CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Khái quát về khu vực Tây Bắc
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên khu vực Tây Bắc
Tây Bắc là vùng miền núi phía Tây của miền BắcViệt Nam, có chung đƣờng biên giới với Lào và Trung Quốc. Vùng này có khi đƣợc gọi là Tây Bắc Bắc Bộ và là một trong 3 tiểu vùng của Bắc Bộ Việt Nam (2 tiểu vùng kia là Vùng Đông Bắc và Đồng bằng sông Hồng). Bao gồm 4 tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình. Phía Bắc là những dãy núi cao, phân định biên giới Việt - Trung… Phía Tây và Tây Nam là các dãy núi cao kế tiếp nhau, phân định biên giới Việt - Lào. Phía Đông và Đông Nam là dãy Hoàng Liên Sơn cao nhất Việt Nam và Đông Dƣơng với đỉnh Phanxipan (3.143 m), giáp với Đông Bắc và một phần đồng bằng sông Hồng. Phía Nam giáp với Bắc Trung Bộ.
Khu vực Tây Bắc - phạm vi chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Tây Bắc, gồm 12 tỉnh: Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn và các huyện phía Tây của tỉnh Thanh Hoá và Nghệ An. Đây là những địa bàn thuộc vùng núi cao, biên giới, địa hình hiểm trở phức tạp; có vị trí chiến lƣợc quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Toàn vùng có tổng diện tích tự nhiên 109.416 km2, chiếm 1/3 diện tích cả nƣớc; có 2.478 xã, phƣờng, thị trấn (trong đó có 1.258 xã đặc biệt khó khăn và 233 xã biên giới với tổng chiều dài hơn 2.551 km đƣờng biên giới với nƣớc CHDCND Lào và Trung Quốc). Dân số trên 10.576 ngàn ngƣời, có hơn 30 dân tộc cùng chung sống, đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm trên 63% dân số toàn vùng.
Vùng có địa hình đa dạng, có quỹ đất chƣa sử dụng còn lớn cùng với các vùng tiểu khí hậu nhiệt đới và ôn đới để phát triển đa dạng nông nghiệp cho phép phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi rất đa dạng và phong phú, trong đó có những loại cây đặc sản có giá trị kinh tế cao, có thể đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản.
3.1.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây Bắc trong những năm qua
Sau hơn 20 năm đổi mới, bức tranh kinh tế Tây Bắc nhìn chung đã có những khởi sắc mới trong các lĩnh vực. Nông- lâm - ngƣ nghiệp phát triển theo hƣớng sản xuất hàng hoá, đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung nhƣ chè 86.000 ha, cây ăn quả 180.000 ha; phát triển chăn nuôi đại gia súc, cây dƣợc liệu, mía đƣờng bƣớc đầu đã đƣa cây cao su vào trồng ở Sơn La, Lai Châu, Điện Biên diện tích trên 20.000 ha. Công nghiệp đƣợc quan tâm đầu tƣ phát triển, giá trị sản xuất hàng năm tăng 18%, tiềm năng lợi thế kinh tế nhƣ thủy điện, chế biến khoáng sản, kinh tế cửa khẩu, du lịch đƣợc khai thác. Kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, nƣớc sạch, điện, viễn thông đƣợc đầu tƣ xây dựng làm tăng năng lực mới cho sản xuất và nền kinh tế. Các nguồn vốn đầu tƣ đã tập trung cải tạo nâng cấp 3.060 km quốc lộ nhƣ quốc lộ 1A, quốc lộ 2,3,6 và các tuyến vành đai quốc lộ 4, 279, 32... Đã có 1.481/1.559 xã có đƣờng ô tô tới trung tâm (chiếm 95%) và 72,6% số xã có bƣu điện, 100% trung tâm huyện phủ sóng di động, 100% số xã có điện thoại... Vốn đầu tƣ tuy tăng trƣởng nhanh, bình quân đạt 25,59% nhƣng phân tích cho thấy, khả năng huy động nguồn lực tại chỗ của các tỉnh khu vực Tây Bắc còn hạn chế, chƣa đáp ứng yêu cầu; phân bổ vốn đầu tƣ còn dàn trải, chƣa tăng mạnh đƣợc năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Định hƣớng phát triển kinh tế dài hơi các tỉnh khu vực Tây Bắc là chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông - lâm nghiệp nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế về đất đai, khí hậu, lao động.
Với các gạo đã xuất khẩu, quá trình vừa qua dễ nhận thấy còn tồn tại nhiều vấn đề: tính hiệu quả thấp, tính chuyên nghiệp không cao từ khâu tổ chức sản xuất đến khâu tổ chức tiêu thụ. Hiện chủ yếu xuất khẩu theo con đƣờng tiểu ngạch qua biên giới, không có các hỗ trợ nên thƣờng bị ép giá, còn hiện tƣợng tranh mua, tranh bán ảnh hƣởng đến quyền lợi của bà con nông dân, doanh nghiệp và cả sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.
3.2 Thực trạng xuất khẩu gạo của các tỉnh khu vực Tây Bắc
Nhìn vào bảng thống kê tình hình sản xuất lúa gạo của các tỉnh Tây Bắc từ năm 2009 đến năm 2014 ở bảng 2.2 dƣới đây, chúng ta có thể thấy rõ những sự thay
đổi tích cực rõ ràng trên nhiều chỉ tiêu khác nhau. Theo đó, tổng diện tích trồng lúa đã tăng từ 670 nghìn ha năm 2009 lên thành 689 nghìn ha năm 2014 tƣơng ứng với tốc độ tăng 102,8%, song song với đó là năng suất lúa bình quân tăng từ 45,7 tạ/ha năm 2009 lên 52,3 tạ/ha năm 2014.Đối với lúa vụ đông xuân, diện tích lúa tăng dần qua các năm, với 240 nghìn ha năm 2009 lên 250 nghìn ha năm 2014, đồng thời, năng suất lúa bình quân cũng tăng từ 52,8 tạ/ha lên 56,1 tạ/ha. Diện tích lúa mùa cũng tăng, dù mức độ tăng không lớn (từ 430 nghìn ha năm 2009 lên 439 nghìn ha năm 2014), trong khi đó, năng suất lúa cũng tăng đáng kể (từ 41,5 tạ/ha năm 2009 lên 44 tạ/ha năm 2014)
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu về tình hình sản xuất lúa các tỉnh Tây Bắc
Năm Tổng diện tích (nghìn ha) Năng suất (Tạ / ha) Diện tích lúa đông xuân (nghìn ha) Năng suất lúa đông xuân (tạ/ha) Diện tích lúa mùa (nghìn ha) Năng suất lúa mùa (tạ/ha) 2009 670 45,7 240 52.8 430 41,5 2010 667 46,2 237 54,0 430 42,1 2011 671 49,0 241 56,8 430 42,6 2012 678 51,2 246 56,3 432 43,7 2013 689 51,6 258 56,6 441 42,2 Sơ bộ 2014 689 52,3 250 56,1 439 44,0
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Theo báo cáo của Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT), hiện nay, tỷ lệ lúa chất lƣợng ở các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc chiếm khoảng 30% trong tổng số 690.000ha gieo cấy, trong đó vụ mùa có tỷ lệ lúa chất lƣợng cao hơn (khoảng 34%). Một số tỉnh có diện tích gieo cấy lúa chất lƣợng cao nhƣ Điện Biên (65%), Cao Bằng (trên 50%). Cơ cấu giống lúa chất lƣợng chủ yếu gồm: các giống lúa địa phƣơng cổ truyền (tẻ nƣơng Mộc Châu, nếp cẩm, Séng Cù, nếp Tú Lệ, Bao Thai…).Nhờ sản lƣợng lúa nƣớc tăng nhanh mà hơn chục năm qua ở miền núi đã
giảm đáng kể áp lực khai thác đất dốc để trồng cây lƣơng thực. Nếu nhƣ trƣớc kia lúa nƣơng là nguồn lƣơng thực chính thì ngày nay vai trò của lúa nƣơng đã giảm đi đáng kể. Diện tích lúa nƣơng đã giảm mạnh ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc và năng suất lại không đƣợc cải thiện. Huyện Mộc Châu diện tích lúa nƣơng đã giảm từ 3.100 ha năm 1990 xuống còn 1.540 ha năm 2002 và năng suất chỉ đạt trên dƣới 1 tấn/ha. Tƣơng tự, diện tích lúa nƣơng của Huyện Văn Yên - Yên Bái giảm từ 1202 ha xuống còn 1003 ha.
Khí hậu vùng miền núi Tây Bắc là khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, có mùa đông lạnh, phân hóa rõ rệt theo địa hình đƣợc thể hiện thông qua sự phân hóa của chế độ nhiệt, chế độ mƣa ẩm. Có thể nói với điều kiện khí hậu, thổ nhƣỡng phong phú, đa dạng, cho nên Tây Bắc có thể trồng đƣợc nhiều giống lúa đặc sản thơm, ngon, dẻo nổi tiếng nhƣ: Séng Cù, Bắc Thơm 1, Hƣơng Thơm 1, ĐS1 (Lào Cai), DDS1, J01 thuộc dòng Japonica, HT1, KD18 (Yên Bái), Bắc Thơm Điện Biên... Bên cạnh đó là điều kiện về kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện, viễn thông trong những năm gần đây đƣợc đầu tƣ xây dựng làm tăng năng lực sản xuất cho ngành nông nghiệp nói riêng.
Ở vùng Tây Bắc vẫn còn quá ít các doanh nghiệp có năng lực tiếp cận đƣợc trực tiếp với thị trƣờng quốc tế. Các địa phƣơng cũng chƣa tổ chức đƣợc các chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại nhằm giới thiệu tiềm năng phát triển cây lúa.
Khó khăn lớn nhất trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu hiện nay của các doanh nghiệp chế biến là việc thiếu nguyên liệu đảm bảo chất lƣợng và tiêu chuẩn quốc tế. Những doanh nghiệp không sở hữu và quản lý đƣợc vùng nguyên liệu đều bị giảm năng lực sản xuất, cạnh tranh và biên lợi nhuận. Những khó khăn tiếp theo trong hoạt động xuất khẩu đối với các doanh nghiệp vùng Tây Bắc là thiếu thông tin về thị trƣờng xuất khẩu và thiếu nhân sự chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, việc thiếu ngân sách dành cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu cũng khiến hơn 1/3 số doanh nghiệp bị bó tay trƣớc các cơ hội để quảng bá thƣơng hiệu với khách hàng quốc tế.
Hiện việc xuất khẩu gạo vùng Tây Bắc chủ yếu thực hiện bằng con đƣờng xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc. Gạo xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc có giá rẻ
hơn nhiều so với gạo nhập khẩu chính ngạch cũng nhƣ gạo nội địa của họ. Hiện nay Trung Quốc quản lý nhập khẩu gạo bằng hạn ngạch theo cam kết với Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO). Mỗi năm Trung Quốc cấp hạn ngạch nhập khẩu chính ngạch 520.000 tấn với thuế nhập khẩu thấp, chỉ 1% nhƣng thuế GTGT khá cao (13%). Hằng năm Trung Quốc tổ chức đấu thầu hạn ngạch vào đầu năm. Thông thƣờng doanh nghiệp (DN) Trung Quốc muốn có hạn ngạch nhập khẩu bắt buộc phải tiêu thụ sản lƣợng gạo nội địa tƣơng đƣơng ở kho dự trữ quốc gia với giá sàn, cao hơn giá thị trƣờng thế giới do nông dân Trung Quốc đƣợc trợ giá.DN Trung Quốc có hạn ngạch nhập khẩu nhƣng không trực tiếp nhập khẩu có thể “bán” lại hạn ngạch cho DN khác nên nhìn chung chi phí gạo nhập khẩu bị đội lên, để không quá cạnh tranh với gạo nội địa.
Do vậy, thƣơng nhân Trung Quốc thích nhập khẩu tiểu ngạch gạo từ Việt Nam hơn do lợi nhuận lớn vì không mất nhiều chi phí. Tuy vậy, với Việt Nam đây là thị trƣờng nhiều rủi ro, hàng hóa phải đi đêm, qua cửu vạn và bị phía Trung Quốc xếp vào dạng hàng nhập lậu. Theo thống kê, hiện Trung Quốc là thị trƣờng nhập gạo lớn nhất của Việt Nam, chiếm 35% tổng lƣợng gạo xuất khẩu chính ngạch. Nếu tính thêm lƣợng gạo xuất tiểu ngạch có thể chiếm trên 50%.
Một số mặt hàng xuất khẩu gạo của khu vực Tây Bắc đƣợc kể đến nhƣ: Séng Cù, Bắc Thơm 1, Hƣơng Thơm 1, ĐS1 (Lào Cai), DDS1, J01 thuộc dòng Japonica, HT1, KD18 (Yên Bái), Bắc Thơm Điện Biên...
Các doanh nghiệp đó vừa có vùng nguyên liệu riêng của mình, vừa liên kết với nông dân địa phƣơng để đảm bảo nguồn chè đầu vào ổn định cả về số lƣợng và chất lƣợng. Họ đồng thời có mối quan hệ rộng rãi với nhà môi giới ở thị trƣờng quốc tế, với doanh nghiệp đấu trộn ở quốc gia tiêu thụ gạo để có thể xuất hàng trực tiếp, giảm các khâu trung gian. Hiện nay, các doanh nghiệp chè Tây Bắc nói riêng và Việt Nam nói chung không bán gạo qua hệ thống đấu giá quốc tế vì nhiều lí do khác nhau, trong đó một phần do khối lƣợng bán ra không đủ lớn và do các nhà xuất khẩu đều có mối quan hệ lâu năm với bạn hàng quốc tế.
3.3 Phân tích thực trạng chuỗi cung ứng gạo xuất khẩu của các tỉnh khu vực Tây Bắc hiện nay
Khu vực Tây Bắc cơ bản vẫn tập trung vào những loại cây chủ lực có lợi thế là lúa, ngô, sắn và cây chè. Trong đó sản xuất lúa là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu vì sự an toàn lƣơng thực của toàn vùng. Tại khu vực này, mô hình SC gạo XK về cơ bản giống mô hình trong nghiên cứu về SC gạo XK Việt Nam của TS. Nguyễn Văn Sơn (2013).
Theo đó có 2 mô hình XK gạo cơ bản:
Trong mô hình A (hình 3.1), các hộ nông dân nhỏ lẻ không trực tiếp cung cấp gạo cho DN, họ thƣờng bán lúa gạo ở những khu chợ cóc hoặc bán cho hàng xáo (những ngƣời thu mua). Thông qua trung gian hoặc đại lí, lúa và gạo nguyên liệu đƣợc thu gom từ những đơn vị bán hàng nhỏ lẻ để cung cấp cho DN với số lƣợng lớn. Việc thu mua trực tiếp từ OEMs nhỏ lẻ không có lợi đối với các DN chế biến gạo vì chi phí vận chuyển và chi phí đại lí rất cao. DN thu mua gạo nguyên liệu (gạo xô) từ thƣơng lái để tái chế ra gạo thành phẩm XK. Theo mô hình này, phần lớn là cung ứng gạo cho các hợp đồng G2G và các thị trƣờng có nhu cầu gạo phẩm cấp trung bình nhƣ Philippines, Indonesia, Cuba, Châu Phi… Qui cách gạo thƣờng khó đảm bảo độ thuần chủng nên giá không cao.
Hình 3.1. Mô hình A (Thu mua gạo - XK)
Hình 3.2. Mô hình B (Đầu tƣ vùng lúa chuyên canh - XK)
Mô hình B (hình 3.2) hiện là xu hƣớng chuyển dịch cơ bản của các DNXK gạo Việt Nam; trong đó DN xây dựng vùng lúa nguyên liệu đặc chủng để XK. Theo mô hình này, để bán lúa/gạo nguyên liệu trực tiếp cho DN chế biến lúa gạo, nông dân trồng lúa theo mô hình trang trại và mô hình hộ gia đình đều phải sử dụng những phƣơng thức trồng lúa theo tiêu chuẩn của DN đƣa ra.
Việc thu gom lúa gạo của DN theo hai con đƣờng, một là DN thu mua lúa, gạo trực tiếp từ những ngƣời nông dân, hai là thu mua thông qua thƣơng lái. Thƣơng lái thu gom nguyên liệu từ các nhà sản xuất đơn lẻ, nông dân thuộc các vùng lúa chuyên canh, sau đó đem bán cho các DNXK theo các đơn hàng và mức giá thỏa thuận vào thời điểm mua. Ƣớc tính hàng năm, thƣơng lái thu mua khoảng 90% sản lƣợng lúa từ nông dân (theo Hiệp hội lƣơng thực Việt Nam). Thƣơng lái có vai trò rất quan trọng trong việc thu mua lúa gạo, đặc biệt đối với những nông dân ở vùng sâu, vùng xa, giúp DN ổn định sản xuất. Lúa/gạo nguyên liệu đƣợc giao đến các nhà máy của nhà XK, thanh toán bằng tiền mặt.
Nguyên liệu đầu vào chủ yếu ở hai dạng: lúa và gạo nguyên liệu. Đối với lúa, sau khi đƣợc thu mua sẽ đƣợc đƣa trực tiếp vào nhà máy để xử lí. Quy trình xử lí lúa gồm 5 bƣớc: làm sạch lúa - nhằm loại bỏ rơm, cỏ dại, đất cát… ra khỏi lúa, xay xát - nhằm loại bỏ trấu, lau bóng - loại bỏ mầm và cám, đóng gói và lƣu trữ. Đối với gạo nguyên liệu, sau khi đƣợc lau bóng, tách hạt khác màu sẽ đƣợc phối trộn và đóng gói theo yêu cầu của nhà nhập khẩu.
Lúa, gạo sau khi đã đƣợc xử lí hoàn tất sẽ đƣợc DN cung cấp trực tiếp đến hệ thống bán lẻ của công ty, những ngƣời mua hàng công nghiệp nhƣ các tổ chức nấu ăn, khách sạn, nhà hàng, chuỗi thực phẩm… hoặc thông qua trung tâm phân phối để bán cho những ngƣời bán hàng nhỏ lẻ, những nhà bán lẻ không thuộc hệ thống của DN. Từ đó, những cửa hàng bán lẻ theo hệ thống, những khách hàng công nghiệp hoặc các nhà phân phối nhỏ lẻ có thể bán lại cho những nhà nhập khẩu hoặc những khách hàng cuối cùng là ngƣời tiêu thụ.
a. Khâu trồng trọt và thu hoạch lúa
Ngƣời sản xuất gạo là nhân tố có ảnh hƣởng quan trọng đến chất lƣợng và khối lƣợng sản phẩm của SC. Qua khảo sát thực trạng tại tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Sơn La thì chủ yếu là các hộ nông dân với qui mô diện tích canh tác nhỏ lẻ. Bên cạnh đó là một tỷ lệ nhỏ là các tổ nhóm, hợp tác xã sản xuất đƣợc liên kết sản xuất giữa các hộ nông dân trong cùng địa phƣơng với nhau.
mùa đông lạnh, phân hóa rõ rệt theo địa hình đƣợc thể hiện thông qua sự phân hóa