Luật liên quan đến franchise ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhượng quyền thương mại (franchise) - kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam (Trang 56 - 61)

cập đến franchise, các doanh nghiệp kinh doanh dƣới hình thức này phải vận dụng các quy định trong pháp luật về dân sự, kinh tế, sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ... Do đó, mặc dù franchise đƣợc xem manh nha xuất hiện tại Việt Nam vào giữa thập niên 90, khi mà đồng loạt xuất hiện hệ thống các quán cà phê Trung Nguyên trên khắp mọi miền đất nƣớc nhƣng sự phát triển của nó còn rất hạn chế. Hơn nữa, cách làm của Trung Nguyên lúc đó không hoàn toàn là franchise, mới chỉ phần nào thể hiện đƣợc những đặc trƣng cơ bản của phƣơng thức franchise.

Trong thời gian đó, khái niệm franchise gần nhƣ xa lạ, đa số công chúng chƣa có đƣợc sự nhận thức đúng đắn về franchise, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng franchise trong nhiều trƣờng hợp cũng không đƣợc tôn trọng....

Năm 1998, lần đầu tiên thông tƣ 1254/BKHCN/1998 hƣớng dẫn Nghị định 45/CP/1998 về chuyển giao công nghệ, tại mục 4.1.1, có nhắc đến cụm

từ “hợp đồng cấp phép đặc quyền kinh doanh – tiếng Anh gọi là franchise...”.

Tháng 02/2005, Chính phủ ban hành Nghị định 11/2005/NĐ-CP về chuyển giao công nghệ, trong đó có nhắc đến việc cấp phép đặc quyền kinh doanh đƣợc xem là chuyển giao công nghệ, do đó franchise chịu sự điều chỉnh của Nghị định này. Tiếp đến, tại Điều 755 của Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định rằng hành vi cấp phép đặc quyền kinh doanh là một trong các đối tƣợng chuyển giao công nghệ.

Có thể thấy, trƣớc khi chính thức đƣợc luật hóa trong Luật thƣơng mại, những hợp đồng bản chất là franchise ở Việt Nam chủ yếu chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật liên quan tới chuyển giao công nghệ. Với quy định tại Điều 4.1.1 của Thông tƣ 1254, hợp đồng franchise đƣơng nhiên đƣợc coi là một loại của hợp đồng chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, franchise với

những đặc điểm riêng có của mình, không thể xếp chung với các hợp đồng chuyển giao công nghệ khác và việc phân loại mà không hề có một định nghĩa nào nhằm xác định nội hàm của khái niệm đã thể hiện sự thiếu chính tắc trong kỹ thuật lập pháp. Hậu quả là, franchise thời kỳ đó ở trong tình trạng bị lẫn lộn với các loại hợp đồng chuyển giao công nghệ khác, từ đó ít đƣợc giới kinh doanh biết đến nhƣ một loại hình kinh doanh độc lập và vì vậy, ít có cơ hội phát triển ở cấp độ cao tại Việt Nam.

Hơn nữa, liên quan tới chuyển giao công nghệ, phạm vi điều chỉnh của pháp luật Việt Nam chỉ dừng chủ yếu ở “các kiến thức tổng hợp của công nghệ, cung cấp máy móc, thiết bị, dịch vụ, đào tạo... kèm theo các kiến thức công nghệ”, tức là chủ yếu tập trung vào công nghệ/dây chuyền sản xuất ra sản phẩm. Trong khi đó, hoạt động franchise yêu cầu ở mức độ cao hơn: không chỉ bao gồm các quy trình sản xuất, mà còn cả các quy trình sau sản xuất nhằm đƣa sản phẩm/dịch vụ tới tay ngƣời tiêu dùng, quy trình quản lý nhƣ cơ cấu tổ chức, chính sách kinh doanh, kiểm toán, nhân sự, thậm chí cả tiêu chuẩn cho việc thiết kế, trang trí cửa hàng, nhà xƣởng.

Một vấn đề nữa là, theo Điều 7 Luật Chuyển giao công nghệ 2006 (

hiệu lực từ ngày 01/7/2007) thì cấp phép đặc quyền kinh doanh không thuộc

phạm vi đối tƣợng chuyển giao công nghệ. Song nhƣ đã trình bày ở trên, Bộ luật dân sự 2005 lại quy định cấp phép đặc quyền kinh doanh thuộc nhóm đối tƣợng chuyển giao công nghệ. Đây chính là điểm mâu thuẫn giữa Luật Chuyển giao công nghệ với Bộ Luật Dân sự.

Có thể thấy, việc sử dụng các quy định pháp luật về chuyển giao công nghệ để điều chỉnh franchise nhƣ trƣớc đây đã để lại những lỗ hổng pháp lý lớn - lỗ hổng về sự chồng chéo, quy định ra đời sau mâu thuẫn với quy định ra đời trƣớc. Lỗ hổng đó đã đặt ra yêu cầu đối với những nhà làm luật phải

xây dựng hệ thống pháp lý hoàn chỉnh liên quan đến hoạt động franchise ở Việt Nam cho phù hợp với tình hình mới.

Và đến năm 2006, franchise chính thức đƣợc luật hoá và công nhận. Luật Thƣơng mại 2005 (có hiệu lực từ 01/01/2006) đã dành nguyên Mục 8 Chƣơng VI để quy định về hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại. Đồng thời, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31/3/2006 quy định chi tiết Luật Thƣơng mại về hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại, đến ngày 25/5/2006 thì Bộ Thƣơng mại ban hành Thông tƣ 09/2006/TT-BTM hƣớng dẫn đăng ký hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại. Đây chính là những căn cứ pháp lý cơ bản nhất, tƣơng đối đầy đủ để điều chỉnh và tạo điều kiện cho franchise phát triển tại Việt Nam vì chúng hƣớng dẫn khá chi tiết và đầy đủ với việc xác định các vấn đề cơ bản nhƣ khái niệm nhƣợng quyền thƣơng mại, quyền thƣơng mại, điều kiện nhƣợng quyền thƣơng mại, hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại, đăng ký hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại và các vấn đề tài chính liên quan đến nhƣợng quyền thƣơng mại.

Dù đã có những tiến bộ vƣợt bậc trong lập pháp về franchise song con đƣờng đƣa đến sự hoàn thiện xem chừng vẫn còn bỏ ngỏ. Có thể thấy ngay là theo quy định tại Điều 10 Nghị định 35, nếu việc nhƣợng quyền có liên quan việc chuyển giao quyền sử dụng các đối tƣợng sở hữu công nghiệp thì phần chuyển giao đó có thể đƣợc lập thành một phần riêng trong hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại và chịu sự điều chỉnh của pháp luật về sở hữu công nghiệp. Theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005, thì việc chuyển giao quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp phải thực hiện bằng hình thức hợp đồng sử dụng đối tƣợng sở hữu công nghiệp (khoản 2, Điều 141). Nhƣ vậy quy định nêu trên của Nghị định 35 chƣa phù hợp với Luật sở hữu trí tuệ, đồng thời Luật Thƣơng mại 2005 cũng không có bất kỳ quy định nào để nối kết một cách hợp lý với

Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Luật Chuyển giao công nghệ 2006, do đó đã dẫn đến tình trạng “dẫm chân” lên nhau giữa các văn bản pháp luật có liên quan.

Bên cạnh đó, các văn bản pháp luật về thuế hiện tại vẫn chƣa có quy định chính thức trong việc xác định các khoản chi phí, khoản thu là phí nhƣợng quyền, doanh thu từ nhƣợng quyền để hạch toán, tính thuế cho doanh nghiệp. Ngoài ra, về vấn đề xử lý vi phạm trong hoạt động franchise, Điều 24 Nghị định 35 đã liệt kê các hành vi phạm cụ thể và quy định việc xử lý đƣợc thực hiện bằng biện pháp xử phạt hành chính. Tuy nhiên, hiện nay, Chính phủ vẫn chƣa ban hành nghị định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực franchise.

Có thể thấy, năm 2006 khi Luật thƣơng mại mới có hiệu lực thi hành, giới truyền thông đã tiên đoán và đề cập khá ồn ào về sự bùng nổ của hoạt động franchise, tuy nhiên suốt gần 3 năm từ 2006 đến 2008, thực tế hoạt động franchise không phát triển mạnh nhƣ mong muốn, tồn tại một trạng thái im lìm gần nhƣ là đang chờ thời điểm thích hợp còn ở phía trƣớc để “bung” ra. Nguyên nhân chính là cam kết giữa Việt Nam với WTO về việc mở cửa thị trƣờng thƣơng mại bán lẻ cho các thƣơng nhân nƣớc ngoài kể từ sau 01/01/2009. Bởi vì hoạt động franchise thƣờng gắn liền với hơn 90% các ngành nghề thƣơng mại, dịch vụ.

Mãi đến ngày 17/11/2008, sau gần 3 năm có hiệu lực của Luật thƣơng mại năm 2005, Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thƣơng mại về hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại, Thông tƣ 09/2006/TT-BTM hƣớng dẫn về thủ tục đăng ký hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại, Bộ Tài chính mới ban hành Quyết định số 106/2008/QĐ-BTC quy định mức lệ phí mà thƣơng nhân dự kiến nhƣợng quyền phải nộp khi đăng ký hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại.

Rõ ràng đây là động thái rõ nét nhất của cơ quan quản lý Nhà nƣớc trong việc chuẩn bị cho những diễn biến mới của hoạt động franchise trong những năm tới. Ở mức độ nào đó, có thể nói hành lang pháp lý dành cho hoạt động franchise phần nào đã tƣơng đối đầy đủ, đảm bảo tốt cho việc triển khai chính sách phát triển franchise và thực thi chức năng quản lý Nhà nƣớc đối với phƣơng thức kinh doanh này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhượng quyền thương mại (franchise) - kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)