Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế ở Việt Nam hiện nay (Trang 56)

7. Kết cấu đề tài

2.3.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Những tồn tại, hạn chế

* Việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra đối tƣợng nộp thuế đạt thấp so với số lƣợng ngƣời nộp thuế.

Năm 2012, số đơn vị thanh tra, kiểm tra /số đơn vị quản lý đạt 13,26% (59.425 đơn vị); năm 2013 đạt 13,63% (64.119 đơn vị); năm 2014 đạt 14,31% (67.814 đơn vị).

* Tình trạng gian lận về thuế còn khá phổ biến.

Các vụ án lớn về thuế, đặc biệt là các hành vi tội phạm chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng chưa được làm rõ, kịp thời thu hồi đầy đủ cho Ngân sách nhà nước.

Tình hình trên, ngoài nguyên nhân từ người nộp thuế, về công tác thanh tra, kiểm tra thuế còn những bất cập sau đây:

- Công tác thanh tra, kiểm tra đã được đẩy mạnh song vẫn xảy ra tình trạng chưa phát hiện ra nhiều khoản gian lận về thuế ở nhiều khoản thu, sắc thuế gây thất thu cho Ngân sách nhà nước. Năm 2010, Thanh tra đã phát hiện sai phạm về thuế thu nhập doanh nghiệp gần 100 tỷ đồng, điển hình là Thừa Thiên Huế gần 20 tỷ đồng; tại Hưng Yên phát hiện sai phạm trong hạch toán, quyết toán thuế với số tiền trên 5 tỷ đồng, tại tỉnh Bình Dương, thanh tra phát hiện hàng chục hồ sơ miễn giảm thuế sai quy định với số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng,.... Đối với thuế giá trị gia tăng là 90,3 tỷ đồng, các dạng sai phạm chủ yếu là do doanh nghiệp kê khai sai thuế suất, thuế đầu vào không đủ điều kiện khấu trừ, hồ sơ hoàn thuế không đảm bảo đầy đủ, đúng quy định, tính toán sai dẫn đến hoàn thuế sai. Cơ quan thanh tra cũng phát hiện nhiều sai phạm liên quan đến các khoản thu về đất như: tính thiếu diện tích đất, miễn giảm tiền thuê đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất không đúng quy định.. với số tiền lên đến gần 500 tỷ đồng. Như vậy, có thể thấy các vi phạm về thuế không những không được phát hiện do không tiến hành thanh tra, kiểm tra đúng đối tượng mà còn do chất lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra thuế còn hạn chế. Tình trạng này

vừa làm thất thu Ngân sách nhà nước, vừa chưa thật sự đảm bảo công bằng xã hội và bảo vệ tính nghiêm minh của pháp luật thuế.

- Tình trạng gian lận thuế qua chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khá trầm trọng, song thanh tra thuế vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu để đấu tranh, ngăn ngừa, phát hiện và xử lý có hiệu quả.

- Thuế được thể hiện trên sổ sách, hoá đơn, chứng từ, do đó, nếu kế toán doanh nghiệp có trình độ cao, doanh nghiệp cố tình trốn thuế thì không phát hiện ra được nếu chỉ dựa vào những sổ sách, hoá đơn đó. Để biết nội dung của những hoá đơn, chứng từ đó có thật hay không thì có thể đối chiếu với chứng từ thanh toán tiền, sổ nhập kho của đối tác cung cấp hàng... nhưng hiện nay cơ quan thuế vẫn chưa làm được. Khi tiến hành thanh tra, kiểm tra nếu phát hiện sai phạm, cơ quan thuế chuyển hồ sơ cho cơ quan công an thì quá trình điều tra, thu thập chứng cứ, dữ liệu phải mất rất nhiều thời gian, vài tháng, hàng năm thậm chí là vài năm. Với khoảng thời gian này, các hành vi trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế chắc chắn đã diễn ra, đối tượng vi phạm có thể đã bỏ trốn. Tỷ lệ các vụ án cơ quan điều tra giải quyết dứt điểm so với số các vụ án cơ quan thuế chuyển sang là rất thấp (khoảng 30% số vụ được chuyển). Do đó không ngăn chặn được kịp thời các trường hợp cố ý trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế của Ngân sách nhà nước.

Vì vậy, để phát huy đầy đủ vai trò thanh tra, kiểm tra thuế trong giai đoạn mới, phải cải cách hệ thống thanh tra, kiểm tra theo hướng hiện đại hoá và khắc phục cho được các tồn tại, hạn chế nêu trên.

*Về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, hoạt động hệ thống thanh tra với đối tƣợng nộp thuế.

- Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức thanh tra:

Không có sự thống nhất về chức năng quyền hạn của thanh tra thuế, theo Luật Thanh tra (Điểm h, Khoản 1, Điều 42) và Luật Thuế (Điểm e, Khoản 1, Điều 84) quy định: “Người ra quyết định thanh tra có nhiệm vụ, quyền hạn kiểm tra đôn đốc việc thực hiện quyết định xử lý về thanh tra thuế” nhưng theo quyết định 48/2007/QĐ-BTC và quyết định số 49/2007/QĐ-BTC quy định cụ thể về chức năng

nhiệm vụ các phòng ban thì bộ phận thanh tra không có chức năng nhiệm vụ kiểm tra đôn đốc thực hiện quyết định xử lý về thanh tra mà chức năng đó là của bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế thuế.

Chưa quy định rõ thẩm quyền của Chánh thanh tra Thuế trong việc ký quyết định thanh tra, kết luận thanh tra, quyết định xử lý truy thu thuế.

Sự phối hợp giữa bộ phận thanh tra và bộ phận quản lý nợ không nhịp nhàng do không được phân định rõ ràng trách nhiệm dẫn đến tỷ lệ thu về trên số phải thu của kết luận thanh tra còn thấp.

-Về tổ chức trong hệ thống thanh tra:

Theo Quyết định số 48/2007/QĐ-BTC ngày 15/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Quyết định số 49/2007/QĐ-BTC ngày 15/6/2009 chỉ quy định Tổng cục Thuế và Cục Thuế có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức thanh tra còn các Chi cục Thuế không có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức thanh tra. Thực tế số lượng đối tượng nộp thuế là doanh nghiệp do Chi cục Thuế trực tiếp quản lý rất lớn. Tại Cục Thuế thành phố Hà Nội: Số đối tượng nộp thuế khoảng 110.000 doanh nghiệp trong đó Cục Thuế trực tiếp quản lý khoảng hơn 10.000 doanh nghiệp; còn lại Chi cục Thuế quản lý. Tại Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh có 145.000 doanh nghiệp, Cục Thuế chỉ trực tiếp quản lý khoảng 15.000 doanh nghiệp, còn lại do các Chi cục Thuế quản lý. Các chi cục Thuế chỉ làm công tác kiểm tra thuế. Để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đồng bộ, thống nhất từ cơ quan quản lý thuế cấp Trung ương tới địa phương theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế, cần thiết phải giao chức năng, thẩm quyền thanh tra thuế cho Chi cục Thuế.

-Về hoạt động của đoàn thanh tra

Từ 1/7/2007 (Luật Quản lý thuế có hiệu lực thi hành) đến 31/12/2008 cơ cấu đoàn thanh tra chưa thực hiện theo quy chế hoạt động đoàn thanh tra theo Quyết định số 2151/2006/QĐ-TTCP ngày 10/11/2006 và Quyết định số 2894/2008/QĐ- TTCP ngày 23/12/2008 của Tổng Thanh tra Chính phủ (Quy định về trưởng đoàn thanh tra, thanh tra viên) mà thực hiện cơ cấu đoàn thanh tra theo quy định tại Nghị định số 85/2007/NĐ-CP là đoàn thanh tra tối thiểu phải có một chuyên viên chính,

kiểm soát viên chính. Thực tế, năm 2009 một số địa phương do thiếu thanh tra viên chính, thanh tra viên vẫn tổ chức đoàn thanh tra theo hướng dẫn nêu trên.

Việc thực hiện quy trình thanh tra theo Quyết định số 1166/QĐ-TCT ngày 31/10/2005 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Quyết định số 460/QĐ-TCT ngày 5/5/2009, hiện tại là Quyết định số 74/QĐ-TCT ngày 27/01/2014 của Tổng cục Thuế chưa nghiêm. Một số Đoàn thanh tra chưa đảm bảo trình tự, thủ tục, thời gian thanh tra theo quy định; chưa có biên bản xác nhận số liệu từng phần công việc. Nhiều Đoàn thanh tra chưa ghi nhật ký thanh tra mà thực hiện hồi ký thanh tra; một số Đoàn ứng xử chưa văn minh, lịch sự; có dấu hiệu tiêu cực, tham nhũng. Nguyên nhân chủ yếu là do chưa có quy chế giám sát đối với Đoàn thanh tra thuế; thiếu sự giám sát của lãnh đạo Bộ phận thanh tra, đồng thời cán bộ thanh tra chưa thực hiện đúng chế độ công vụ và 10 điều kỷ luật của ngành Thuế.

* Về việc tuyển dụng, đào tạo, chuyển đổi vị trí công tác cán bộ thanh tra:

- Công tác tuyển dụng:

Khi thực hiện công tác tuyển dụng cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra vẫn còn những tồn tại:

+ Cán bộ không phải cử nhân đại học chính quy thuộc chuyên ngành: Kinh tế, tài chính, kế toán; chưa có ngoại ngữ trình độ B trở lên vẫn được tuyển dụng.

+ Một số cán bộ mới tuyển dụng vào đã được sắp xếp vào làm công tác thanh tra nhưng chưa nắm vững chính sách thuế; thủ tục về thuế; chế độ tài chính doanh nghiệp; chế độ kế toán doanh nghiệp, chế độ giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế; chế độ xử phạt vi phạm hành chính về thuế; quy trình nghiệp vụ thanh tra thuế...

+ Hầu hết cán bộ mới được tuyển dụng làm công tác thanh tra chưa được đào tạo nghiệp vụ thanh tra nhất là kỹ năng thanh tra thuế. Vì vậy, việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm.

- Công tác đào tạo:

Khi tổ chức đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ hoạt động trong lĩnh vực thanh tra, kiểm tra thuế, còn có những hạn chế sau:

+ Chủ yếu tập trung vào đào tạo kiến thức chuyên ngành cho cán bộ để bổ nhiệm vào ngạch thanh tra mà chưa tổ chức đào tạo đồng bộ kiến thức về quản lý Nhà nước, ngoại ngữ, tin học nên số cán bộ làm công tác thanh tra có chứng chỉ nghiệp vụ thanh tra của trường Thanh tra Chính phủ nhiều nhưng Bộ trưởng Bộ Tài chính chỉ bổ nhiệm chuyển ngạch thanh tra cho hơn 400 người đủ các chứng chỉ theo quy định.

+ Chưa xây dựng được hệ thống giáo trình đào tạo chuyên sâu cán bộ thanh tra thuế.

- Về chuyển đổi vị trí công tác cán bộ thanh tra:

Ngành thuế chưa quan tâm, tổ chức triển khai thực hiện định kỳ 3 năm (đủ 36 tháng) chuyển đổi vị trí công tác theo quy định tại Nghị định số 158/2007/NĐ- CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ; Quyết định số 675/QĐ-BTC ngày 16/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Công văn hướng dẫn số 7710/BTC-TCCB ngày 02/7/2008 của Bộ Tài chính. Có nhiều cán bộ làm công tác thanh tra từ khi thành lập ngành thuế (1990) đến nay nhưng chưa một lần chuyển đổi vị trí công tác.

* Về công tác ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho công tác thanh tra:

Mặc dù việc ứng dụng công nghệ thông tin mang lại hiệu quả đáng kể cho công tác thanh, kiểm tra thuế, tuy nhiên hiện tại vẫn rất thiếu các chương trình ứng dụng phục vụ cho công tác thanh, kiểm tra thuế:

- Chương trình thu thập thông tin vi phạm về thuế của người nộp thuế từ nguồn cung cấp trong nội bộ ngành thuế và từ bên thứ ba như Kiểm toán Nhà nước; Thanh tra Chính phủ; Thanh tra tài chính; Ngân hàng Nhà nước; Hải quan; Sở kế hoạch đầu tư, các cơ quan quản lý Bộ, ngành, hiệp hội; các cơ quan truyền thông phát thanh truyền hình; báo chí; thông tin từ đơn tố cáo về việc trốn thuế; gian lận về thuế.

- Chương trình tích hợp các ứng dụng để thuận tiện trong công tác đánh giá, phân tích, xác định rủi ro về thuế để lập kế hoạch thanh tra và xác định nội dung từng cuộc thanh tra. Vì vậy, việc xác định rủi ro về thuế hiện nay để xây dựng kế

hoạch cơ bản dựa vào việc thu thập thông tin và đánh giá theo phương pháp thủ công, nhận định chủ quan của bộ phận thanh tra và cán bộ thanh tra.

- Chương trình ứng dụng tập hợp các thông tin doanh nghiệp buôn bán hoá đơn, doanh nghiệp bỏ trốn mang theo hoá đơn; doanh nghiệp sử dụng hoá đơn không hợp pháp.

Vì vậy, khi thực hiện thanh tra các đoàn thanh tra sử dụng chương trình ứng dụng do từng Cục Thuế tập hợp, điều này dẫn đến tình trạng thông tin không được đầy đủ và cập nhật kịp thời.

Bên cạnh đó một số chương trình đã xây dựng nhưng chưa cung cấp được một số thông tin như: chưa chi tiết từng hành vi vi phạm về thuế của người nộp thuế qua công tác thanh tra, kiểm tra để tổng hợp, nghiên cứu, đề xuất các biện pháp ngăn chặn các hành vi vi phạm về thuế chủ yếu; chưa kết nối được thông tin giữa đoàn thanh tra với trụ sở cơ quan để các đoàn thanh tra lưu động nhập các thông tin dữ liệu, xin ý kiến xử lý trong quá trình thanh tra; báo cáo tiến độ thanh tra kịp thời.

Chưa có chương trình thống nhất: Một số chương trình đã có nhưng việc nhập dữ liệu chưa được thường xuyên, kịp thời; cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác thanh tra còn nằm rải rác ở nhiều ứng dụng khác nhau.

Những tồn tại nêu trên đã hạn chế hiệu quả công tác thanh tra, nhất là khâu phân tích, đánh giá, xác định rủi ro để lập kế hoạch thanh, kiểm tra hoá đơn, chứng từ khi thực hiện thanh tra, kiểm tra.

2.3.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tồn tại, hạn chế trong hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế, nhưng có một số nguyên nhân chủ yếu sau:

* Nguyên nhân thứ nhất: về cơ chế, chính sách

- Việt Nam đang trên con đường chuyển đổi, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa. Nhà nước đã chủ động ban hành Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành nhưng thực sự vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn, chẳng hạn tháng 7 năm 2007 Quốc hội ban hành Luật quản lý thuế nhưng các văn bản hướng dẫn kiểm tra thi hành luật thì phải đến tháng 5 năm 2008

mới ban hành và quy trình thanh tra thuế phải đến năm 2009 mới có... điều đó đã gây rất nhiều khó khăn cho cơ quan thuế khi thực hiện hoạt động thanh tra , kiểm tra thuế.

- Việc ban hành các sắc thuế còn thiếu tính rõ ràng, đôi khi cùng một nghiệp vụ nhưng có thể bị điều chỉnh bởi các sắc thuế khác nhau, chính sách thuế còn lồng ghép nhiều chính sách xã hội, tỷ lệ thuế suất còn nhiều mức, gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế.

Chức năng và quyền hạn của thanh tra, kiểm tra thuế còn bị bó hẹp, pháp luật xử phạt về vi phạm thuế còn hạn chế, có phần còn buông lỏng nên các đối tượng vi phạm thuế chưa thực sự thấy e ngại khi vi phạm luật thuế...

* Nguyên nhân thứ hai: về nội bộ ngành thuế

Trong những năm gần đây, ngành Thuế Việt Nam đã thực hiện cải cách, củng cố và hiện đại hoá công tác quản lý thuế, tuy vậy vẫn còn rất nhiều điều chưa hợp lý đã tác động không tốt đến hoạt động của ngành Thuế nói chung và hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế nói riêng như:

-Cơ sở dữ liệu phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra còn thiếu: Mặc dù ngành thuế đã cố gắng hiện đại hoá bằng nhiều chương trình phần mềm để phục vụ công tác lưu trữ và cập nhật số liệu của ngành, nhưng thực tế cho thấy, các phần mềm hoạt động độc lập với nhau, khi muốn có dữ liệu cán bộ thanh tra phải tìm hiểu ở nhiều ứng dụng khác nhau rất mất thời gian và hay xảy ra sai sót, khi các doanh nghiệp nộp các loại báo cáo về cơ quan thuế thì cơ quan này cũng không đủ nhân lực để nhập số liệu lưu lại vì hiện tại công tác nộp báo cáo vẫn bằng thủ công, in trên bản cứng là chủ yếu.

-Lãnh đạo ngành thuế chưa thực sự sát sao và không kiểm soát được sai sót do quá trình nhập lưu số liệu do cán bộ thuế thực hiện, nhiều thông báo phạt thuế gửi về đơn vị không sai phạm, khi họ khiếu nại, thắc mắc thì cán bộ quản lý thuế mới tìm hiểu lại nguyên nhân...

-Trình độ của cán bộ thuế trong đó có cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế chưa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế ở Việt Nam hiện nay (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)