7. Kết cấu luận văn
3.4. Kiến Nghị
3.4.1. Đối với nhà nƣớc
+ Cần nghiên cứu để ban hành một cơ chế, chính sách đặc thù trong bồi thƣờng giải phóng mặt bằng, đặc biệt phải mềm dẻo, linh hoạt để các địa phƣơng từ đó vận dụng để giải quyết kịp thời các vƣớng mắc. Vì thực tế công tác thu hồi đất, bồi thƣờng giải phóng mặt bằng xảy ra ở từng địa phƣơng mà mỗi địa phƣơng thì có thể có những yếu tố văn hóa, xã hội, tập tục riêng nên việc áp dụng cái chung ở đây sẽ gây nhiều khó khăn trở ngại.
+ Thực hiện thống nhất một cơ quan phê duyệt phƣơng án bồi thƣờng giải phóng mặt bằng đối với từng dự án cụ thể, tránh tình trạng cùng một dự án bồi thƣờng giải phóng mặt bằng nhƣng mỗi địa phƣơng trong tỉnh hoặc 2 tỉnh tiếp giáp nhau có những cách áp dụng chính sách khác nhau, tạo sự không thống nhất, không đồng đều giữa các hộ dân bị thu hồi, giải toả.
+ Thực hiện nghiêm quy định của Luật Đất đai năm 2003 và Nghị định 197/2004/NĐ-CP, Nghị định 84/2007/NĐ-CP, đặc biệt chính quyền địa phƣơng cần chỉnh đốn, đẩy mạnh quản lý về tài chính đất đai đặc biệt là việc kiểm soát chuyển nhƣợng và thu thuế thu nhập, chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất trên thực tế; đẩy mạnh quản lý các nguồn thu, chi qua tài khoản, đánh thuế sở hữu tài sản, đặc biệt tài sản đƣợc hình thành từ những nguồn tiền không có nguồn gốc rõ rệt và cần
thực hiện nghiêm các chế tài đối với các hành vi không trung thực trong chuyển quyền sử dụng đất.
Việc tăng cƣờng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để đƣa vào quản lý một cách thống nhất và khoa học cũng cần đƣợc tiến hành song song.