Đổi mới mô hình quản lý dự án đầu tƣ xây dựng từ ngân sách nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chống thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách, phân tích dưới góc độ kiểm toán nhà nước (Trang 92 - 97)

sách nhà nƣớc

3.2.1 Mô hình hợp tác giữa nhà nƣớc và tƣ nhân (mô hình PPP)

Các bộ, ngành trong quản lý và triển khai thực hiện dự án ĐTXD từ NSNN tiến hành thử nghiệm và từng bƣớc thực hiện mô hình hợp tác giữa nhà nƣớc và tƣ nhân (mô hình PPP). Bảy bƣớc chính để triển khai thực hiện mô hình PPP nhƣ sau (xem hình 3.1):

Hình 3.1. Trình tự các bƣớc quản lý và thực hiện dự án theo mô hình hợp tác giữa tƣ nhân và nhà nƣớc (mô hình PPP)

Nguồn: Tác giả tự xây dựng

Bƣớc 1: dự kiến danh mục dự án có thể áp dụng mô hình PPP. Trƣớc hết cần phân loại dự án có thể áp dụng mô hình PPP và dự án không thể áp dụng mô hình PPP. Đối với danh mục dự án có thể áp dụng mô hình PPP lại dự kiến phân thành ba loại ứng với ba hình thức chính của mô hình PPP: (1) tƣ nhân bỏ vốn ĐTXD, vận hành, nhà nƣớc trả chi phí sử dụng, sau một thời gian nhất định thì công trình này thuộc nhà nƣớc; (2) tƣ nhân bỏ vốn ĐTXD bỏ vốn một thời gian nhất định và sau đó công trình thuộc về nhà nƣớc; (3) nhà nƣớc và tƣ nhân cùng

góp vốn, cùng xây dựng, cùng tham gia vận hành, cùng hƣởng phí dịch vụ một thời gian và sau đó công trình thuộc về nhà nƣớc.

Bƣớc 2: phân tích, đánh giá và chốt danh mục dự án áp dụng mô hình PPP theo các hình thức cụ thể. Các cơ quan chuyên môn đánh giá tính kinh tế, tính hiệu lực và tính hiệu quả của dự án trên cơ sở mục tiêu và các thông tin cơ bản của dự án, so sánh việc thực hiện mô hình PPP với mô hình cổ điển để khẳng định đƣợc tính ƣu việt của việc lựa chọn mô hình này, tiến hành chốt danh mục dự án có thể áp dụng mô hình theo từng hình thức cụ thể.

Bƣớc 3: lập hồ sơ mời thầu và lựa chọn nhà đầu tƣ hợp tác trong mô hình PPP. Bộ phận đầu mối đƣợc giao nhiệm vụ triển khai mô hình PPP tiến hành lập hồ sơ mời thầu chi tiết, xác định rõ quyền lợi và trách nhiệm cụ thể của cơ quan nhà nƣớc và tƣ nhân trong từng công việc cụ thể. Trên cơ sở hồ sơ mời thầu đƣợc ngƣời có thẩm quyền phê duyệt, bộ phận đầu mới đƣợc giao nhiệm vụ triển khai mô hình PPP tiến hành đấu thầu trong nƣớc và quốc tế để lựa chọn nhà đầu tƣ có đủ năng lực (kỹ thuật, tài chính, vận hành) hợp tác.

Bƣớc 4: ký kết hợp đồng theo mô hình PPP. Hợp đồng xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của từng bên trong từng công việc cụ thể đã đƣợc nêu kỹ trong hồ sơ mời thầu và các nội dung cần thiết khác phải bổ sung; qui định về tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng, chất lƣợng công trình bàn giao, chất lƣợng công trình trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng; giá trị hợp đồng và phƣơng thức thanh toán; cơ chế thu phí và mức phí thu theo lộ trình thời gian thực hiện hợp đồng; phƣơng thức xử lý giá cả trong các trƣờng hợp biến động, lạm phát và bất khả kháng khác; cách thức giải quyết các tranh chấp phát sinh (nếu có).

Bƣớc 5: triển khai thực hiện hợp đồng theo mô hình PPP. Các bộ, ngành trung ƣơng và các nhà thầu trúng thầu tiến hành triển khai thực

hiện hợp đồng hợp tác đầu tƣ đã ký kết theo các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng.

Bƣớc 6: tƣ nhân bàn giao công trình cho nhà nƣớc. Kết thúc thời gian hợp tác, tƣ nhân (nhà thầu trúng thầu) tiến hành bàn giao công trình, công nghệ qui trình vận hành cho nhà nƣớc theo các điều khoản cụ thể của hợp đồng theo mô hình PPP.

Bƣớc 7: đánh giá và kết thúc hợp đồng theo mô hình PPP. Các bộ ban ngành trung ƣơng tiến hành đánh giá kết quả việc thực hiện dự án ĐTXD từ NSNN theo mô hình PPP để từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm khi thực hiện mô hình này đối với các dự án khác dự kiến sẽ đƣợc triển khai.

Những ƣu điểm của mô hình hợp tác giữa nhà nƣớc và tƣ nhân trong quản lý và thực hiện dự án ĐTXD từ NSNN:

- Nhà nƣớc không phải bỏ vốn (NSNN) cùng một lúc mà lại có công trình, định hƣớng đƣợc sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia;

- Xã hội hóa hoạt động đầu tƣ góp phần làm giảm gánh nặng NSNN chi cho ĐTXD;

- Giảm đáng kể chi phí cho việc tổ chức đấu thầu, tiết kiệm đƣợc chi phí do chọn đƣợc đối tác hợp tác thực hiện tất cả các khâu của chu trình dự án; phối hợp của chủ đầu tƣ lập dự án, đến thiết kế kỹ thuật, tổ chức thi công xây lắp, vận hành các kết quả dự án, bảo hành, bảo trì công trình; giảm chi phí trong khâu quản trị dự án ĐTXD, góp phần tiết kiệm chi phí ĐTXD và nâng cao hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án;

- Giảm thiểu những rủi ro trong quá trình triển khai thực hiện và vận hành kết quả của dự án.

3.2.2 Mô hình quản lý dự án dạng “mua” công trình theo phƣơng thức lựa chọn tổng thầu chìa khóa trao tay thức lựa chọn tổng thầu chìa khóa trao tay

Tổng thầu xây dựng là mô hình mà trong đó đơn vị, tổ chức nhận thầu ký hợp đồng trực tiếp với chủ ĐTXD công trình để nhận thầu toàn bộ một loại công việc hoặc toàn bộ công việc của dự án ĐTXD công trình. Tổng thầu xây dựng bao gồm các hình thức chính nhƣ: tổng thầu thiết kế, tổng thầu thi công; xây dựng công trình; tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình (tổng thầu EPC); tổng thầu lập dự án ĐTXD công trình, thiết kế cung ứng vật tƣ, thiết bị, thi công xây dựng công trình (tổng thầu chìa khóa trao tay). Tổng thầu xây dựng có một số ƣu việt sau:

Thứ nhất, do nhận thầu toàn bộ một loại công việc hoặc toàn bộ công việc của dự án ĐTXD công trình nên nhà thầu (tổng thầu) hoàn toàn có thể chủ động triển khai thực hiện dự án với việc hợp lý hóa sản xuất, tích cực áp dụng kỹ thuật, công nghệ mới, phối hợp các hoạt động để đạt đến sự tối ƣu về chất lƣợng và tiến độ từ đó tiết kiệm đáng kể chi phí đầu tƣ cho dự án, giảm giá thành sản phẩm công trình và tăng khả năng cạnh tranh khi tham gia đấu thầu các dự án ĐTXD từ NSNN của các bộ, ngành trung ƣơng và các cơ quan nhà nƣớc.

Thứ hai, Nhà nƣớc sẽ tiết kiệm đƣợc NSNN cho các dự án ĐTXD theo mô hình lựa chọn nhà thầu theo hƣớng tổng thầu xây dựng trên các góc độ: (1) do chính nhà thầu tổng thầu có khả năng hạ thấp đƣợc chi phí để đƣa ra giá bỏ thầu cạnh tranh; (2) do giảm đƣợc các chi phí liên quan đến hình thành và hoạt động của các BQLDA do các chủ đầu tƣ thành lập, giảm chi phí trong quản trị dự án so với việc lựa chọn nhà thầu không theo hƣớng tổng thầu.

Thứ ba, đối với hình thức tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình và tổng thầu thiết kế, cung ứng vật tƣ, thiết bị, thi công xây dựng công trình (tổng thầu EPC) thì nhà thầu tổng thầu có khả năng cao trong việc hạ

thấp giá thành từ đó có thể đƣa ra giá nhận thầu thấp và mang tính cạnh tranh khi nhận thầu công trình, dự án ĐTXD từ NSNN.

Thứ tƣ, đối với hình thức tổng thầu lập dự án ĐTXD công trình, thiết kế cung ứng vật tƣ, thiết bị, thi công xây dựng công trình (tổng thầu chìa khóa trao tay) thì nhà thầu tổng thầu chìa khóa trao tay có khả năng cao hơn các hình thức tổng thầu khác trong việc hạ thấp giá thành công trình, dự án do việc tham gia ngay từ khâu lập dự án, lập thiết kế cơ sở đến thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, thi công xây dựng, mua sắm, lắp đạt thiết bị, vận hành, chạy thử đến bàn giao dự án, công trình hoàn thành. Trên cơ sở đó, tổng thầu chìa khóa trao tay có thể đƣa ra giá nhận thầu thấp nhất mang tính cạnh tranh cao khi nhận thầu công trình, dự án ĐTXD từ NSNN. Hình thức tổng thầu này có khả năng đáp ứng tốt nhất các quy luật của KTTT.

3.2.3. Đổi mới phƣơng thức quản lý dự án theo đầu ra và kết quả

Đầu ra của hoạt động ĐTXD tại các dự án NSNN là các hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành bàn giao đƣa vào sử dụng thì mới thực sự hoàn thành. Thời gian để hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng do đặc điểm đặc thù của sản phẩm xây dựng và sản xuất xây dựng thƣờng là dài. Vì vậy, thực hiện dự án hàng năm sẽ có đầu ra trung gian - các khối lƣợng công việc chuẩn bị ĐTXD, khối lƣợng xây lắp hoàn thành đƣợc nghiệm thu giữa chủ đầu tƣ với các nhà thầu.

Kết quả của đầu ra cuối cùng của hoạt động tại các dự án ĐTXD từ NSNN chính là các đáp ứng tức thời mục tiêu trƣớc mắt (kết quả đầu ra trƣớc mắt) và những tác động sâu rộng, lâu dài đối với xã hội của mục tiêu dài hạn (kết quả đầu ra lâu dài )... Kết quả đầu ra trƣớc mắt cũng có thể coi là kết quả đầu ra trung gian nếu xem xét, so sánh với kết quả đầu ra lâu dài. Để có các đầu ra và kết quả hoạt động tại các dự án ĐTXD từ NSNN thì cần phải có đầu vào, đó chính là các nguồn lực, gồm nhiều nhân lực, vật lực và tài lực

(NSNN) đƣợc các chủ thể hoạt động ĐTXD sử dụng để thực hiện các hoạt động. Đầu ra của các hoạt động tại các dự án ĐTXD từ NSNN đƣợc tạo ra đó chính là hoạt động phối hợp các yếu tố đầu vào để sản xuất xây dựng.

Để các dự án ĐTXD và NSNN đạt đƣợc tính kinh tế, tính hiệu lực, tính hiệu quả đáp ứng các mục tiêu trƣớc mắt (kết quả trƣớc mắt) và mục tiêu lâu dài (kết quả lâu dài) thì quản lý đối với các dự án này cần phải hƣớng tới các nguồn lực đầu vào theo đầu ra và kết quả. Ứng dụng phƣơng thức quản lý dự án ĐTXD từ NSNN theo đầu ra và kết quả theo các bƣớc: xây dựng nội dung, quy trình quản lý dự án ĐTXD theo kết quả đầu ra; xây dựng thể chế, đặc biệt là các tiêu chí đánh giá đầu ra của các dự án ĐTXD; xác định chi phí trung bình cho đơn vị đầu ra; sắp xếp, tổ chức lại bộ máy quản lý các dự án ĐTXD; thực hiện lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng, cấp vốn cho công trình…; đánh giá kết quả dự án và nghiệm thu kết quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chống thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách, phân tích dưới góc độ kiểm toán nhà nước (Trang 92 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)