Những kết quả đạt đƣợc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đối với giao thông vận tải Việt Nam (Trang 60 - 63)

Xem xét những yếu tố ảnh hƣởng đến thu hút và sử dụng ODA của bên nhận hỗ trợ (nhƣ phân tích ở chƣơng 1), Việt Nam có thể chế chính trị ổn định, mức độ ổn định về kinh tế vĩ mơ, có hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý nguồn vốn ODA…nên việc thu hút và sử dụng ODA của Việt Nam đạt kết quả tốt. Nguồn ODA tiếp nhận đƣợc đã đóng góp quan trọng cho phát triển cơ sở hạ tầng của nền kinh tế nói chung và ngành giao thơng vận tải nói riêng, cụ thể là:

Một là, nguồn vốn ODA cho ngành giao thông vận tải chiếm tỷ trọng

ngành (xem bảng 2.5). Nguồn vốn ODA đóng một vai trị đặc biệt quan trọng, góp phần khơng nhỏ cho đầu tƣ phát triển của ngành giao thơng vận tải, đảm bảo cho ngành có tốc độ tăng trƣởng cao.

Hai là, nguồn vốn ODA đã giúp cải tạo đáng kể hệ thống đƣờng giao

thông của nƣớc ta, đặc biệt là hệ thống đƣờng giao thông đi các xã, các tỉnh vùng sâu, vùng xa, góp phần khơng nhỏ vào cơng tác xóa đói giảm nghèo, cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng. Bằng nguồn vốn vay ƣu đãi ODA, nhiều cơng trình giao thông đã đƣợc khôi phục, nâng cấp. Trong giai đoạn 1997 – 2009, với tổng vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản đƣợc giao là 47.488,4 tỷ đồng, trong đó Bộ Giao thơng vận tải trực tiếp quản lý 44.051,1 tỷ đồng, các địa phƣơng và ngành khác quản lý khoảng 3.437,3 tỷ đồng. Trong thời gian này, bằng nguồn vốn khổng lồ này 6.530 km quốc lộ đã đƣợc khôi phục nâng cấp và xây dựng mới; 64.200 km cầu đƣờng bộ và đƣờng sắt đƣợc làm mới và khôi phục; 4.060 km tỉnh lộ đƣợc khôi phục nâng cấp; mở rộng và nâng cấp hệ thống cảng tổng hợp quốc gia, các tuyến đƣờng thủy huyết mạch, hệ thống giao thông đô thị đã đƣợc cải thiện, giao thơng nơng thơn có sự phát triển làm thay đổi bộ mặt nơng thơn. Ngồi ra, bằng nguồn vốn ODA, khoảng 12.409 km đƣờng nông thôn và 35.343 m cầu nhỏ nông thôn đƣợc cải tạo nâng cấp, 111 cầu nhỏ nông thôn với chiều dài 25-100m/cầu đƣợc xây dựng. Hàng loạt các cảng nhƣ Cái Lân, Tiên Sa, Hải Phòng, Sài Gòn, hai tuyến đƣờng thủy phía Nam và cảng Cần Thơ đƣợc xây dựng mới giai đoạn 1. Hầm đƣờng bộ Hải Vân, cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cũng đƣợc xây dựng bằng nguồn vốn này. Nhiều cơng trình đã đi vào khai thác và phát huy hiệu quả rõ rệt. Vốn ODA là một nguồn lực có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thơng vận tải. Nó giúp Chính phủ tập trung đầu tƣ vào xây dựng các cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn quan trọng nhƣ: các tuyến đƣờng giao thông nông thôn, các tuyến đƣờng liên huyện, liên xã, liên thôn, tạo tiền đề

phát triển kinh tế, trao đổi hàng hóa, nâng cao đời sống các hộ dân nghèo ở vùng sâu, vùng xa, góp phần khơng nhỏ vào cơng cuộc xóa đói giảm nghèo của nƣớc ta.

Ba là, cải tạo hệ thống các đƣờng trục chính của quốc gia, làm tăng khả

năng lƣu thông của các phƣơng tiện vận tải hàng hóa, góp phần khơng nhỏ để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của nƣớc ta. Có thể kể đến hệ thống quốc lộ 5, quốc lộ 10, quốc lộ 18, quốc lộ 1A, đƣờng xuyên Á thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài, hầm đƣờng bộ Hải Vân, cảng biển nƣớc sâu Cái Lân; cải tạo và nâng cấp cảng Hải Phòng, cảng Tiên Sa, cảng Sài Gòn, nhà ga quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất; các cầu lớn nhƣ Mỹ Thuận, Cần Thơ, Thanh Trì, Bãi Cháy… Ngồi ra, các lĩnh vực khác nhƣ đƣờng thủy nội địa, đƣờng sắt cũng có các dự án đầu tƣ bằng nguồn vốn ODA. ODA giúp các nƣớc nhận hỗ trợ có điều kiện tốt hơn để xây dựng những cơng trình địi hỏi vốn lớn, mức sinh lời thấp nhƣ đƣờng xá, cầu, cảng, sân bay…

Bốn là, ODA đã góp phần khơng nhỏ hỗ trợ các cán bộ ngành giao

thông vận tải tiếp nhận nền khoa học công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, tăng cƣờng tiềm lực nghiên cứu và chuyển giao công nghệ mới. Thông qua các dự án ODA đã giúp ngành giao thông vận tải trang bị và tiếp cận với khoa học công nghệ mới, tạo đà phát triển cho ngành trong tƣơng lai. Ví dự nhƣ qua dự án xây dựng cầu Bắc Mỹ Thuận, đội ngũ kỹ thuật của ngành giao thông vận tải Việt Nam đã nắm đƣợc kỹ thuật làm cầu treo dây văng, một kỹ thuật mới tiên tiến trên thế giới.

Năm là, hoàn thiện một bƣớc về thể chế, nâng cao trình độ quản lý, đào

tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực. Từ năm 1993 đến nay, với số lƣợng không nhỏ các dự án hỗ trợ kỹ thuật, tăng cƣờng năng lực, thơng qua đó nhiều cán bộ đƣợc đào tạo, đào tạo lại, nhiều luật, pháp lệnh, nghị định trong ngành giao thơng vận tải đã đƣợc xây dựng có sự hỗ trợ một phần của nguồn vốn ODA.

Sáu là, nguồn vốn ODA là động lực quan trọng để phát huy nội lực

trong nƣớc và vị thế của ngành giao thông vận tải đƣợc nâng cao trên trƣờng quốc tế. Nhờ sớm nắm bắt đƣợc KHCN ngay từ khi bắt tay xây dựng các cơng trình lớn, hiện đại sử dụng ODA nhƣ các cầu dây vãng Mỹ Thuận, Cần Thơ, Bãi Cháy, Rạch Miễu, Hầm đƣờng bộ qua đèo Hải Vân, ngành giao thông vận tải đã sớm ứng dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật và công nghệ xây dựng cầu tiên tiến, tạo ra sức cạnh tranh trong khu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đối với giao thông vận tải Việt Nam (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)