1 .Tính cấp thiết của đề tài
6. Những đóng góp mới của luận văn
3.1 MỤC TIÊU PHƢƠNG HƢỚNG HOẠT ĐỘNG
3.1.1 Định hƣớng phát triển Ngành Dệt may Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 2015, tầm nhìn đến năm 2020
Trong những năm qua, Ngành Dệt may Việt Nam đã có bƣớc phát triển nhanh chóng, giá trị sản xuất ngành dệt may tăng trên 10%/năm; kim ngạch xuất khẩu tăng 17%/năm, bình quân 01 tỷ USD/tháng trong năm 2013 và trở thành ngành kinh tế xuất khẩu mũi nhọn của đất nƣớc; sản phẩm may mặc đa dạng phong phú, tạo đƣợc uy tín, khẳng định thƣơng hiệu, thị trƣờng xuất khẩu có mặt ở hàng trăm nƣớc trên thế giới; tạo công ăn giải quyết việc làm cho hơn 2,5 triệu lao động/năm. Chiến lƣợc phát triển Ngành Dệt may đến năm 2015, định hƣớng đến năm 2020 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt càng tạo thêm cơ sở tiền đề to lớn cho sự phát triển ngành dệt may những năm đến, trong đó có một số mục tiêu và định hƣớng chính nhƣ sau: - Phát triển ngành Dệt May trở thành những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh; hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới.
- Phát triển ngành Dệt May theo hƣớng chuyên môn hoá, hiện đại hóa, nhằm tạo ra bƣớc nhảy vọt về chất và lƣợng sản phẩm. Tạo điều kiện cho ngành Dệt May Việt Nam tăng trƣởng nhanh, ổn định, bền vững và hiệu quả. Khắc phục những điểm yếu của ngành dệt may là thƣơng hiệu của các doanh
nghiệp còn yếu, mẫu mã thời trang chƣa đƣợc quan tâm, công nghiệp phụ trợ chƣa phát triển, cung cấp nguyên phụ liệu vừa thiếu vừa không kịp thời. - Lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho phát triển của ngành, mở rộng thị trƣờng xuất khẩu, đồng thời phát triển tối đa thị trƣờng nội địa. Tập trung phát triển mạnh các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu, giảm nhập siêu, nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm trong ngành.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Giai đoạn 2011-2020 tăng trƣởng sản xuất hàng năm 12-14%; tăng trƣởng xuất khẩu hàng năm 15%.
+ Doanh thu, năm 2015: 22.500 triệu USD; năm 2020: 31.000 triệu USD + Xuất khẩu, năm 2015 18.000 triệu USD; năm 2020: 25.000 triệu USD + Sử dụng lao động, năm 2015: 2,75 triệu ngƣời; năm 2020: 3 triệu ngƣời + Tỷ lệ nội địa hóa, năm 2015: 60%; năm 2020: 70%
+ Sản phẩm: may mặc, năm 2015: 2.850 triệu sản phẩm; năm 2020: 4 triệu SP.
(Trích trong Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020)
3.1.2 Định hƣớng phát triển của Công ty đến năm 2015
3.1.2.1 Tình hình chung của Ngành Dệt may
Cùng với những cơ hội, thách thức nói chung của Ngành Dệt may cả nƣớc, công ty Vinatex Đà Nẵng những năm qua đã đạt đƣợc thành tích tốt, kết quả sản xuất kinh doanh tăng liên tục hàng năm. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 6%/năm; kim ngạch xuất khẩu tăng 8%/năm, và đạt giá trị 15 triệu USD/năm năm 2012. Thị trƣờng ngoài nƣớc bên cạnh bạn hàng truyền thống Mỹ, EU, Nhật, Đài Loan…, hiện đã phát triển thêm nhiều bạn hàng mới Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc…Đối với thị trƣờng trong nƣớc, các mặt hàng áo sơ mi, quần tây thời trang đã đƣợc tiêu thụ rộng khắp không chỉ khu vực Miền Trung Tây Nguyên mà còn ở hai thành phố lớn Hà Nội, Thành phố Hồ Chí
Minh. Đạt đƣợc thành tích trên là nhờ công ty đã sớm hoạch định chiến lƣợc kinh doanh, chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực, đào tạo bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên; xây dựng đƣợc văn hóa doanh nghiệp, áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lƣợng ISO 9001; tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000, WRAP; từng bƣớc cải tiến máy móc thiết bị, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, mẫu mã, giá cả; tập trung cho công tác thị trƣờng, ổn định nguồn nguyên, nhiên liệu…
Tuy nhiên những vấn đề đối mặt, thách thức đặt ra với công ty hiện nay đó là: năng suất lao động còn thấp; trình độ tay nghề ngƣời lao động yếu và thiếu; tình trạng máy móc thiết bị cũ, lạc hậu; quy mô vốn sản xuất chƣa đáp ứng yêu cầu nâng cao hơn nữa chất lƣợng và mở rộng sản xuất kinh doanh.
3.1.2.2 Định hướng chung công ty đến năm 2015
Trên cơ sở tiềm năng, triển vọng Ngành dệt may nói chung, Công ty Vinatex Đà Nẵng đã xây dựng kế hoạch định hƣớng phát triển đến năm 2015 nhƣ sau:
- Khai thác mọi nguồn lực sẵn có của công ty, huy động hiệu quả nguồn lực từ bên ngoài đảm bảo sản xuất kinh doanh tăng trƣởng bền vững.
- Áp dụng các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực quản lý, chú trọng đầu tƣ cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
- Mở rộng thị trƣờng xuất khẩu, đa dạng hóa mẫu mã và nâng cao chất lƣợng các sản phẩm may của công ty, tăng cƣờng năng lực cạnh tranh, giữ vững uy tín, củng cố thƣơng hiệu và nâng cao vị thế của Công ty.
- Tăng cƣờng đầu tƣ và ứng dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến trong sản xuất và quản trị doanh nghiệp, điều hành và xử lý chính xác để nâng cao năng suất lao động và chất lƣợng sản phẩm.
3.1.2.3 Mục tiêu của công ty đến năm 2015
- Mục tiêu chủ yếu trong năm 2013 đã đƣợc Đại hội cổ đông công ty thông qua ngày 6/4/2013 với một số chỉ tiêu cơ bản nhƣ sau:
- Tập trung mọi nguồn lực đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu:
+ Doanh thu bán hàng là 420 tỷ đồng, trong đó doanh thu gia công hàng mawy mặc 150 tỷ đồng
+ Kim ngạch xuất khẩu 17 triệu USD + Lợi nhuận sau thuế: 5 tỷ đồng + Tỷ lệ cổ tức 12%
+ Tạo công ăn việc làm cho 3.000 lao động, thu nhập bình quân toàn công ty 4,2 triệu đồng/ngƣời/tháng.
- Mục tiêu đến năm 2015, các chỉ tiêu sẽ đạt đƣợc nhƣ sau:
+ Doanh thu bán hàng 600 tỷ đồng, trong đó doanh thu gia công hàng may mặc 250 tỷ đồng.
+ Kim ngạch xuất khẩu 24 triệu USD + Lợi nhuận sau thuế: 15 tỷ đồng + Tỷ lệ cổ tức 20%
+ Tạo công ăn việc làm cho 3.300 lao động, thu nhập bình quân toàn công ty 4,6 triệu đồng/ngƣời/tháng.
3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH CỦA CÔNG TY
Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 4 năm từ 2009-2012, bên cạnh những thành tích đạt đƣợc về tăng doanh số; chất lƣợng mẫu mã sản phẩm; mở rộng thị trƣờng, nhất là thị trƣờng xuất khẩu; giải quyết việc làm ổn định cho ngƣời lao động…thì vấn đề mà công ty phải luôn quan tâm hiện nay đó là nguồn vốn kinh doanh. Đồng vốn phải vận động, phát huy hiệu quả sử dụng đúng mục đích thì sẽ đem lại lợi ích to lớn cho công ty. Đảm bảo cân đối hợp lý giữa vốn kinh doanh và hoạt động sản xuất, nếu thiếu hụt hay lãng phí sẽ dẫn đến hoạt động của công ty trì trệ, mất khả năng thanh toán.
Căn cứ vào tình hình sử dụng vốn của công ty giai đoạn 2009-2012, sau khi phân tích những kết quả đạt đƣợc và tồn tại, hạn chế, những nguyên nhân khách quan, chủ quan, tác giả đƣa ra một số giải pháp về hoàn thiện công tác phân tích để qua đó phát huy, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đảm đảm hoạt động sản xuất kinh doanh đạt đƣợc mục tiêu phƣơng hƣớng trong thời gian đến.
3.2.1 Kiện toàn bộ phận phân tích tài chính của công ty
Hiện nay, công tác tài chính kế toán của công ty Vinatex Đà Nẵng do Phòng Kế toán của công ty đảm nhiệm. Tổ chức phòng Kế toán tài chính có 12 ngƣời. Thực hiện các nhiệm vụ theo qui định của công ty, trong đó chủ yếu thực hiện công việc kế toán, sổ sách, báo cáo kế toán và tài vụ. Công tác tài chính chỉ lập báo cáo năm, kế hoạch kinh phí cho các đơn vị trực thuộc, báo cáo quyết toán tài chính chính thức năm do công ty kiểm toán độc lập bên ngoài đƣợc đại hội cổ đông hàng năm chỉ định. Ngoài ra công ty chƣa ban hành quy chế hoạt động của Phòng Kế toán Tài chính một cách bài bản, chƣa có qui chế riêng nhiệm vụ trách nhiệm của bộ phận tài chính trong phòng Kế toán. Chính vì vậy, cùng với hoạt động hội nhập kinh tế thế giới của các doanh nghiệp và để đáp ứng hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo ổn định và phát triển, công ty phải kiện toàn bộ phận chuyên trách làm công tác phân tích tài chính trực Phòng Kế toán hoặc có thể trực thuộc công ty để kịp thời đề xuất, tham mƣu các vấn đề tài chính cho Ban Giám đốc, Hội đồng Quản trị trong quá trình sản xuất kinh doanh.
3.2.2 Tổ chức bộ phận chuyên trách làm công tác phân tích
- Tổ chức bộ phận chuyên trách làm công tác tài chính, ban hành quy chế, qui định nhiệm vụ của bộ phận chuyên trách làm công tác Tài chính nhƣ sau: + Trực tiếp tổ chức và giám sát lập ngân quỹ vốn
+ Trực tiếp giám sát, theo dõi các nguồn vốn tài trợ, quản trị tiền mặt; quản lý hàng tồn kho; quản lý công nợ; quan hệ với ngân hàng, tổ chức tín
dụng, các định chế tài chính đảm bảo công ty thực hiện tốt các nghĩa vụ và quyền lợi có liên quan.
+ Đánh giá hiệu quả quản lý sử dụng vốn của công ty và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn.
+ Phân tích chi tiết khoản mục chi phí hoạt động công ty, đề xuất các biện pháp tiết kiệm giảm chi phí hiệu quả.
+ Tổ chức, quản lý, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch tài chính hàng năm đã xây dựng.
+ Xây dựng, giám sát tình hình sử dụng vốn của công ty tại công ty liên kết, công ty con, các cam kết thực hiện nghị quyết Đại hội cổ đông.
+ Thực hiện các nhiệm vụ phát sinh khác do Giám đốc phân công.
3.2.3 Xây dựng nội dung công tác tài chính
- Nội dung công tác phân tích tài chính gồm có những nội dung chính nhƣ sau:
+ Phân tích khái quát tình hình nguồn vốn, sử dụng vốn, thu chi trong doanh nghiệp.
+ Phân tích diễn biến nguồn vốn, sử dụng vốn, luồng tiền vào ra. + Phân tích kết cấu nguồn vốn, kết cấu tài sản.
+ Tính toán các chỉ tiêu trung gian tài chính, phân tích chỉ tiêu đặc trƣng về tài chính doanh nghiệp.
- Các biểu mẫu tài chính thƣờng sử dụng.
Biểu: Phân tích kết cấu tài sản - nguồn vốn
Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm So sánh cuối năm
với đầu năm
Lƣợng Tỷ trọng Lƣợng Tỷ trọng Lƣợng Tỷ trọng
1. Tài sản 2. Nguồn vốn
Biểu: Phân tích các chỉ tiêu tài chính trung gian
Năm N-1 Năm N Năm N/Năm N-1
Lƣợng Tỷ trọng Lƣợng Tỷ trọng Lƣợng Tỷ trọng
1. Doanh thu bán hàng 2. Giá vốn hàng bán 3. Lãi gộp
4. Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp - Khấu hao TSCĐ - Lãi vay
5. Lãi trƣớc thuế - Thuế lợi tức (TNDN) 6. Lãi sau thuế
7. Phân phối lãi
Biểu: Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán
Nhu cầu thanh toán Khả năng thanh toán
Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ
A. Các khoản thanh toán ngay B. Các khoản dùng thanh toán
ngay
I. Khoản nợ quá hạn 1. Tiền mặt tại quỹ
1. Phải nộp NSNN 2. Tiền gửi NH
2. Phải trả NH 3. Tiền đang chuyển
3. Phải trả CBCNV B. Các khoản dùng
thanh toán trong thời gian tới 4. Phải trả ngƣời bán
5. Phải trả khác 1. Chứng khoán ngắn hạn B. Các khoản nợ đến hạn 2. Phải thu
1. Phải nộp NSNN 3. Hàng gửi bán
2. Phải trả NH 4. Thành phẩm
3. Phải trả CBCNV 5. TSLĐ khác
4. Phải trả ngƣời bán 5. Phải trả khác
B. Các khoản phải thanh toán trong thời gian tới
Biểu: Phân tích các chỉ tiêu tài chính tổng hợp
Stt Chỉ tiêu Năm N-1 Năm N Năm N/năm
N-1 1. Nhóm chỉ tiêu về thanh toán
…
2. Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính …
3. Nhóm chỉ tiêu về hoạt động …
4. Nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận …
3.3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CÔNG TY 3.3.1 Giải pháp về đảm bảo nguồn vốn kinh doanh
Nguồn vốn cuả công ty trong 4 năm 2009-2012 đƣợc hình thành từ 2 nguồn cơ bản, nợ phải trả (vay nợ) và vốn chủ sở hữu (vốn cổ phần). Cơ cấu tỷ trọng nguồn nợ phải trả bình quân là 85%, nguồn vốn chủ sở hữu là 15%. Trong đó, năm có tỷ lệ nợ phải cao nhất là 2009 với 89,15%, tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao nhất là 2011 với 17,94%. Nhìn vào số liệu này ta thấy cơ cấu nguồn vốn công ty mất cân đối nghiêm trọng giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Mặc dù công ty giảm đƣợc tỷ lệ này trong năm 2011, năm 2012 nhƣng tỷ lệ này còn quá cao không đảm bảo an toàn, tự chủ tài chính rất dễ xảy ra rủi ro cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Về cơ cấu nợ công ty, khoản nợ ngắn chiếm tỷ lệ chủ yếu, lên đến 79,47% tổng nguồn vốn năm 2009 và tỷ lệ nợ ngắn hạn trung bình trong 4 năm là 75,8%. Các khoản nợ ngắn hạn rủi ro thƣờng cao hơn nợ dài hạn do tỷ lệ lãi suất ngắn hạn thƣờng hay biến động nhƣng có ƣu điểm là chi phí thấp hơn vì khoản nợ ngắn hạn chỉ đƣợc huy động khi công ty có nhu cầu thực sự.
Trong thời gian từ năm 2009-2012, công ty chủ yếu là vay nợ ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh bởi vì nguồn vốn chủ sở hữu không tăng; nguồn vay nợ dài hạn xu hƣớng giảm dần từ 21,09 tỷ đồng của năm 2009 đến năm 2012 là 20,03 tỷ đồng. Do đó các khoản đầu tƣ mua sắm mới TSCĐ, đặc biệt trong năm 2011 lên đến 13 tỷ đồng công ty dùng khoản vay ngắn hạn để đầu tƣ, điều nay rất dễ xảy ra rủi ro khả năng thanh toán, công ty phải thƣờng xuyên gia hạn nợ, do vậy sẽ có trƣờng hợp gia hạn nợ gặp khó khăn công ty phải chịu chi phí cao, và tình hình này đã xảy ra trong năm 2010, 2011 công ty trả lãi cao do vay nợ một số ngân hàng trên địa bàn Thành phố.
- Để đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh, công ty xác định phải lựa chọn nguồn tài trợ hợp lý, hiệu quả. Có hai nguồn tài trợ chính, nguồn nợ vay và vốn cổ phần.
+ Nguồn nợ vay: gồm các khoản vay nợ ngắn hạn và dài hạn từ các tổ chức và ngân hàng. Trong các năm, dƣ nợ vay ngân hàng của công ty cao, cao nhất năm 2009 số dƣ nợ vay lên đến 136,5 tỷ đồng; chi phí lãi vay hàng năm tƣơng đối nhiều, cao nhất năm 2010 tiền lãi vay 12,17 tỷ đồng.
+ Nguồn vốn cổ phần: không thay đổi từ năm 2009-2012. Cơ cấu vốn cổ phần hiện nay công ty quá thấp, nếu tăng vốn công ty phải cân nhắc đến chi phí lãi vay và chú ý đến sự phân tán quyền lực của các cổ đông.
- Do đó, trong thời gian đến để đảm bảo nguồn vốn kinh doanh ổn định, lành mạnh, an toàn công ty phải thực hiện hai biện pháp sau:
+ Thứ nhất: Giảm bớt nguồn nợ phải trả, nhất là các khoản nợ vay ngân hàng, vay ngắn hạn và giảm hệ số nợ trên tổng tài sản của công ty. Tính toán lại các khoản tín dụng, ngân hàng để lựa chọn khoản vay với chi phí thấp nhất. Đối với các khoản nợ phải trả, xem xét các khoản nợ mà công ty có thể