tuổi rất tốt, tuy nhiên diện bao phủ còn hạn hẹp nên vẫn còn một bộ phận người cao tuổi khơng có trợ cấp lương hưu. Người cao tuổi thông thường được sự trợ giúp từ các nguồn thu nhập của gia đình đa thế hệ. Tuy nhiên, nguồn thu nhập này sẽ giảm dẩn trong tương lai do sự thay đổi về nhân khẩu học làm giảm số người trẻ tuổi mà người cao tuổi có thể nhờ cậy. Đơ thị hóa và sự gia tăng số lượng các gia đình hạt nhân là nguyên nhân khiến cho số người cao tuổi không ở cùng trong các gia đình đa thế hệ ngày càng nhiều và chi phí cho cuộc sống ngày càng tăng vì duy trì hai nhà thì chi phí cao hơn một nhà, và mức độ tiết kiệm ngày càng giảm. Hơn nữa, nếu gia đình con cái và gia đình bố mẹ cách xa nhau thì việc cung cấp tiền hỗ trợ cho bố mẹ cũng khó khăn hơn và nhiều hơn do phải thêm chi phí dịch vụ gửi tiền. Do vậy, người cao tuổi rất cần sự trợ giúp xã hội về thu nhập và chăm sóc y tế để sinh sống.

Người tàn tật cũng là một trong những nhóm đối tượng rất cần sự trợ giúp xã hội. Có khoảng 10 đến 15% dân số ở các nước đang phát triển là người khuyết tật, trong đó có 2 đến 3% là người tàn tật nặng đến mức không thể tự lao động được, và phải trông chờ vào sự trợ giúp xã hội về thu nhập dài hạn. Người tàn tật khó có khả năng tạo thu nhập do bị suy yếu về thể lực và các nhân tố khác như: thiếu các phương tiện đi lại phù hợp để đi làm, thiếu điều kiện tiếp cận đào tạo, điều kiện làm việc kém hay bị phân biệt đối xử. Gia đình người tàn tật phải dành phần lớn thời gian để chăm sóc người tàn tật nên chính người chăm sóc cũng có thu nhập kém đi, thậm chí khơng có cơ hội

đi làm việc để có thu nhập. Ngồi ra, gia đình người tàn tật phải tốn nhiều chi phí về thuốc thang, máy móc hỗ trợ và những phí tổn dịch vụ khác. Tàn tật là một trong những nguyên nhân dẫn đến nghèo đói. Do vậy, người tàn tật và gia đình họ rất cần sự trợ giúp xã hội về thu nhập để họ khơng rơi vào nghèo đói, bần cùng của xã hội.

Trẻ em nói chung đều khơng có khả năng lao động, nhưng trẻ mồ côi, trẻ bị nhiễm HIV, trẻ em nghèo là những đối tượng có hồn cảnh đặc biệt khó khăn rất cần sự giúp đỡ của xã hội và cộng đồng. Các em sống trong điều kiện khó khăn, khơng được chăm sóc trong mơi trường gia đình hoặc sống trong mơi trường gia đình nhưng khơng được chăm sóc đầy đủ, phải lao động kiếm sống, ít có điều kiện đến trường, sống trong cảnh nghèo khó. Cũng như với tất cả trẻ em nói chung, trẻ em mồ côi, trẻ bị nhiễm HIV, trẻ em nghèo cần được nuôi dưỡng chu đáo để trở thành những cơng dân tốt. Các em cần có nguồn tiền sinh sống, cũng như chăm sóc y tế, giáo dục.

Số lượng các đối tượng trên có xu hướng gia tăng và đang là thách thức rất lớn cho hoạt động trợ giúp xã hội của mối quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên ở việt nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)