Hiện diện thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục đại học trong bối cảnh việt nam cam kết và thực hiện hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) (Trang 52 - 60)

1.2 .GATS và các quy định của GATS đối với lĩnh vực giáo dục đại học

2.2. Thực trạng giáo dục đại học Việt Nam theo bốn phương thức cung cấp

2.2.3. Hiện diện thương mại

* Nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học Việt Nam theo phương thức hiện diện thương mại

Ở Việt Nam hiện nay, việc nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học theo phƣơng thức hiện diện thƣơng mại đƣợc thể hiện ở 2 hình thức: các trƣờng nƣớc ngoài thành lập cơ sở đào tạo tại Việt Nam và các chƣơng trình liên kết đào tạo với nƣớc ngoài.

Về việc các trƣờng nƣớc ngoài thành lập các cơ sở đào tạo tại Việt Nam, hiện nay đã có một số trƣờng sau:

Năm 1998, Đại học RMIT, trụ sở tại Úc, đƣợc chính phủ Việt Nam mời hợp tác để xây dựng trƣờng đại học 100% vốn nƣớc ngoài tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tƣ là 44,1 triệu USD. Năm 2000, RMIT Việt Nam đƣợc Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ cấp giấy phép giảng dạy các chƣơng trình giáo dục đại học, trên đại học, đào tạo và nghiên cứu tại Việt Nam. Tất cả các ngành đào tạo tại RMIT Việt Nam nhƣ Thƣơng Mại; Kế toán; Thiết kế đa truyền thông; Công Nghệ Thông tin; Hệ thống thông tin kinh doanh; Truyền thông chuyên nghiệp đều đƣợc Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam công nhận. Văn bằng do Đại học RMIT Úc cấp. Điều này có nghĩa là lần đầu tiên sinh viên Việt Nam có thể lĩnh hội một nền giáo dục đẳng cấp quốc tế mà không phải ra nƣớc ngoài. Bắt đầu đi vào hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2001 và Hà Nội năm 2004, tới thời điểm năm 2014 Đại học RMIT Việt Nam đã thu hút đƣợc hơn 6.000 sinh viên trong đó có nhiều sinh viên quốc tế đến từ khắp nơi trên thế giới nhƣ Úc, Trung Quốc, Pháp, Đức, Nga, Malaysia, Singapore, Nam Phi, Anh, Mỹ và nhiều nƣớc khác.

Trƣờng Quốc tế liên thông Phổ thông trung học – Đại học American Pacific University với vốn đầu tƣ 21 triệu USD chính thức khai giảng khóa học đầu tiên vào ngày 15/1/2004 với 20 học sinh. Trƣờng thiết kế chƣơng trình giảng dạy ở các cấp học từ Phổ thông cơ sở đến Đại học và sau Đại học. Đến thời điểm này, trƣờng đã thu hút đƣợc khoảng hơn 2.000 học sinh theo học các ngành khác nhau. Hiện APU đã tuyển sinh du học ngành hàng không và đào tạo ban đầu với các chuyên ngành Cán sự kỹ thuật hàng không, cử nhân quản trị và bảo dƣỡng hàng không, kỹ sƣ hàng không. Tất cả các bằng cấp của trƣờng APU đều đƣợc quốc tế công nhận.

Bristish University Việt Nam (BUV) là đại học Anh 100% vốn nƣớc ngoài đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đến thời điểm này với tổng số vốn đầu tƣ khoảng hơn 15 triệu USD. Hiện tại BUV đang đào tạo các chƣơng

trình Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế, Quản Trị Marketing, Tài Chính Kế Toán, Kế Toán Kinh Doanh (cấp bằng bởi đại học Staffordshire) và Tài Chính Kinh Tế (cấp bằng bởi BUV), Tài Chính Ngân Hàng (cấp bằng bởi đại học London).

Trƣờng cao đẳng Quốc tế Kent là trƣờng 100% vốn đầu tƣ của Úc, chính thức thành lập từ năm 2008 với 2 cơ sở đào tạo tại Tp. Hồ Chí Minh. Trƣờng đào tạo 4 chuyên ngành hệ cử nhân và cử nhân cấp cao và các khóa học chuyên viên thiết kế, khách sạn, nhà hàng… Tính đến năm 2014, đã có hơn 10.000 sinh viên theo học tại trƣờng.

Trƣờng Cao Đẳng Quốc tế Cetana PSB International College là đơn vị giáo dục Singapore 100% vốn nƣớc ngoài đƣợc thành lập tại Việt Nam vào tháng 9/2003 với vốn đầu tƣ 2.8 triệu USD. Trƣờng cung cấp các khóa đào tạo quảng trị kinh doanh, marketing, quản trị du lịch & khách sạn, quản trị nguồn nhân lực và quản trị tài chính – ngân hàng.

Từ khi thành lập năm 2004 cho đến nay, Học viện Thiết kế và Thời trang London tại Hà Nội luôn là đơn vị đào tạo có uy tín về đào tạo thiết kế thời trang quốc tế tại Việt Nam. Học viện đã đào tạo nhiều khóa học chuyên ngành Thiết kế đƣợc công nhận bởi các Trƣờng Đại học Anh quốc.

Bên cạnh đó, trƣờng Raffles trƣớc đây cũng đã hoạt động ở Việt Nam nhƣng do hoạt động không đúng với chức năng, nhiệm vụ của mình là chỉ đƣợc cấp phép đào tạo nghề ngắn hạn với quy mô hạn chế nhƣng lại tuyển sinh, đào tạo và cấp bằng ĐH cho hàng trăm sinh viên nên đã bị nhà nƣớc thu hồi giấy chứng nhận hoạt động.

Có thể nhận định rằng, thị trƣờng giáo dục đại học Việt Nam chƣa thực sự hấp dẫn nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Lý do đầu tiên cần nhắc tới đó là việc đầu tƣ, xây dựng một trƣờng đại học mới ở nƣớc ngoài và tổ chức đào tạo với chất

lƣợng tƣơng đƣơng với trƣờng ở chính quốc là rất tốn kém. Học phí sẽ cao hơn nhiều só với học phí của các trƣờng đại học của Việt Nam. Trong khi khả năng chi trả của các gia đình và sinh viên Việt Nam còn rất hạn chế, thấp hơn so với nhiều quốc gia trong khu vực, do đó, lợi nhuận từ việc đầu tƣ sẽ không cao. Thêm vào đó những bất cập về cơ chế chính sách, quy trình, thủ tục cấp phép thành lập trƣờng cao đẳng, đại học có vốn nƣớc ngoài cũng khiến các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, quan điểm về việc học trong nƣớc không chất lƣợng bằng học ở nƣớc ngoài của phụ huynh, học sinh cũng làm hạn chế đầu vào cho các trƣờng này. Chính vì thế mặc dù Việt Nam đã mở cửa cho các trƣờng nƣớc ngoài đầu tƣ tại Việt Nam theo cam kết khi gia nhập WTO nhƣng đến nay, thị trƣờng vẫn chƣa có nhiều biến động.

Về các chƣơng trình liên kết, theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến tháng 6/2015 cả nƣớc có 273 chƣơng trình liên kết đào tạo với nƣớc ngoài tại 82 trƣờng Đại học Việt Nam đã đƣợc Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.

Về quy mô và phân bổ các chƣơng trình liên kết

Phần lớn các chƣơng trình liên kết đƣợc thực hiện tại các thành phố lớn nhƣ Hà Nội và Tp. Hồ chí Minh. Trong tổng số 273 chƣơng trình thì có 155 chƣơng trình tại 38 trƣờng Đại học/cao đẳng ở Hà Nội, chiếm 57% tổng số chƣơng trình, ở Tp. HCM con số này là 104 chƣơng trình tại 33 trƣờng Đại học/cao đẳng, chiếm 38% tổng số chƣơng trình liên kết.

Bảng 2.1: Thống kê số trƣờng đại học tham gia liên kết đào tạo năm 2015 Tỉnh/TP Số trƣờng ĐH Số chƣơng trình Tổng số Tỷ lệ Tổng số Tỷ lệ 82 100% 271 100% Hà Nội 38 46% 155 57% Tp. Hồ Chí Minh 33 40% 104 38% Khác 11 14% 14 5%

Nguồn: Cục đào tạo với nước ngoài – Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2015

Những cơ sở có số lƣợng chƣơng trình liên kết nhiều nhất là Đại Học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Ngoại Thƣơng, Đại học Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc Dân, Đại học Thƣơng Mại (Khu vực phía Bắc); Đại học Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh, Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh (Khu vực phía Nam). Đây đều là những cơ sở đào tạo có uy tín trong nƣớc, hàng năm thu hút rất nhiều sinh viên theo học. Việc liên kết với các đối tác nƣớc ngoài cũng khiến cho sinh viên đăng yên tâm hơn khi đăng ký học. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của đối tác trong nƣớc đối với mức độ hấp dẫn của các chƣơng trình.

Xét về ngành đào tạo, các chƣơng trình liên kết cũng tập trung vào những ngành mà xã hội có nhu cầu cao nhƣ các ngành kinh tếm Quản trị kinh doanh, Luật, Tài Chính Ngân Hàng, Công Nghệ Thông tin. 5 ngành kể trên chiếm hơn 70% tổng số chuyên ngành đào tạo của các chƣơng trình liên kết.

Xét về việc lựa chọn đối tác, đa phần các trƣờng đều lựa chọn đối tác đến từ các nền giáo dục hiện đại trên thế giới nhƣ Pháp, Úc, Mỹ, Anh… hoặc các nƣớc láng giềng có nền giáo dục tiên tiến nhƣ Singapore, Trung Quốc, Thái Lan…

Bảng 2.2: Phân bổ chƣơng trình đào tạo theo đối tác nƣớc ngoài Nƣớc Số chƣơng trình Tỷ lệ Pháp 38 14.0% Anh 37 13.7% Anh 36 13.3% Hoa Kỳ 30 11.1% Úc 34 12.5% Đài Loan 18 6.6% Trung Quốc 16 5.9% Singapore 9 3.3% Bỉ 8 3.0% Đức 7 2.6% Canada 5 1.8% Malaysia 5 1.8% New Zealand 4 1.5% Thái Lan 3 1.1% Hàn Quốc 2 0.7% Phần Lan 2 0.7% Italia 2 0.7% Nhật Bản 2 0.7% Séc 2 0.7% Nga 2 0.7% Lào 2 0.7% Đan Mạch 2 0.7% Nauy 2 0.7% Hong Kong 1 0.4% Hungary 1 0.4% Phillipin 1 0.4%

Khi lựa chọn các nƣớc đối tác để triển khai các chƣơng trình liên kết đào tạo, các trƣờng đại học/cao đẳng đều có xu hƣớng đa dạng hóa đối tác để ngƣời học có nhiều lựa chọn hơn. Chẳng hạn nhƣ trƣờng Đại học Hà Nội liên kết với các đối tác đến từ 7 nƣớc (Anh, Úc, Bỉ, Italia, Áo, Trung Quốc, Nhật Bản) với 11 chƣơng trình liên kết. Con số này ở Đại học ngoại thƣơng là 6 đối tác/10 chƣơng trình, Đại học Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh là 5 đối tác/5 chƣơng trình…Về nội dung chƣơng trình, phần lớn các chƣơng trình đƣợc thực hiện ở cấp độ Đại học/kỹ sƣ, chiếm 47%, thạc sỹ chiếm 41%, cao đẳng/trung cấp chiếm 11%. Chỉ có 4 chƣơng trình đào tạo tiến sỹ đó là chƣơng trình tiến sỹ quản trị kinh doanh với Đại học Nam Columbia (Hoa Kỳ) với Hội Khuyến học Việt Nam, chƣơng trình tiến sỹ Ngôn ngữ ngôn ngữ Pháp và Ngữ văn của Đại học Louvain (Bỉ) với trƣờng Đại học Hà Nội, chƣơng trình tiến sĩ quản lý của Nhóm các trƣờng đối tác Pháp của Đại học Kinh tế quốc dân và trƣờng Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Đa phần các chƣơng trình liên kết đƣợc tổ chức theo hình thức bán thời gian (chiếm 29%) hoặc toàn phần tại Việt Nam (chiếm 78%). Còn lại học sinh có thể tự lựa chọn giữa đào tạo toàn phần tại Việt Nam hay liên kết bán thời gian nhƣ chƣơng trình 3+1, tức là 3 năm đào tạo trong nƣớc, 1 năm đào tạo ở cơ sở nƣớc ngoài, hoặc 2+2, 2 năm đào tạo trong nƣớc, 2 năm đào tạo ở nƣớc ngoài.

Hình 2.3: Phân bổ các chƣơng trình theo cấp đào tạo

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2015

Để đảm bảo chất lƣợng chƣơng trình, các cơ sở đào tạo đều giới hạn số sinh viên của các lớp từ 50-70 sinh viên. Số lƣợng này cũng tăng dần qua các năm và khác nhau ở từng chƣơng trình. Trƣờng Đại học Ngọc thƣơng trong năm đầu tiên bắt đầu liên kết với trƣờng Đại học Tổng hợp Colorado, Hoa Kỳ đã nhận 70 sinh viên, trong khi chƣơng trình Cử nhân quản trị kinh doanh quốc tế của Đại học Kinh tế quốc dân đã đi vào hoạt động đƣợc 3 năm thì số lƣợng sinh viên theo học đông nhất đã lên tới 150 sinh viên. Những con số này thể hiện sự phát triển về số lƣợng các chƣơng trình.

Về nội dung đào tạo của các chƣơng trình liên kết chủ yếu dựa vào các chƣơng trình của trƣờng đối tác. Các sinh viên phải học nhiều môn bắt buộc trong khi số môn tự chọn thì ngƣợc lại dẫn đến sự thiếu linh hoạt trong chƣơng trình đào tạo. Ngoài ra, số môn học của chƣơng trình liên kết cũng ít hơn so với các chƣơng trình học bình thƣờng, điều này phụ thuộc vào việc chƣơng trình liên kết đó là do trƣờng Việt Nam cấp bằng hay nƣớc ngoài cấp

47% 41% 1% 11% Cử nhân Thạc sĩ Tiến sĩ Cao đẳng/Trung cấp

bằng. Ví dụ nhƣ chƣơng trình cử nhân ngành kinh tế của Đại học Ngoại thƣơng do Việt Nam cấp bằng, số môn học sinh viên phải hoàn thành là 48 môn, còn chƣơng trình cử nhân quản trị kinh doanh quốc tế của Đại học kinh tế quốc dân là 21 môn.

Bên cạnh đó, các chƣơng trình liên kết quốc tế tại các trƣờng đại học cũng sẽ đƣợc ƣu tiên hơn về cơ sở vật chất với phòng học hiện đại, đƣợc trang bị đầy đủ màn chiếu, máy chiếu, điều hòa và các giáo cụ tiên tiến, phục vụ cho quá trình dạy và học của học sinh và giáo viên.

Hoạt động nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học theo phƣơng thức hiện diện thƣơng mại là hình thức phổ biển nhất trong 4 phƣơng thức. Bên cạnh những ƣu tiên đã nêu, các trƣờng đại học, chƣơng trình đào tạo nƣớc ngoài vào Việt Nam vẫn gặp phải một số khó khăn nhất định trong việc hoàn thành các thủ tục hành chính, phê duyệt, cấp phép.

* Xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học Việt Nam theo phương thức hiện diện thương mại

Việc xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học theo phƣơng thức hiện diện thƣơng mại có thể thực hiện thông qua các chƣơng trình liên kết đào tạo thực hiện ở nƣớc ngoài, hoặc thành lập các chi nhánh tại nƣớc ngoài. Cho đến nay, chƣa có thống kê nào cho thấy có một trƣờng đại học Việt Nam nào thành lập chi nhánh ở nƣớc ngoài hay tham gia chƣơng trình liên kết đào tạo thực hiện ở nƣớc ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục đại học trong bối cảnh việt nam cam kết và thực hiện hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) (Trang 52 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)