1.3. Ƣu nhƣợc điểm của phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ
1.3.2 Đối với Ngƣời nhập khẩu
Nếu lựa chọn và sử đúng, L/C có thể đem lại nhiều lợi ích và đặc biệt là sự an toàn cần thiết cho ngƣời nhập khẩu – đảm bảo là ngƣời xuất khẩu sẽ phải thực hiện hợp đồng.
Ƣu điểm
- Chỉ khi hàng hóa thực sự đƣợc giao thì ngƣời nhập khẩu mới phải trả tiền.
- Ngƣời nhập khẩu có thể yên tâm là ngƣời xuất khẩu sẽ phải làm tất cả những gì theo qui định trong L/C để đảm bảo việc ngƣời xuất khẩu sẽ đƣợc thanh toán tiền (nếu không ngƣời xuất khẩu sẽ mất tiền).
- Phƣơng thức thanh toán L/C giúp ngƣời mua có thể mở rộng nguồn cung cấp hàng hoá cho mình mà không phải tốn thời gian, công sức trong việc tìm đối tác uy tín và tin cậy. Bởi lẽ, hầu hết các giấy tờ chứng từ đều đƣợc Ngân hàng đối tác kiểm tra và chịu trách nhiệm hoàn toàn về sai sót này. Ngƣời mua đƣợc đảm bảo về mặt tài chính rằng bên bán giao hàng thì mới phải trả tiền hàng. Ngoài ra, các khoản ký quỹ mở L/C cũng đƣợc hƣởng lãi theo quy định.
Nhƣợc điểm:
- Vì phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ là dựa vào chứng từ để thanh toán, không liên quan đến việc hàng hóa đƣợc thực hiện có đúng về số lƣợng, quy cách, phẩm chất,v.v. hay không, nên ngƣời nhập khẩu không có sự đảm bảo nào cho mình rằng hàng hoá sẽ đúng nhƣ đơn đặt hàng. Nhà nhập
vận chuyển mà vẫn phải hoàn trả đầy đủ tiền thanh toán cho Ngân hàng phát hành. Một nhà xuất khẩu chủ tâm gian lận có thể xuất trình bộ chứng từ giả mạo, có bề ngoài phù hợp với L/C cho Ngân hàng mà thực tế không có hàng giao, ngƣời nhập khẩu vẫn phải thanh toán cho Ngân hàng ngay cả trong trƣờng hợp không nhận đƣợc hàng hoặc nhận đƣợc hàng không đúng theo hợp đồng.
- Khi nhà nhập khẩu chấp nhận bộ chứng từ hàng hoá sẽ có nguy cơ gặp rủi ro. Bộ chứng từ là cơ sở pháp lý đầu tiên về tính đúng đắn của hàng hoá. Nếu nhà nhập khẩu không chú ý kiểm tra kỹ bộ chứng từ (từ lỗi, câu chữ, số lƣợng các loại chứng từ, cơ quan có thẩm quyền cấp các loại giấy chứng nhận,v.v.) mà chấp nhận bộ chứng từ có lỗi sẽ bị thiệt hại và gặp khó khăn trong việc khiếu nại sau này.
- Một rủi ro mà nhà nhập khẩu hay gặp là hàng đến trƣớc bộ chứng từ, nhà nhập khẩu chƣa nhận đƣợc bộ chứng từ mà hàng đã cập cảng. Bộ chứng từ bao gồm vận đơn, mà vận đơn lại là chứng từ sở hữu hàng hoá nên thiếu vận đơn thì hàng hoá không đƣợc giải toả. Nếu nhà nhập khẩu cần gấp ngay hàng hoá thì phải thu xếp để Ngân hàng phát hành phát hành một thƣ bảo lãnh gửi hãng tàu để nhận hàng. Để đƣợc bảo lãnh nhận hàng, nhà nhập khẩu phải trả thêm một khoản phí cho Ngân hàng. Hơn nữa, nếu nhà nhập khẩu không nhận hàng theo qui định thì tiền bồi thƣờng giữ tàu quá hạn sẽ phát sinh.
- Ngoài ra có thể ngƣời xuất khẩu là công ty ảo giả mạo chứng từ để yêu cầu Ngƣời nhập khẩu thanh toán. Một ví dụ điển hình về thanh toán nhập khẩu bằng L/C vẫn tiềm ẩn rủi ro nhƣ sau:
Tập đoàn Nestle có nhập khẩu bơ từ hãng Latel của Na Uy để sản xuất các loại sữa giàu dinh dƣỡng. Cuộc mua bán đƣợc giới thiệu thông quan một số thông tin trên Internet. Do đang trong lúc cần nguyên liệu gấp nên Nestle đã nhanh chóng thoả thuận hợp đồng nhập khẩu với Latel. Họ đã thoả thuận
thanh toán theo L/C, vì vội vàng nên Nestle chƣa đề cập kỹ các nội dung cụ thể của L/C mà nhanh chóng chuyển tiền cho Latel theo L/C thông qua một ngân hàng do Nestle chỉ định. Nhƣng rồi, tiền thì đƣợc gửi đi mà hàng thì mãi vẫn chƣa thấy về. Tìm hiểu kỹ thì Nestle mới vỡ lẽ ra rằng, Latel chỉ là một công ty ảo trên mạng, không có thật. Đây là rủi ro do đối tác không cung cấp hàng hóa trong khi ngƣời nhập khẩu đã thanh toán tiền hàng.
- Một số trƣờng hợp ngƣời mua mua hàng theo điều khoản (Carriage Paid To - CPT, Cost and Freight - C&F) và không mua bảo hiểm cho lô hàng, dẫn đến rủi ro hàng bị thất lạc, bị mất, hỏng hóc trên đƣờng mà vẫn phải thanh toán cho ngƣời bán
- Trƣờng hợp hãng tầu không tin cậy, hƣ hỏng hảng hóa do xếp hàng không đúng quy định gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngƣời nhập khẩu
1.3.3. Đối với ngân hàng Ƣu điểm:
Thực hiện nghĩa vụ thanh toán này, Ngân hàng thu đƣợc các khoản phí thủ tục, ngoài ra, Ngân hàng còn thu hút đƣợc một khoản tiền khá lớn (Khi có ký quỹ). Khi thực hiện nghiệp vụ này, Ngân hàng còn thực hiện đƣợc một số nghiệp vụ khác nhƣ cho vay xuất khẩu, bảo lãnh, xác nhận, mua bán ngoại tệ,v.v. Hơn nữa, thông qua nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu bằng phƣơng thức L/C uy tín và vai trò của Ngân hàng trên thị trƣờng tài chính quốc tế đƣợc củng cố và mở rộng.
Nhƣợc điểm.
Đối với Ngân hàng phát hành
- Trong nghiệp vụ mở L/C, nếu Ngân hàng phát hành kiểm tra không kĩ đơn xin mở L/C sẽ dẫn đến việc chấp nhận cả những điều khoản hàm chứa rủi ro cho Ngân hàng sau này.
- Khi nhận đƣợc bộ chứng từ xuất trình, nếu Ngân hàng phát hành trả tiền hay chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn mà không có sự kiểm tra một cách thích đáng bộ chứng từ, để bộ chứng từ có lỗi, nhà nhập khẩu không chấp nhận, thì Ngân hàng không thể đòi tiền nhà nhập khẩu.
- Ngân hàng phát hành phải thực hiện thanh toán cho ngƣời thụ hƣởng theo qui định của L/C ngay cả trong trƣờng hợp nhà nhập khẩu mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản do kinh doanh thua lỗ.
- Trong trƣờng hợp hàng đến trƣớc bộ chứng từ thì Ngân hàng phát hành hay đƣợc yêu cầu chấp nhận thanh toán cho ngƣời thụ hƣởng mà chƣa nhìn thấy bộ chứng từ. Nếu không có sự chấp nhận trƣớc của ngƣời nhập khẩu về việc hoàn trả, thì Ngân hàng phát hành sẽ gặp rủi ro khi bộ chứng từ có sai sót, khi đó nhà nhập khẩu không chấp nhận và Ngân hàng sẽ không truy hoàn đƣợc tiền từ nhà nhập khẩu.
- Nếu trong L/C ngân hàng phát hành không qui định bộ vận đơn đầy đủ(full set of bills of lading) thì một ngƣời nhập khẩu có thể lấy đƣợc hàng hoá khi chỉ cần xuất trình một phần của bộ vận đơn, trong khi đó ngƣời trả tiền hàng hoá lại là ngân hàng phát hành theo cam kết của L/C.
- Ngân hàng phát hành có thể gặp rủi ro do không hành động đúng theo UCP 600, đó là đƣa ra quyết định từ chối bộ chứng từ vƣợt quá 5 ngày làm việc của ngân hàng, theo qui định của UCP 600 là không quá 5 ngày.
- Ngân hàng phát hành L /C có thể chịu rủi ro thanh toán trong trƣờng hợp không chặt chẽ trong việc yêu cầu ngƣời nhập khẩu kí quĩ khi mở L /C hoặc không truy đ ̣i đƣợc các khoản phải thu , khoản tài trợ, các loại phí về thông báo sửa đổi L/C do trong quá trình kinh doanh khách hàng gặp phải khó khăn bị phá sản, giải thể hay khách hàng cố tình không thanh toán,v.v.
Ngân hàng thông báo có trách nhiệm phải đảm bảo rằng thƣ tín dụng là chân thật, đồng thời phải xác minh chữ ký, mã khoá (test key), mẫu điện của Ngân hàng phát hành trƣớc khi gửi thông báo cho nhà xuất khẩu. Rủi ro xảy ra với Ngân hàng thông báo là khi Ngân hàng này thông báo một L/C giả hoặc sửa đổi một L/C không có hiệu lực trong khi chính Ngân hàng chƣa xác nhận đƣợc tình trạng mã khoá hay chữ ký uỷ quyền của Ngân hàng mở L/C.
Rủi ro đối với ngân hàng xác nhận
- Nếu bộ chứng từ đƣợc xuất trình là hoàn hảo thì Ngân hàng xác nhận phải trả tiền cho nhà xuất khẩu bất luận là có truy hoàn đƣợc tiền từ Ngân hàng phát hành hay không. Nhƣ vậy, Ngân hàng xác nhận chịu rủi ro tín dụng đối với Ngân hàng phát hành.
- Nếu Ngân hàng xác nhận trả tiền hay chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn mà không có sự kiểm tra bộ chứng từ một cách thích đáng, để bộ chứng từ có lỗi, Ngân hàng phát hành không chấp nhận thanh toán thì Ngân hàng xác nhận không thể đòi tiền Ngân hàng phát hành.
Rủi ro đối với ngân hàng đƣợc chỉ định
- Các Ngân hàng đƣợc chỉ định không có trách nhiệm thanh toán cho nhà xuất khẩu trƣớc khi nhận đƣợc tiền hàng từ Ngân hàng phát hành. Tuy nhiên trong thực tế, trên cơ sở bộ chứng từ đƣợc xuất trình, các Ngân hàng đƣợc chỉ định thƣờng ứng trƣớc cho nhà xuất khẩu với điều kiện truy đòi để trợ giúp nhà xuất khẩu, do đó Ngân hàng này phải chịu rủi ro tín dụng đối với Ngân hàng phát hành hoặc nhà xuất khẩu.
- Một rủi ro mà các bên tham gia phƣơng thức thanh toán L/C hay gặp là sự khủng hoảng, suy thoái kinh tế và tình trạng công nợ nặng nề của các quốc gia. Khi nền kinh tế của một quốc gia bị suy thoái, khủng hoảng sẽ kéo theo các ngân hàng bị phong toả hoặc tạm ngƣng hoạt động, từ đó làm ảnh
là quá lớn thì các biện pháp nhƣ tăng thuế, phá giá nội tệ sẽ đƣợc áp dụng, từ đó làm giảm khả năng chi trả của ngƣời mua và ngân hàng có nguy cơ không đòi đƣợc tiền. Ngoài ra, sự phong toả kinh tế của các quốc gia nhƣ trƣờng hợp của Cuba, Iraq,v.v. cũng mang lại những rủi ro cho bất kì quốc gia, đơn vị kinh tế nào có hoạt động xuất nhập khẩu với các nƣớc đó.
Tuy nhiên trên thực tế hầu nhƣ không xảy ra những rủi ro thanh toán khi