Nội dung chính sách tiền lƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách tiền lương trong khu vực nhà nước ở Việt Nam (Trang 28 - 36)

1.2.2.1 Xác định và điều chỉnh tiền lương tối thiểu

Tiền lương tối thiểu được xác định phải đảm bảo đời sống tối thiểu cho người lao động, ở trình độ lao động phổ thông và trở thành lưới an toàn chung cho những người làm công ăn lương trong xã hội. Tiền lương tối thiểu còn phải đảm bảo mối quan hệ thực sự giữa mức lương tối thiểu, trung bình và tối đa để chống lại xu hướng gia tăng chênh lệch bất hợp lý giữa các loại lao động, vi phạm nguyên tắc phân phối theo lao động. Tiền lương tối thiểu phải là yếu tố tác động đến mức tiền lương trên thị trường sức lao động, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tính đủ đầu vào và hoạt động có hiệu quả, góp phần điều hòa sự phân bố lao động và đầu tư hợp lý giữa các vùng, ngành; tạo điều kiện mở rộng môi trường đầu tư và hội nhập quốc tế. Tiền lương tối thiểu phải là công cụ điều tiết của Nhà nước trên phạm vi xã hội và trong từng cơ sở kinh tế, thiết lập những ràng buộc kinh tế trong lĩnh vực sử dụng lao động. Cuối cùng, tiền lương tối thiểu phải đáp ứng những biến đổi trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước, tạo điều kiện mở rộng giao lưu lao động giữa các vùng lãnh thổ, thúc đẩy kinh tế đối ngoại, hợp tác lao động quốc tế.

* Các căn cứ xác định:

- Hệ thống nhu cầu tiêu dùng tối thiểu cho người lao động và gia đình họ;

- Mức tiền lương chung đạt được trên thị trường; - Khả năng chi trả của doanh nghiệp;

- Trình độ phát triển, mức sống và khả năng của nền kinh tế cũng như mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ;

- Kinh nghiệm quốc tế.

* Các phương pháp xác định tiền lương tối thiểu:

- Phương pháp 1: Phương pháp xác định tiền lương tối thiểu dựa trên nhu cầu tối thiểu của người lao động.

Hệ thống nhu cầu tiêu dùng của bản thân người lao động được chia thành 2 nhóm: nhu cầu về lương thực-thực phẩm và nhu cầu phi lương thực- thực phẩm. Nhu cầu về lương thực-thực phẩm được xác định dựa trên định lượng Kcal cần thiết cho một người lao động giản đơn duy trì sức lao động. Định lượng kcal này được quy về số lượng lương thực-thực phẩm trong “rổ hàng hoá’ để đảm bảo lượng kcal đó. Xác định nhu cầu về hàng hoá phi lương thực-thực phẩm thường dựa trên tỷ trọng chi tiêu nhóm mặt hàng này trong tổng chi tiêu dùng của hộ gia đình người lao động một cách hợp lý. Bên cạnh đó, việc tính toán nhu cầu tối thiểu còn dựa trên nhu cầu nuôi con, được tính toán trên cơ sở chi phí cho nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu của người con ăn theo (tuỳ theo quy mô hộ gia đình).

Đây là một phương pháp được áp dụng khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới.

- Phương pháp 2: Phương pháp xác định tiền lương tối thiểu dựa trên cơ cở mức tiền công trên thị trường.

Mức tiền công tối thiểu được tính trực tiếp trên cơ sở điều tra giá công lao động xã hội đang trả cho người lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật tại một thời điểm nhất định, trong các vùng đại diện.

- Phương pháp 3: Phương pháp xác định tiền lương tối thiểu dựa trên cơ sở thực tế đang trả trong các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế chính thức.

Theo phương pháp này cần xác định mức tiền công thấp nhất thực tế đang áp dụng trong các doanh nghiệp để xác định mức tiền lương tối thiểu cho lao động không có tay nghề, làm công việc giản đơn nhất tại một thời điểm nhất định.

- Phương pháp 4: Phương pháp xác định tiền lương tối thiểu dựa trên khả năng của nền kinh tế (GDP) và quỹ tiêu dùng cá nhân.

Cách tiếp cận này nhằm đảm bảo cho tiền lương tối thiểu phù hợp với khẳ năng phát triển kinh tế từng thời kỳ, đảm bảo mở rộng tích lũy đầu tư cho tương lai và bảo đảm tương quan hợp lý về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư. Trên cơ sở số liệu thống kê, người ta phân tích mối tương quan giữa tiêu dùng, thu nhập và xác định tiền lương tối thiểu đảm bảo tương quan hợp lý giữa hai yếu tố trên.

1.2.2.2 Ban hành hệ thống thang bảng lương

Thiết lập quan hệ tiền lương (hệ số giữa các mức lương cao nhất, trung bình, thấp nhất của toàn bộ hệ thống tiền lương, của từng khu vực và từng nhóm chức danh) là một nội dung quan trọng của quản lý Nhà nước về tiền lương. Việc thiết lập quan hệ tiền lương hiện nay của Nhà nước nhằm vào các mục tiêu:

- Tạo cơ sở cho việc trả lương hợp lý cho người lao động trong khu vực Nhà nước trực tiếp chi trả lương;

- Đảm bảo mối quan hệ hợp lý giữa các ngạch, bậc lương trong điều kiện cho phép của nền kinh tế và tạo động lực lao động;

- Định hướng các mối quan hệ tiền lương cho khu vực ngoài Nhà nước.

Các biểu hiện cụ thể của thiết lập quan hệ tiền lương thể hiện qua việc Nhà nước ban hành hệ thống thang, bảng lương. Hệ thống này bao gồm:

- Các bảng lương chức vụ lãnh đạo Đảng, Mặt trận và Đoàn thể. - Hệ thống bảng lương của các chức vụ dân cử, bầu cử.

- Hệ thống bảng lương trong khu vực hành chính sự nghiệp. - Hệ thống bảng lương của lực lượng vũ trang.

- Hệ thống thang bảng lương của khu vực sản xuất – kinh doanh. Ngoài hệ thống thang, bảng lương, Nhà nước còn định ra chế độ phụ cấp lương gồm: phụ cấp chức vụ lãnh đạo bổ nhiệm, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thu hút, phụ cấp độc hại, phụ cấp lưu động, phụ cấp làm đêm, phụ cấp làm thêm giờ, phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thâm niên và một số loại phụ cấp khác.

1.2.2.3 Cơ chế quản lý Nhà nước về tiền lương

Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, cơ chế quản lý là phương thức vận động của nền sản xuất xã hội, được tổ chức và quản lý theo những quan hệ vốn có và được Nhà nước quy định phù hợp với yêu cầu của các quy luật kinh tế, với đặc điểm của chế độ xã hội theo từng giai đoạn phát triển của xã hội. Cơ chế quản lý (kinh tế) bao gồm những chính sách và phương pháp quản lý, những hình thức cụ thể của quan hệ sản xuất như hệ thống kế hoạch, hệ thống đòn bẩy kinh tế và những hình thức cụ thể về tổ chức.

Do vậy, cơ chế quản lý tiền lương là những hình thức, phương pháp quy định để điều tiết tiền lương vận động phù hợp với quan hệ thị trường và các quy luật kinh tế như quy luật giá trị (giá cả sức lao động), quy luật cạnh tranh thị trường sức lao động, quan hệ cung-cầu sức lao động … và phù hợp với đặc điểm nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Quản lý Nhà nước về tiền lương là quản lý vĩ mô của Nhà nước trong lĩnh vực tiền lương-tiền công, được thực hiện bởi bộ máy Nhà nước với đặc trưng là “quản lý công”. Quản lý Nhà nước về tiền lương biểu hiện trước hết trong sử dụng các công cụ, chính sách tiền lương để tác động có ý thức vào hành vi, nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động và xã hội nhằm đảm bảo các mục tiêu của chính sách tiền lương-tiền công trong nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Nói ngắn gọn, Quản lý Nhà nước về tiền lương là sự tác động có định hướng của Nhà nước thông qua các công cụ quản lý (chính sách, chế độ, hệ thống các đòn bẩy, giải pháp…) lên hệ thống tiền lương-tiền công nhằm trật tự hóa nó và phát triển phù hợp với những qui luật phát triển kinh tế - xã hội.

 Đảm bảo xu hướng tiền lương phù hợp với sự phát triển chung của nền kinh tế;

 Điều chỉnh chính sách tiền lương là cơ sở để tạo điều kiện điều chỉnh thị trường lao động phù hợp sự biến động của môi trường kinh tế;

 Chính phủ đảm bảo người lao động và người sử dụng lao động có quyền đàm phán tự nguyện, tập thể; hỗ trợ quá trình đàm phán về tiền lương;

 Chính phủ xác định tiền lương cho cán bộ Nhà nước làm việc trong khu vực hành chính sự nghiệp;

 Chính phủ triển khai một hệ thống lương tối thiểu phù hợp nền kinh tế thị trường;

 chính sách tiền lương đảm bảo bình đẳng trong trả lương đối với các khu vực kinh tế;

 Đảm bảo cho người sử dụng lao động coi tiền lương là một loại chi phí có ảnh hưởng đến khả năng kinh doanh trong các thị trường cạnh tranh khác, lợi ích chính đáng là đảm bảo tiền lương phát triển song song với các cơ hội kinh doanh;

 Đảm bảo cho người lao động rằng tiền lương là nguồn sống chính và là mức bồi hoàn cho năng suất lao động của họ, lợi ích chính đáng là tiền lương phải được trả đủ, đúng thời hạn và đi đôi với năng suất;

Chính phủ đảm bảo rằng khi một chủ sử dụng lao động không có khả năng thanh toán thì khiếu nại về tiền lương chưa thanh toán của người lao động sẽ được coi là chứng từ có giá trị mà người sử dụng lao động phải bồi hoàn cho người lao động từ nguồn tài sản còn lại.

động, bao gồm việc nghiên cứu, xây dựng, ban hành hệ thống các văn bản qui định về chính sách, chế độ tiền lương – tiền công; tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện những chính sách tiền lương – tiền công đã ban hành nhằm đạt được các mục tiêu đã định của Nhà nước.

Nội dung của cơ chế quản lý Nhà nước về tiền lương được thể hiện thông qua nội dung của hệ thống các chính sách, chế độ tiền lương; quy trình ban hành và vận hành của các chính sách, chế độ tiền lương nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức, cơ sở, doanh nghiệp phát triển, tạo động lực lao động cho người lao động.

Các nội dung chủ yếu của cơ chế quản lý Nhà nước về tiền lương ở tầm vĩ mô bao gồm:

- Ban hành thực hiện các quy phạm pháp luật, các hành lang pháp lý về tiền lương, tiền thưởng và về quản lý lao động;

- Công bố những thiết kế mẫu, phương pháp, tiêu chuẩn, thước đo về tiền lương, tiền thưởng để giúp nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp tham khảo vận dụng; tạo ra khung hướng dẫn cụ thể và mức độ linh hoạt cao, tôn trọng quyền tự chủ, tự do lựa chọn của doanh nghiệp;

- Tổ chức và tiến hành giám sát, kiểm tra, thanh tra, phổ biến kinh nghiệm và hiệu quả thực hiện cơ chế trả lương của các doanh nghiệp.

- Thúc đẩy, tăng cường vai trò, chức năng của công đoàn doanh nghiệp trong các vấn đề về tiền lương, tiền thưởng và quan hệ lao động.

- Hướng dẫn việc thực hiện trả lương, trả thưởng và ký kết thảo ước lao động tập thể doanh nghiệp, tiến tới thảo ước lao động tập thể ngành, trong đó có nội dung quan trọng về tiền lương, tiền thưởng;

- Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện luật thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao;

- Theo dõi sự biến động của chỉ số giá sinh hoạt, phục vụ cho việc điều chỉnh tiền lương và đảm bảo tiền lương thực tế;

- Theo dõi và phân tích quan hệ giữa tốc độ tăng tiền lương và tốc độ tăng năng suất lao động, quan hệ tiền lương giữa các doanh nghiệp cùng loại hình sản xuất kinh doanh, giữa các vùng và các ngành nghề, phục vụ cho chức năng điều tiết thị trường lao động, điều chỉnh hoạt động của các chủ thể kinh tế và quan hệ giữa chúng trong sử dụng lao động và phân phối.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách tiền lương trong khu vực nhà nước ở Việt Nam (Trang 28 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)