3.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG BIDV – CHI NHÁNH
3.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng BIDV – chi nhánh Hà
xu hướng ngày càng giảm trong giai đoạn 2010 – 2014. Cũng trong giai đoạn này tình hình thu nợ quá hạn cũng giảm đi nhiều.
Năm 2010 nợ quá hạn của ngân hàng là 14.892 triệu đồng trong đó nợ quá hạn ngắn hạn là 10.000 triệu đồng còn nợ quá hạn dài hạn là 4.892 triệu đồng. Mặc dù, ngân hàng đã thu nợ được 6.678 triệu đồng nhưng vẫn còn tới 8.214 triệu đồng nợ quá hạn chưa thu được. Điều này ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh của ngân hàng, khiến lợi nhuận của ngân hàng giảm đi.
Tuy nhiên, đến năm 2011 tỷ lệ nợ quá hạn giảm đi rất nhiều, xuống còn 1.401 triệu đồng với 1.263 triệu đồng là nợ quá hạn ngắn hạn và 138 triệu đồng là nợ quá hạn dài hạn. Việc thu nợ quá hạn năm 2011 cũng ít đi, chỉ đạt 752 triệu đồng.
Hai năm tiếp theo đó cũng như năm 2011, lượng nợ quá hạn cũng tăng lên nhưng không nhiều. Việc thu nợ quá hạn cũng không tăng lên quá nhiều. Đến năm 2014, nợ quá hạn tăng thêm 24.031 triệu đồng, tập trung chủ yếu vào nợ quá hạn ngắn hạn. Đồng thời việc thu nợ quá hạn cũng tăng thêm 9.131 triệu đồng so với năm 2013.
Việc nợ quá hạn tăng lên đột biến trong năm 2014 cho thấy ngân hàng cần có nhiều chính sách và biện pháp phù hợp để đạt hiệu quả sử dụng vốn cao, để đảm bảo vốn vay được thu hồi đúng hạn, đẩy nhanh quay vòng vốn làm tăng lợi nhuận của ngân hàng.
Trên đây là một số tình hình về cho vay của ngân hàng BIDV – chi nhánh Hà Giang, để có thể tìm hiểu rõ hơn về hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng, cần thông qua phân tích các chỉ tiêu của ngân hàng, qua đó tìm ra những chính sách phù hợp để ngân hàng BIDV – chi nhánh Hà Giang có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng.
3.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng BIDV – chi nhánh Hà Giang Giang
Bảng 3.8 Chỉ tiêu hệ số thu nợ của ngân hàng BIDV - chi nhánh Hà Giang
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014
Doanh số thu nợ 78.100 93.733 160.808 197.448 206.893 Doanh số cho vay 135.037 90.298 111.593 134.219 197.899 Hệ số thu nợ 0,58 1,04 1,44 1,47 1,05 Nguồn: Báo cáo cho vay và thu nợ của ngân hàng BIDV - chi nhánh Hà Giang giai đoạn 2010 – 2014
Chỉ tiêu hệ số thu nợ phản ánh việc thu hồi vốn của ngân hàng BIDV – chi nhánh Hà Giang. Qua bảng 3.8 cho thấy hệ số thu nợ tăng lên từ năm 2010 đến 2013 nhưng giảm xuống nhiều vào năm 2014. Cụ thể, năm 2010 hệ số thu nợ chỉ đạt 0,58 đến năm 2013 đạt 1,47. Điều này có nghĩa là năm 2013, với 1 đồng cho vay ngân hàng BIDV – chi nhánh Hà Giang thu về được 1,47 đồng. Điều này cho thấy giai đoạn 2010 – 2013, nền kinh tế của tỉnh Hà Giang phát triển tốt, giúp cho việc thu hồi vốn của ngân hàng được tốt hơn. Nhưng đến năm 2014, với 1 đồng cho vay ngân hàng BIDV – chi nhánh Hà Giang chỉ thu về được 1,05 đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do tình hình cạnh tranh với các ngân hàng khác cùng khu vực nên ngân hàng BIDV – chi nhánh Hà Giang quản lý rủi ro tín dụng chưa chặt chẽ dẫn đến công tác thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, tỷ trọng nợ quá hạn năm 2014 tăng thêm 93,5% so với năm 2013, đặc biệt là nợ quá hạn ngắn hạn (với tốc độ tăng là 90,2%) điều này cho thấy việc thu nợ của ngân hàng trong năm 2014 rất kém, cán bộ ngân hàng chưa quản lý tốt các khoản nợ, không nắm bắt được thông tin về tình hình kinh doanh của khách hàng, khiến cho việc xử lý nợ chậm và gặp nhiều khó khăn.
Ngoài ra, việc kiểm toán nội bộ của ngân hàng BIDV – chi nhánh Hà Giang chưa tốt do các cán bộ lãnh đạo của ngân hàng không tham gia vào quá trình thẩm
định khoản vay và bộ phận kiểm toán nội bộ chưa được thành lập tại chi nhánh tỉnh Hà Giang mà chỉ có ở tại trụ sở chính của ngân hàng.
Tóm lại, trong giai đoạn 2010 – 2014, hệ số thu nợ của ngân hàng BIDV – chi nhánh Hà Giang có sự tăng lên đem lại lợi nhuận cho ngân hàng, phản ánh được các chính sách về sử dụng vốn đã đem lại phần nào hiệu quả.
3.2.2.2. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn
Bảng 3.9 Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn ngân hàng BIDV - chi nhánh Hà Giang Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Doanh số cho vay 135.037 90.298 111.593 134.219 197.899 Tổng vốn huy động 178.499 237.316 343.709 486.213 566.223 Hiệu suất sử dụng vốn 0,76 0,38 0,32 0,28 0,35 Nguồn: Báo cáo cho vay và huy động vốn của ngân hàng BIDV - chi nhánh Hà Giang giai đoạn 2010 – 2014
Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốnphản ánh khả năng thanh khoản của ngân hàng BIDV – chi nhánh Hà Giang trong giai đoạn 2010 – 2014. Qua bảng 3.9 cho thấy từ năm 2010 đến năm 2013, hiệu suất sử dụng vốn giảm có nghĩa ngân hàng đảm bảo khả năng thanh khoản của mình. Cụ thể, hiệu suất sử dụng vốn năm 2010 đạt 0,76 nhưng đến năm 2013 đã giảm xuống còn 0,28. Nhưng đến năm 2014, hiệu suất này lại tăng lên 0,35. Mặc dù, mức tăng của tỷ lệ này không cao nhưng cũng cho thấy rằng phần lớn vốn huy động đang được ngân hàng cho vay. Điều này sẽ khiến ngân hàng có thể gặp khó khăn khi khách hàng cần rút tiền gấp. Ngân hàng cần phải chú
ý về cơ cấu cho vay và cơ cấu huy động vốn để đảm bảo khả năng thanh khoản của ngân hàng.
3.2.2.3. Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế
Bảng 3.10 Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế ngân hàng BIDV - chi nhánh Hà Giang
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014
Lợi nhuận trước
thuế -18.623 4.867 16.781 19.466 20.473 Thuế thu nhập
doanh nghiệp 0 973,4 3.356,2 3.893,2 4.094,6 Lợi nhuận sau
thuế -18.623 3.893,6 13.424,8 15.572,8 16.378,4 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng BIDV - chi nhánh Hà Giang giai đoạn 2010 – 2014
Từ bảng 3.10 cho thấy lợi nhuận sau thuế của ngân hàng BIDV – chi nhánh Hà Giang tăng lên từ năm 2010 đến năm 2014. Cụ thể, năm 2010 ngân hàng còn bị lỗ 18.623 triệu đồng đến năm 2011 lợi nhuận tăng lên là 3.893.6 triệu đồng (tăng lên 22516,6 triệu đồng so với năm 2010) và đến năm 2014 lợi nhuận sau thuế tăng lên 16.378,4 triệu đồng (tăng lên 35.001,4 triệu đồng so với năm 2010). Có thể thấy năm 2014, tốc độ tăng lên của lợi nhuận ít hơn so với các năm khác là do ảnh hưởng của việc thu hồi vốn chậm của ngân hàng, đã không đem lại nhiều lợi nhuận hơn cho ngân hàng. Vì vậy, ban quản lý của ngân hàng BIDV – chi nhánh Hà Giang cần đưa ra những chính sách phù hợp hơn với tình hình của nền kinh tế tỉnh Hà Giang.
Bảng 3.11 dưới đây sẽ so sánh lợi nhuận trước thuế của ngân hàng BIDV – chi nhánh Hà Giang với ngân hàng Vietinbank – chi nhánh Hà Giang.
Đơn vị: triệu đồng
Ngân hàng Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Ngân hàng BIDV – chi nhánh Hà Giang 16.781 19.466 20.473 Ngân hàng Vietinbank – chi nhánh Hà Giang 6.983 10.774 17.495
Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của 2 ngân hàng giai đoạn 2012 – 2014
Biểu đồ 3.5 Lợi nhuận trƣớc thuế của 2 ngân hàng giai đoạn 2012 – 2014
Từ biểu đồ 3.5 có thể thấy rõ, lợi nhuận trước thuế của 2 ngân hàng có sự khác nhau rõ rệt. Ngân hàng Vietinbank – chi nhánh Hà Giang mới thành lập chi nhánh tại tỉnh Hà Giang từ năm 2012 nên trong năm này lợi nhuận của ngân hàng Vietinbank chưa cao, khách hàng chưa quen thuộc với ngân hàng này, do đó lợi nhuận của ngân hàng BIDV – chi nhánh Hà Giang nhiều hơn ngân hàng Vietinbank – chi nhánh Hà Giang là hơn 10 tỷ đồng. Nhưng giai đoạn năm 2013 – 2014, với chính sách thu hút khách hàng tốt hơn, chính sách ưu đãi tốt hơn đã khiến cho nhiều
16.781 19.466 20.473 6.983 10.774 17.495 0 5 10 15 20 25
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Ngân hàng BIDV – chi nhánh Hà Giang Ngân hàng Vietinbank – chi nhánh Hà Giang
khách hàng tìm tới ngân hàng Vietinbank hơn và dần dần lợi nhuận của ngân hàng càng cao hơn. Đặc biệt, năm 2014, vấn đề cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng đã khiến cho lợi nhuận của 2 ngân hàng có sự thay đổi rõ rệt.
Ngân hàng BIDV – chi nhánh Hà Giang không có chính sách lãi suất linh hoạt theo tình hình thị trường như ngân hàng Vietinbank – chi nhánh Hà Giang đã khiến cho nhiều khách hàng bỏ đi và chuyển sang với ngân hàng mới. Việc khách hàng di chuyển từ ngân hàng này sang ngân hàng khác đã khiến cho lợi nhuận của ngân hàng BIDV – chi nhánh Hà Giang chỉ tăng có hơn 1 tỷ đồng kém nhiều so với mức tăng của ngân hàng Vietinbank – chi nhánh Hà Giang là hơn 7 tỷ đồng.
Qua việc so sánh giữa 2 ngân hàng cho thấy vấn đề đưa ra các chính sách linh hoạt theo thị trường sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn cho ngân hàng. Điều này vừa giúp cho việc thu hút khách hàng nhiều hơn vừa đem lại nhiều lợi nhuận hơn cho ngân hàng BIDV – chi nhánh Hà Giang.
3.2.2.4. Chỉ tiêu tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản
Bảng 3.12 Chi tiêu ROA của ngân hàng BIDV - chi nhánh Hà Giang
Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Thu nhập sau thuế -18.623 3.893,6 13.424,8 15.572,8 16.378,4 Tổng tài sản 273.029 355.587 479.410 659.171 709.336 ROA 1,1 2,8 2,4 2,3
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối của ngân hàng BIDV - chi nhánh Hà Giang giai đoạn 2010 – 2014
Hệ số ROA cho biết cách sử dụng tài sản của ngân hàng đem lại bao nhiêu lợi nhuận. Qua bảng 3.11 thấy được, với 1 đồng tài sản thì ngân hàng đem lại lợi nhuận ngày càng cao. Cụ thể, với 1 đồng tài sản thì năm 2011 đem lại 1,1 đồng lợi nhuận, năm 2012 đem lại 2,8 đồng lợi nhuận và đến năm 2014 đem lại 2,3 đồng lợi nhuận.
Nhìn về tổng thể thì lợi nhuận đem lại ngày càng cao tuy nhiên, từ năm 2012 đến năm 2014, tỷ lệ này lại giảm đi. Điều này cho biết cơ cấu tài sản của ngân hàng BIDV – chi nhánh Hà Giang chưa hợp lý khiến cho việc sử dụng vốn không hiệu quả và không đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng.
Bảng 3.13 dưới đây so sánh hệ số ROA của ngân hàng BIDV – chi nhánh Hà Giang với hệ số ROA của ngân hàng Vietinbank – chi nhánh Hà Giang
Bảng 3.13 Hệ số ROA của 2 ngân hàng giai đoạn 2012-2014
Đơn vị: triệu đồng
Ngân hàng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Ngân hàng BIDV – chi nhánh Hà Giang Thu nhập sau thuế 13.424,8 15.572,8 16.378,4 Tổng tài sản 479.410 659.171 709.336 ROA 2,8 2,4 2,3 Ngân hàng Vietinbank – chi nhánh Hà Giang Thu nhập sau thuế 5.586,4 8.619,2 13.996 Tổng tài sản 266.019 295.479 396.752 ROA 2,1 2,9 3,5
Biểu đồ 3.6 So sánh hệ số ROA của 2 ngân hàng
Từ biểu đồ 3.6 cho thấy hệ số ROA của ngân hàng Vietinbank – chi nhánh Hà Giang trong giai đoạn 2012 – 2014 ngày càng cao hơn hệ số ROA của ngân hàng BIDV – chi nhánh Hà Giang. Cụ thể, với 1 đồng tài sản thì ngân hàng Vietinbank – chi nhánh Hà Giang đem lại từ 2,1 đồng lợi nhuận năm 2012 lên tới 3,5 đồng lợi nhuận năm 2014; còn với 1 đồng tài sản thì ngân hàng BIDV – chi nhánh Hà Giang thì đem lại từ 2,8 đồng lợi nhuận năm 2012 giảm xuống 2,3 đồng lợi nhuận năm 2014.
Việc so sánh hệ số ROA giữa 2 ngân hàng càng cho thấy rõ hơn việc cơ cấu về tài sản của ngân hàng BIDV – chi nhánh Hà Giang chưa hợp lý khiến cho việc sử dụng vốn của ngân hàng BIDV – chi nhánh Hà Giang chưa đạt hiệu quả cao, hệ số ROA ngày càng giảm đi và lợi nhuận cũng giảm theo. Tuy nhiên, chỉ là một ngân hàng mới mở chi nhánh tại Hà Giang nhưng với chính sách cơ cấu tài sản tốt, ngân hàng Vietinbank – chi nhánh Hà Giang đã khiến cho hệ số ROA ngày càng tăng lên, đồng nghĩa với việc lợi nhuận của ngân hàng cũng tăng lên.
3.2.2.5. Chỉ tiêu tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu
2.8 2.4 2.3 2.1 2.9 3.5 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Ngân hàng BIDV - chi nhánh Hà Giang
Ngân hàng Vietinbank - chi nhánh Hà Giang
Bảng 3.14 Chỉ tiêu ROE của ngân hàng BIDV - chi nhánh Hà Giang
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Thu nhập sau
thuế -18.623 3.893,6 13.424,8 15.572,8 16.378,4 Vốn chủ sở hữu 40.562 39.427 54.389 79.529 77.366 ROE 9,9 24,7 19,6 21,2
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối của ngân hàng BIDV - chi nhánh Hà Giang giai đoạn 2010 – 2014
Từ bảng 3.12 cho biết xu hướng của chỉ tiêu ROE cũng giống với chỉ tiêu ROA. Giai đoạn năm 2011 – 2012, chỉ tiêu ROE cho biết với 1 đồng vốn chủ sở hữu đem lại 9,9 đồng lợi nhuận năm 2011 lên 24,7 đồng lợi nhuận năm 2012 điều này cho thấy khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu giai đoạn này cao. Còn giai đoạn 2012 – 2014, khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu giảm đi, đặc biệt là năm 2013 với 1 đồng vốn chủ sở hữu chỉ đem lại 19,6 đồng lợi nhuận.
Từ những số liệu trên cho thấy hiệu quả kinh doanh của ngân hàng đang có xu hướng giảm đi trong mối quan hệ với cấu trúc vốn hoạt động của ngân hàng.
Tiếp theo, bảng 3.15 sẽ so sánh hệ số ROE của 2 ngân hàng BIDV – chi nhánh Hà Giang và ngân hàng Vietinbank – chi nhánh Hà Giang.
Bảng 3.15 Hệ số ROE của 2 ngân hàng giai đoạn 2012-2014
Đơn vị: triệu đồng
Ngân hàng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Ngân hàng BIDV – chi nhánh Hà Giang
Lợi nhuận sau
thuế 13.424,8 15.572,8 16.378,4 Vốn chủ sở hữu 54.389 79.529 77.366 ROE 24,7 19,6 21,2 Ngân hàng Vietinbank – chi nhánh Hà Giang
Lợi nhuận sau
thuế 5.586,4 8.619,2 13.996 Vốn chủ sở hữu 35.257 48.749 75.449 ROE 15,8 17,7 18,6
Biểu đồ 3.7 So sánh hệ số ROE của 2 ngân hàng giai đoạn 2012 - 2014
Nhìn vào biểu đồ 3.7 càng thấy rõ được cơ cấu vốn của ngân hàng BIDV – chi nhánh Hà Giang không hiệu quả. Hệ số ROE giảm từ 24,7% năm 2012 xuống
24.7
19.6
21.2
15.8 17.7
18.5
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Ngân hàng BIDV – chi nhánh Hà Giang Ngân hàng Vietinbank – chi nhánh Hà Giang
21,2% năm 2014. Trong khi đó, hệ số ROE của ngân hàng Vietinbank – chi nhánh Hà Giang tăng từ 15,8% năm 2012 lên 18,5% năm 2014. Hệ số ROE ngày càng giảm có nghĩa rằng ngân hàng BIDV – chi nhánh Hà Giang đã không cân đối được giữa vốn đi vay và vốn chủ sở hữu hay nói cách khác việc sử dụng vốn của ngân hàng không đạt hiệu quả cao, không tạo được lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng của mình. Còn ngân hàng Vietinbank – chi nhánh Hà Giang đã có chính sách cơ cấu giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu hiệu quả, điều này được thể hiện ở việc chỉ số ROE tăng lên theo từng năm, lợi thế cạnh tranh của ngân hàng Vietinbank – chi nhánh Hà Giang cao hơn ngân hàng BIDV – chi nhánh Hà Giang.
Để có thể xác định rõ hơn về tình hình cơ cấu vốn của ngân hàng BIDV – chi nhánh Hà Giang, luận văn đánh giá hệ số ROE của 2 ngân hàng dựa trên các nhân tố bao gồm hệ số ROA và