7. Bố cục của luận văn
1.2. Phát triển tín dụng đối với HSSV tại NHCSXH
1.2.2. Nội dung phát triển tín dụng đối với HSSV
1.2.2.1. Phát triển nguồn vốn
Như trên đã đề cập, cơ cấu nguồn vốn của chương trình tín dụng hỗ trợ HSSV được hình thành chủ yếu từ NSNN, phần còn lại phải huy động từ các nguồn khác. Điều hiển nhiên là, để tăng đối tượng cho vay và mức cho vay đối với HSSV trước hết NHCSXH phải tạo được nguồn vốn lớn. Để thu hút các nguồn vốn ngoài ngân sách cho Chương trình, NHCSXH thực hiện huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Đó là:
Trước hết, ngân hàng huy động nguồn vốn có lãi suất thấp hoặc không phải trả lãi. Đây là một việc làm khó, do trên thực tế có nhiều ngân hàng huy động vốn với lãi suất cao trong cùng thời gian. Có nghĩa rằng, đối với người gửi tiền, lợi ích của họ được quyết định bởi tỷ suất lợi túc tiền gửi, vì vậy họ đều muốn lựa chọn ngân hàng nào có lãi suất cao để có lợi hơn. Vậy nên, NHCSXH phải tìm đến lòng hảo tâm của khách hàng, công việc này đòi hỏi NHCSXH phải có mối quan hệ rộng, cộng với một sự nhiệt huyết cao mới có thể huy động được vốn cho Quỹ.
Thứ hai, đẩy mạnh công tác huy động tiền gửi tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo vay vốn. Nhằm tạo cho người nghèo ý thức tiết kiệm, tự tạo vốn, làm quen với hoạt động tín dụng, tài chính, với phương thức huy động là hàng tháng, người nghèo tham gia tổ TK&VV sẽ gửi tiết kiệm với mức gửi do tổ TK&VV thống nhất, vài chục nghìn đồng, thậm chí là vài nghìn đồng tùy khả năng, thực hiện phương châm "tích tiểu thành đại", ngân hàng có thêm nguồn vốn để cho vay các hộ khác.
và ân hạn nguồn vốn dài. Đây là nguồn vốn có thể được Chính phủ giao và huy động vốn ưu đãi từ các tổ chức tài chính, tín dụng quốc tế. Thông thường, nguồn vốn này chiếm một tỷ lệ đáng kể so với các nguồn vốn huy động ngoài ngân sách khác.
Thứ ba, ngân hàng huy động nguồn vốn theo lãi suất thị trường. Đây là nguồn vốn dễ huy động hơn nhưng vì trả lãi tiền vay cao (vay theo lãi suất thị trường) và thu lãi tiền cho vay thấp (lãi suất ưu đãi), nên huy động của ngân hàng sẽ rất khó khăn. Vì vậy, việc huy động vốn từ kênh này đã được ngân hàng xếp thứ tự ưu tiên, nhìn làm sao để chênh lệch lãi suất giữa tiền cho vay và tiền gửi là thấp nhất.
Thứ tự ưu tiên các nguồn vốn huy động theo lãi suất thị trường là: Huy động thông qua phát hành trái phiếu, kỳ phiếu NHCSXH, tiếp đến là huy động nguồn vốn tiền gửi và tiết kiệm dân cư và cuối cùng là vay các tổ chức tín dụng trong nước.
Cùng với viê ̣c đa dạng hoá các loa ̣i nguồn vốn , NHCSXH còn thực hiện đa dạng hoá các hình thức huy động vốn trong huy động tiền gửi của các tổ chức và cá nhân; huy động tiền gửi tiết kiệm từ dân cư; huy động kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng.
Ngoài ra, NHCSXH cần áp du ̣ng giải pháp khác để tăng trưởng nguồn vốn như: Hoàn thiện cơ sở vật chất , phương tiện làm việc , trang thiết bị kỹ thuật để tạo hình ảnh , lòng tin cho khách hàng . Thành lập Trung tâm thanh toán để tham gia thanh toán liên ngân hàng . Thực hiện hoạt động về ngoại hối. Áp dụng các công nghệ mới, hiện đại trong lĩnh vực tin học phục vụ cho hoạt động ngân hàng.
1.2.2.2. Mở rộng đối tượng thụ hưởng
Để phát huy tác động của Chương trình, đối tượng được hưởng nguồn vốn này ngày càng mở rộng. Ngoài các đối tượng thụ hưởng là hộ nghèo , hộ
gặp rủi ro, các đối tượng thụ hưởng ngày càng được mở rộng thêm. Đó là, các hô ̣ gia đình có từ 2 con trở lên đang theo ho ̣c ta ̣i các trường Đa ̣i ho ̣c , Cao đẳng; các hô ̣ gia đình có hoàn cảnh khó khăn do các nguyên nhân khách quan khác; hô ̣ đồng bào dân tô ̣c thiểu số… cũng đã được đưa vào diện thụ hưởng từ nguồn vốn ưu đãi này.
Trong tương lai khi nguồn vốn huy động được nhiều hơn, các đối tượng thụ hưởng sẽ được mở rộng sang các HSSV khác có hoàn cảnh ít khó khăn hơn.
1.2.2.3. Tăng doanh số cho vay
Mục tiêu của chương trình tín dụng đối với HSSV như trên đã đề cập, là trợ giúp cho những gia đình HSSV có hoàn cảnh khó khăn, vì vậy ngoài việc giúp được nhiều người chương trình còn mong muốn số lượng vốn giúp cho mỗi người cũng ngày càng nhiều hơn.
Muốn vậy, điều tiên quyết là phải tăng doanh số cho vay , đáp ứng ki ̣p thời, đầy đủ nhu cầu vay vốn của HSSV . Việc tăng doanh số cho vay không chỉ có ý nghĩa thiết thực đối với sinh viên, mà còn có ý nghĩa đối với ngân hàng trong nâng cao hiê ̣u quả sử du ̣ng vốn , do tăng nhanh vòng quay của đồng vốn.
Để đảm bảo hợp lý mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh của ngân hàng và lợi ích của HSSV, mức vay và lãi suất cho vay luôn được điều chỉnh để phù hợp hơn với giá cả thi ̣ trường và đáp ứng nhu cầu của HSSV trong viê ̣c trang trải các chi phí ho ̣c tâ ̣p.
Lãi suất cho vay là yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự phát triển bền vững tín du ̣ng đối với HSSV . Chính sách ưu đãi về lãi suất cho vay sẽ giúp người vay giảm nhe ̣ gánh nă ̣ng về tài chính khi nợ đến ha ̣n . Tuy nhiên viê ̣c điều chỉnh lãi suất cho vay cũng cần phải xem xét mức đô ̣ ưu đãi sao cho hợp lý, phù hợp với thị trường và khả năng cấp bù của Ngân sách Nhà nước.
1.2.2.4. Tăng doanh số thu nợ và xử lý nợ rủi ro
Để phát triển tín du ̣ng , nâng cao hiê ̣u quả sử du ̣ng nguồn vốn tín du ̣ng đối với HSSV, công tác thu hồi nợ là một nội dung quan trọng nhằm tăng vòng quay của vốn. Do đó, ngân hàng phải tìm kiếm các giải pháp thu nợ phù hợp với đối tượng vay vốn đă ̣c thù của chương trình này. Đây cũng là cách để nhiều HSSV khác được thụ hưởng lợi ích từ chương trình tín dụng ưu đãi của Nhà nước. Tuy nhiên, cần lưu ý đảm bảo tính chất ưu đãi của đối tượng vay khi HSSV chưa tốt nghiê ̣p hoă ̣c đã tốt nghiê ̣p nhưng chưa có viê ̣c làm.
Cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn chủ yếu là cho vay dài ha ̣n và mang tính đầu tư cho tương lai, do đó nguy cơ rủi ro cao hơn các đối tượng vay vốn khác . Để hạn chế rủi ro , NHCSXH cần có cơ chế xử lý rủi ro phù hợp, đảm bảo giúp người vay khắc phu ̣c khó khăn khi rủi ro xảy ra ; đồng thời đảm bảo cho hoa ̣t đô ̣ng tài chí nh của NHCSXH được lành ma ̣nh và phát triển bền vững.